Thực trạng tổ chức phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 70 - 73)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.4. Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo các chức năng của nhà quản lý

2.4.2. Thực trạng tổ chức phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

Tổ chức là một khâu trong chu trình quản lý, là một chuỗi hoạt động diễn ra trong một giai đoạn của quá trình quản lý nhằm thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Sau khi xây dựng kế hoạch, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được sắp xếp, thì phải có người lãnh đạo điều khiển.

Hoạt động tổ chức trước hết và chủ yếu là xây dựng cơ cấu tổ chức: xác định các bộ phận cần có, thiết lập mối quan hệ ngang và dọc của các bộ phận, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, xây dựng qui chế hoạt động.

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 07 (phụ lục 1) để khảo sát 90 CBQL và giáo viên về thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.12: Thực trạng tổ chức phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

Mức độ thực hiện

STT Nội dung tổ chức Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Thành lập ban chỉ đạo

1 phát triển KNGT bằng 20 22,2 37 41,1 24 26,7 9 10,0

tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số.

Hướng dẫn CB, GV nội dung các văn bản chỉ đạo,

2 tài liệu liên quan đến phát 17 18,9 29 32,2 31 34,4 13 14,4 triển KNGT bằng tiếng

việt cho HS người dân tộc thiểu số.

Điều chỉnh, nội dung, chương trình nhà trường

3 đối với tất cả các môn học 10 11,1 24 26,7 39 43,3 17 18,9 nhằm mục tiêu phát triển

KNGT bằng tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số.

Mức độ thực hiện

STT Nội dung tổ chức Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Tổ chức các chuyên đề về

4 xây dựng và phát triển 13 14,4 30 33,3 31 34,4 16 17,8 KNGT bằng tiếng việt cho

HS người dân tộc thiểu số.

Tổ chức dự giờ, dự hoạt động giáo dục, các chủ đề

5 liên quan đến phát triển 16 17,8 34 37,8 28 31,1 12 13,3 KNGT bằng tiếng việt cho

HS người dân tộc thiểu số.

Lựa chọn, mời giáo viên dạy giỏi về bồi dưỡng phát

6 triển KNGT bằng tiếng 14 15,6 27 30,0 38 42,2 11 12,2 việt cho HS người dân tộc

thiểu số.

Chuẩn bị tài chính, cơ sở

7 vật chất phục vụ phát triển 11 12,2 28 31,1 35 38,9 16 17,8 KNGT bằng tiếng việt cho

HS người dân tộc thiểu số.

Xây dựng cơ chế làm việc phù hợp, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Huy

8 động các nguồn lực để 11 12,2 26 28,9 27 30,0 26 28,9 thực hiện nội dung phát

triển KNGT bằng tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số.

Kết quả bảng 2.12. cho chúng ta thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã đạt được một số mặt như:

- Theo CBQL và GV, nội dung được đánh giá đạt hiệu quả cao nhất là Thành lập ban chỉ đạo phát triển KNGT bằng tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số. với

22,2% tốt, 41,1% khá. Hiệu trưởng nhà trường đã chú trọng thành lập ban chỉ đạo phát triển KNGT cho học sinh người dân tộc thiểu số.

- Kế tiếp là hướng dẫn CB, GV nội dung các văn bản chỉ đạo, tài liệu liên quan đến phát triển KNGT cho học sinh người dân tộc thiểu số có 51,1% ý kiến đánh giá thực hiện tốt và khá. Bởi vì ngay sau khi có công văn chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT liên quan đến phát triển KNGT cho học sinh, Hiệu trưởng nhà trường sẽ phổ biến đến CBQL và giáo viên trong toàn trường.

- Việc tổ chức dự giờ, dự hoạt động giáo dục, các chủ đề liên quan đến phát triển KNGT bằng tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số đã được Hiệu trưởng nhà trường quan tâm, cho nên có 55,6% ý kiến đánh giá thực hiện tốt và khá.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số mặt chưa được như:

- Xây dựng cơ chế làm việc phù hợp, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Huy động các nguồn lực để thực hiện nội dung phát triển KNGT bằng tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số có 30 % ý kiến trung bình và 28,9%

yếu. Trong quá trình phát triển KNGT bằng tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số không chỉ dựa vào một lực lượng mà cần phải có sự kết hợp của nhiều lực lượng khác nhau như Ban tổ chức, giáo viên, nhân viên phục vụ,… mới đưa công tác phát triển KNGT bằng tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số đạt hiệu quả cao nhất. Qua quan sát thực tế và điều tra lại chỉ ra rằng nội dung này chưa được tổ chức thực hiện ở mức hiệu quả thấp nhất.

- Có 56,7% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện trung bình và yếu đối với nội dung “Chuẩn bị tài chính, cơ sở vật chất phục vụ phát triển KNGT bằng tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số”. Nhiều giáo viên phàn nàn rằng, công tác chuẩn bị tài chính, cơ sở vật chất còn sơ sài, nhiều khi không có. Chế độ cho giáo viên còn chưa thỏa đáng, khuyến khích giáo viên tham gia vào công tác phát triển KNGT bằng tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số.

Nhìn chung hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KNGT bằng tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số chưa được hiện quả, nguyên nhân do việc phân cấp phát triển KNGT cũng việc xây dựng nguồn lực cho công tác phát triển KNGT bằng tiếng việt cho HS chưa được quan tâm thực hiện chặt chẽ, sâu sắc hơn. Hầu hết các nhà trường giao cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thực hiện hoặc giao cho các tổ trưởng chuyên môn. Mặt khác, một số nội dung trong kế hoạch phát triển KNGT bằng tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số chưa được triển khai hoặc triển khai không mang lại hiệu quả nhưng chưa được chỉnh sửa, bổ sung kịp thời.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w