Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.3. Thực trạng kỹ năng và thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt
2.3.3. Thực trạng các mức độ phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng việt cho học
Để tìm hiểu thực trạng các mức độ phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7: Thực trạng các mức độ phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số
Các kỹ năng giao tiếp Mức độ thực hiện
STT tiếng việt Tốt Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Mức độ 1 - Kĩ năng thành thục: Ở mức độ này HS sử dụng thành thạo, nhanh và linh hoạt ngôn ngữ tiếng Việt
1 và các phương tiện phi ngôn 11 12,2 33 36,7 34 37,8 12 13,3 ngữ trong những điều kiện,
hoàn cảnh giao tiếp khác nhau để đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
Mức độ 2 - Kĩ năng đã có nhưng chưa thành thục: Ở mức độ này HS sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và các phương
2 tiện phi ngôn ngữ đúng 18 20,0 35 38,9 13 14,4 24 26,7 (nhưng còn chậm) trong điều
kiện, hoàn cảnh giao tiếp ổn định; đôi khi còn có những lời nói, hành vi cử chỉ thừa trong quá trình giao tiếp.
Các kỹ năng giao tiếp Mức độ thực hiện
STT tiếng việt Tốt Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Mức độ 3 - Có biểu hiện của kĩ năng: Ở mức độ này HS đã sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
3 và các phương tiện phi ngôn 22 24,4 35 38,9 14 15,6 19 21,1 ngữ tương đối đúng (nhưng
còn rất chậm) và còn nhiều lời nói, hành vi cử chỉ thừa trong quá trình giao tiếp.
Mức độ 4 - Chưa có kĩ năng:
HS sử dụng chưa đúng ngôn ngữ tiếng Việt và các phương
4 tiện phi ngôn ngữ trong điều 33 36,7 32 35,6 10 11,1 15 16,7 kiện, hoàn cảnh giao tiếp ổn
định, ngay cả khi có sự hướng dẫn, trợ giúp của người khác.
Từ kết quả tổng hợp điều tra bảng 2.11 ta thấy, mức 1 “Kĩ năng thành thục: Ở mức độ này HS sử dụng thành thạo, nhanh và linh hoạt ngôn ngữ tiếng Việt và các phương tiện phi ngôn ngữ trong những điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau để đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra”, có 12.2% cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá tốt;
36.70% đánh giá khá, 37.80% đánh giá trung bình và có 13.30% đánh giá yếu.
Mức độ 2 “Kĩ năng đã có nhưng chưa thành thục: Ở mức độ này HS sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và các phương tiện phi ngôn ngữ đúng (nhưng còn chậm) trong điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp ổn định; đôi khi còn có những lời nói, hành vi cử chỉ thừa trong quá trình giao tiếp”, có 20% cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá tốt, 38.90% đánh giá khá, 14.4% đánh giá trung bình và có đến 26.7% đánh giá yếu.
Mức độ 3 “Mức độ 3 - Có biểu hiện của kĩ năng: Ở mức độ này HS đã sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và các phương tiện phi ngôn ngữ tương đối đúng (nhưng còn rất chậm) và còn nhiều lời nói, hành vi cử chỉ thừa trong quá trình giao tiếp”, có 24.4%
cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá tốt; 38.9% đánh giá khá; 15.6% đánh giá trung bình và có đến 21.1% đánh giá yếu.
Mức độ 4 “Chưa có kĩ năng: HS sử dụng chưa đúng ngôn ngữ tiếng Việt và các phương tiện phi ngôn ngữ trong điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp ổn định, ngay cả khi có sự hướng dẫn, trợ giúp của người khác”. Kết quả điều tra cho thấy, có đến 36.7% cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá tốt; 35.6% đánh giá khá; 11.1% đánh giá trung bình và có 16.7% đánh giá yếu.
2.3.4. Thực trạng phát triển kỹ năng tiếng việc cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Với những thực trạng kỹ năng giao tiếp của các em người dân tộc thiểu số còn chưa được tốt. Để tìm hiểu thực trạng phát triển kỹ năng tiếng việt của các em, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 90 CBQL và giáo viên bằng câu hỏi số 2 (phụ lục 1), chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.8 sau đây:
Bảng 2.8: Thực trạng phát triển kỹ năng tiếng việc cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số
Mức độ thực hiện
STT Các kỹ năng giao tiếp tiếng việt Tốt Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % S
L %
1 Kỹ năng tự khẳng định về bản thân 7 7,8 32 35,6 26 28,9 25 27,8 2 Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói 21 23,3 37 41,1 21 23,3 11 12,2
lời cảm ơn, xin lỗi
3 Kỹ năng từ chối yêu cầu đề nghị của 19 21,1 35 38,9 19 21,1 17 18,9 người khác
4 Kỹ năng xử lý tình huống. 13 14,4 33 36,7 32 35,6 12 13,3
5 Kỹ năng lắng nghe 24 26,7 44 48,9 14 15,6 8 8,9
6 Kỹ năng thương lượng 11 12,2 31 34,4 26 28,9 22 24,4
7 Kỹ năng chia sẻ 12 13,3 37 41,1 28 31,1 13 14,4
8 Kỹ năng thuyết trình trước đám đông 11 12,2 42 46,7 23 25,6 14 15,6
9 Kỹ năng thuyết phục 9 10,0 35 38,9 30 33,3 16 17,8
10 Kỹ năng giải quyết vấn đề 8 8,9 33 36,7 32 35,6 17 18,9
11 Kỹ năng làm việc hợp tác 14 15,6 44 48,9 18 20,0 14 15,6
12 Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm 16 17,8 37 41,1 26 28,9 11 12,2 Việc phát triển kỹ năng giao tiếp của các em học sinh chủ yếu tập trung vào các kỹ năng như: Kỹ năng lắng nghe với 26,7% tốt, 48,9 khá, 15,6 trung bình và 8,9% yếu.
Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi với 23,3% tốt, 41,1 khá, 23,3 trung bình và 12,2% yếu…giáo viên mới chủ yếu phát triển kỹ năng cho các em học sinh
người dân tộc những kỹ năng giao tiếp thông thường như chào hỏi, lắng nghe… để em có thể giao tiếp với mọi người. Đây là những kỹ năng ở bậc thấp, nhiều khi không thể đáp ứng được việc giao tiếp của học sinh, cũng như việc học tập của các em.
Các kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác… giáo viên chưa chú trọng bồi dưỡng cho các em. Nhiều khi gặp tình huống khó khăn là các em nản trí, không muốn vượt qua, hoặc khi phân nhóm làm việc với các bạn khác trong lớp, các em thường ngồi im không nói năng gì…
Để tìm hiểu tại sao việc phát triển kỹ năng tiếng việc cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện biên lại đạt kết quả chưa tốt như trên. Chúng tôi tiến hành khảo sát câu hỏi số 03 (phụ lục 1) và câu hỏi số 02 (phụ lục 2) về mức độ thực hiện việc phát triển kỹ năng tiếng việt của giáo viên và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.9: Mức độ thực hiện phát triển kỹ năng tiếng việc cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số của giáo viên
CBQL và giáo viên Học sinh
TT Các kỹ năng giao tiếp Thường Không Chưa tiến Thường Không Chưa
tiếng việt xuyên thường xuyên hành xuyên thường xuyên tiến hành
SL % SL % S
L % SL % SL % SL %
1 Kỹ năng tự khẳng định về bản thân 22 24,4 49 54,4 19 21,1 59 23,6 136 54,4 55 22,0
2 Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói 35 38,9 48 53,3 7 7,8 110 44,0 115 46,0 25 10,0
lời cảm ơn, xin lỗi
3 Kỹ năng từ chối yêu cầu đề nghị của 28 31,1 49 54,4 13 14,4 71 28,4 137 54,8 42 16,8
người khác
4 Kỹ năng xử lý tình huống. 25 27,8 51 56,7 14 15,6 65 26,0 140 56,0 45 18,0
5 Kỹ năng lắng nghe 27 30,0 52 57,8 11 12,2 65 26,0 147 58,8 38 15,2
6 Kỹ năng thương lượng 19 21,1 48 53,3 23 25,6 46 18,4 137 54,8 67 26,8
7 Kỹ năng chia sẻ 21 23,3 51 56,7 18 20,0 51 20,4 145 58,0 54 21,6
8 Kỹ năng thuyết trình trước đám đông 15 16,7 60 66,7 15 16,7 36 14,4 166 66,4 48 19,2
9 Kỹ năng thuyết phục 19 21,1 57 63,3 14 15,6 43 17,2 162 64,8 45 18,0
10 Kỹ năng giải quyết vấn đề 17 18,9 57 63,3 16 17,8 45 18,0 156 62,4 49 19,6
11 Kỹ năng làm việc hợp tác 20 22,2 58 64,4 12 13,3 47 18,8 166 66,4 37 14,8
12 Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm 18 20,0 59 65,6 13 14,4 43 17,2 168 67,2 39 15,6
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng các kỹ năng được đánh giá ở mức độ tốt và khá cao là do giáo viên chú trọng đến việc bồi dưỡng cho học sinh. Những nội dung mà giáo viên hay tiến hành bồi dưỡng nhất là:
- Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi có 38,9% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ bồi dưỡng thường xuyên, 53,3% không thường xuyên và 7,8% chưa tiến hành. Trong khi cùng nội dung này thì học sinh đánh giá là 44%
thường xuyên, 46% không thường xuyên và 10% chưa tiến hành.
- Kế tiếp là kỹ năng lắng nghe có 30% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ bồi dưỡng thường xuyên, 57,8% không thường xuyên và 12,2% chưa tiến hành.
Trong khi cùng nội dung này thì học sinh đánh giá là 26% thường xuyên, 147%
không thường xuyên và 15,2% chưa tiến hành.
Chúng ta thấy rằng nhìn chung mức độ đánh giá thường xuyên được phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việc của học sinh là thấp hơn so với CBQL và giáo viên. Các em cho rằng, giáo viên rất ít khi phát triển kỹ năng giao tiếp cho các em. Giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền tải kiến thức trong sách vở, chưa lồng ghép với nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp. Điều này làm cho các em còn thiếu nhiều kỹ năng giao tiếp tiếng việt như: Kỹ năng thuyết trình trước đám đông, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm… Dẫn đến tình trạng nhiều khi thuyết trình bài tập nhóm các em không biết nói gì, nói ra sao. Hoặc kỹ năng biểu lộ tình cảm còn chưa tốt, dẫn đến nhiều sự hiểu lầm của giáo viên, cũng như các bạn trong lớp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.