Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.3. Thực trạng kỹ năng và thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt
2.3.5. Thực trạng sử dụng các con đường để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số
Khi nghiên cứu về thực trạng sử dụng các con đường để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tôi đã sử dụng câu hỏi số 04 (phụ lục 1) để tiến hành điều tra 90 giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên kết quả thu được ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.10: Thực trạng sử dụng các con đường để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số
Mức độ sử dụng
Thường Không Chưa tiến
TT Nội dung thường
xuyên hành
xuyên
SL % SL % SL %
1 Thông qua tổ chức dạy học trên lớp 18 20,0 63 70,0 9 10,0 Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
2 giờ lên lớp tích hợp nội dung phát 15 16,7 56 62,2 19 21,1 triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt
Thông qua tổ chức các hoạt động
3 sinh hoạt tập thể để phát triển kỹ 24 26,7 61 67,8 5 5,6 năng giao tiếp cho học sinh tiểu
học người dân tộc thiểu số
Thông qua tổ chức các hoạt động xã hội, huy động nhiều nguồn lực
4 phục vụ cho mục tiêu phát triển 12 13,3 45 50,0 33 36,7 KNGT tiếng việt cho học sinh
người dân tộc thiểu số Kết quả điều tra cho thấy:
Có 20% GV thường xuyên áp dụng “Tổ chức dạy học trên lớp” theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung phát triển KNGT tiếng việt trong chương trình dạy học, giáo dục HS với các môn học có ưu thế, 70% GV không thường xuyên áp dụng và 10% GV lựa chọn chưa tiến hành.
Nôi dung “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tích hợp nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt” có 16.7% GV lưa chọn thường xuyên áp dụng; 62.2%
GV lựa chọn không thường xuyên áp dụng và 21.1% GV lựa chọn chưa tiến hành.
Nội dung còn lại là “Thông qua tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể để phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số” với 26,7%
sử dụng thường xuyên, 67,8% không thường xuyên và 5,6% chưa áp dụng. Đây là con đường phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số mà giáo viên áp dụng nhiều nhất. Bởi vì con đường này không tốn kém nhiều chi phí, giáo viên có thể tự tổ chức được mà không cần có sự giúp đỡ của nhà trường.
Nội dung “Thông qua tổ chức các hoạt động xã hội, huy động nhiều nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu
số” số GV áp dụng thường xuyên chỉ 13,3% chọn áp dụng thường xuyên còn lại trên 86,7% GV lựa chọn không thường xuyên áp dụng và chưa tiến hành. Nguyên nhân phương pháp này giáo viên rất khó tiến hành một mình, mà nó đòi hỏi sự phối kết hợp toàn trường. Dẫn đến mức độ áp dụng của con đường này còn rất ít. Tuy nhiên trong tương lai, nhà trường tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cần chú trọng việc phát triển con đường này, khi mà kinh phí nhà trường còn hạn hẹp, việc giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài nhà trường là cần thiết. Hơn nữa việc giáo dục học sinh phải kết hợp giữa nhà trường, gia đình và cả xã hội. Cho nên đòi hỏi sự tham gia của cả 3 lực lượng trên trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.
Để tìm hiểu thêm về thực trạng sử dụng các con đường để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số chúng tôi tiến hành phỏng vấn ông T.V.K hiệu trưởng trường PTDTBT TH Na Cô Sa, ông cho biết “Hiện nay để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh tiểu học người DTTS nhà trường mới chủ yếu áp dụng thông qua con đường tổ chức dạy học trên lớp. Nguyên nhân là do nguồn kinh phí hạn hẹp nhà trường không thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em, dẫn đến hiệu quả công tác phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh chưa được cao”.
Tôi tiếp tục phỏng vấn thầy N.V.T giáo viên trường PTDTBT TH Nậm Nhừ, thầy cho rằng “hiện nay để đáp ứng yêu cầu phát triển KNGT tiếng việt cho học sinh tiểu học người DTTS theo chỉ đạo của nhà trường, của phòng giáo dục, giáo viên đã tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, tăng làm việc nhóm, tăng sự tương tác của học sinh trong giờ học. Giáo viên cũng đẩy mạnh tạo môi trường giao tiếp cho các em thông qua hoạt động tập thể. Điều này đã phần nào cải thiện được kỹ năng giao tiếp của các em học sinh người DTTS”
Em P.T.M học sinh trường PTSTBT TH Nậm Nhừ nói “Em rất thích các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Thông qua hoạt động này em có môi trường giao tiếp tiếng việt rất tốt, em được quen thêm rất nhiều bạn, được giao tiếp, được vui chơi…điều này đã làm giảm sự e thẹn rụt rè của em rất nhiều”.
Nhìn chung các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã tăng cường hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp để nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng việt cho học sinh người DTTS. Tuy nhiên do điều kiện tài chính của các trường còn khó khăn, nên các trường mới chỉ nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua con đường tổ chức dạy học trên lớp.