Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 46 - 50)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Năng lực giáo viên là nhân tố có tính quyết định đến kết quả phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho HS tiểu học người dân tộc thiểu số. Việc tổ chức đào tạo cho giáo viên trong trường sư phạm có khuôn khổ nhất định. Thực tế thì muôn mầu, muôn vẻ và nhiều khi không xẩy ra như trên sách vở. Nó cũng luôn biến động phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của xã hội, lịch sử. Vì vậy, việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm và kỹ năng giao tiếp cho giáo viên là việc làm cần thiết, nhất thiết không được bỏ qua hoặc lơ là, buông lỏng. Các cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho

giáo viên nói chung và năng lực phát triển kỹ năng giao tiếp nói riêng cho giáo viên;

đồng thời tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong tập thể sư phạm về vai trò, tác dụng của phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, để từ đó tạo sự đồng thuận về quan điểm, thống nhất về tổ chức thực hiện và phát huy sức mạnh tập thể trong hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh.

Yêu cầu của giáo viên khi rèn luyện kỹ năng cho học sinh tiểu học người DTTS là cung cấp cho học sinh kiến thức tương đối toàn diện về tiếng Việt, văn hoá xã hội và văn học Việt Nam. Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Việt ở mức độ thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội. Học sinh tiểu học người DTTS có đầy đủ kỹ năng về ngôn ngữ và văn hóa trong môi trường nói tiếng Việt.

Hơn thế nữa, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng việt, bước đầu hình thành tư duy và năng lực về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá - văn minh của Việt Nam. Muốn làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập và tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng việt, khả năng dạy học, khả năng truyền đạt cho học sinh người dân tộc thiểu số.

Học sinh

Học sinh là đối tượng của giáo dục và chịu sự tác động từ hoạt động giáo dục.

Nếu HS tích cực, chủ động thì hoạt động giáo dục sẽ phát huy cao độ việc truyền đạt của giáo viên và việc tiếp thu của đối tượng giáo dục. Nếu sự tham gia của HS thụ động, chậm chạp thì hoạt động giáo dục xẩy ra một chiều từ giáo viên tác động đến HS, làm cho hiệu quả giáo dục thấp. Như đã phân tích, tính chủ động, tích cực của HS giữ một vai trò quan trọng trong giáo dục nói chung, cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt nói riêng. Vì vậy, trong hoạt động phát triển kỹ năng giao tiếp, cần phải phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, đặc biệt là những học sinh có khả năng nổi trội về kỹ năng giao tiếp, coi đó là nhân tố điển hình để nhân rộng trong toàn trường.

Nhận thức và năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường tiểu học

Nhận thức của lãnh đạo nhà trường tiểu học về vai trò của phát triển KNGT bằng tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số là yếu tố thúc đẩy hoạt phát triển KNGT bằng tiếng việt cho HS đạt hiệu quả cao. Để có điều kiện tổ chức tốt các hoạt động phát triển KNGT bằng tiếng việt cho HS thì cần phải có sự quan tâm và vào cuộc của CBQL các nhà trường, để tạo mọi điều kiện về mặt thời gian tránh chồng chéo với các hoạt động khác, tạo mọi điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức các hoạt động. Nếu có sự quan tâm tạo điều kiện tốt của nhà trường thì các hoạt động phát

triển KNGT bằng tiếng việt sẽ được tổ chức thường xuyên hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn và khi có nhiều các hoạt động tập thể thì học sinh có cơ hội tiếp xúc với nhiều người sẽ giúp các em phát triển tốt hơn các KNGT bằng tiếng việt của bản thân.

Năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường tiểu học bao gồm năng lực khảo sát nhu cầu, xác định nội dung, huy động nguồn lực để tổ chức và năng lực đánh giá kết quả phát triển KNGT bằng tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số. Nếu người cán bộ quản lý có các năng lực nêu trên thì chắc chắn hoạt động phát triển KNGT bằng tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số sẽ hiệu quả và thiết thực.

Kết luận chương 1

Giao tiếp và KNGT tiếng việt có vai trò quan đối với học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số. Qua giao tiếp tiếng việt, học sinh nhận thức được về người khác: từ dáng vẻ bề ngoài đến nội dung tâm lý bên trong như nhu cầu, động cơ, năng lực, quan điểm, phẩm chất tâm lý,… đồng thời thông qua đối tượng giao tiếp học sinh hiểu rõ về bản thân. Từ đó, tự điều chỉnh và hoàn thiện mình theo những chuẩn mực xã hội, theo tấm gương tốt, đặc biệt là nâng cao được chất lượng học tập.

Những kĩ năng giao tiếp tiếng Việt cơ bản cần phát triển cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số bao gồm Kỹ năng tự khẳng định về bản thân; Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi; Kỹ năng từ chối yêu cầu đề nghị của người khác; Kỹ năng xử lý tình huống; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng thương lượng; Kỹ năng chia sẻ; Kỹ năng thuyết trình trước đám đông; Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng làm việc hợp tác; Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm.

Con đường phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số bao gồm Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung phát triển KNGT tiếng việt trong chương trình dạy học, giáo dục HS với các môn học có ưu thế; Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tích hợp nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt; Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể thông qua đó phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số; Tổ chức các hoạt động xã hội, huy động nhiều nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số.

Để phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng việt cho học sinh tiểu học, đòi hỏi hiệu trưởng các trường tiểu học cần thực hiện các nội dung như: Lập kế hoạch hoạt động phát triển KNGT tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số; Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KNGT tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số; Chỉ đạo phát triển KNGT tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số; Đánh giá và kiểm tra kết quả hoạt động phát triển KNGT tiếng việt cho HS người dân tộc thiểu số.

Chương 2

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w