Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC ĐƯỜNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
1.3. Giáo dục kĩ năng học đường
1.3.1. Nội dung giáo dục kĩ năng học đường
1.3.1.1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục KNHĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi
Để xác định các KNHĐ cần chuẩn bị cho trẻ 5 - 6 tuổi vào lớp 1 theo chương trình đổi mới hiện nay, luận văn căn cứ vào các cơ sở cụ thể sau: Căn cứ vào mục tiêu chung của giáo dục mầm non mới hiện hành; Căn cứ vào mục tiêu chương trình giáo dục mẫu giáo; Căn cứ vào mục tiêu giáo dục phát triển đối với trẻ 5 - 6 tuổi;
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm và KN xã hội đối với trẻ 5 - 6 tuổi; Căn cứ bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; Căn cứ vào những yêu cầu của bậc tiểu học,thông tƣ 22/2016/TT-BGDĐT.
a. Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
b. Căn cứ vào mục tiêu của chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học.
c. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục phát triển đối với trẻ 5 - 6 tuổi nói chung: Trẻ cần có thói quen, hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh phòng bệnh; biết tránh những vật dụng gây nguy hiểm, nơi không an toàn; thực hiện đƣợc một số công việc đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày; phát triển những kĩ năng tƣ duy nhƣ: quan sát, so sánh, phân loại, tưởng tượng, ghi nhớ có chủ định; biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng sinh hoạt; mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp, biết diễn đạt rõ ý của mình cho người khác hiểu; Biết tổ chức những hoạt động mà trẻ ưa thích; có một số nề nếp thói quen để thích nghi với hoạt động học tập khi bước vào lớp 1.
d. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm và KN xã hội đối với trẻ 5 - 6 tuổi
+ Hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động
+ Có hành vi ứng xử đúng với bản thân và những người xung quanh + Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi.
+ Vui vẻ nhận và thực hiện công việc đƣợc giao đến cùng.
+ Thực hiện một số qui định trong gia đình, trường lớp, nơi công cộng.
+ Giữ gìn và bảo vệ môi trường; bỏ rác đúng nơi quy định; chăm sóc vật nuôi, cây cảnh; giữ gìn đồ dùng đồ chơi; có ý thức tiết kiệm. ( trích trang 6, Hướng dẫn thực hiện ctgdmn 5 - 6 tuổi)
e. Căn cứ vào Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của nước ta
Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đƣợc ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT - BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định này đƣa ra Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số (Phụ lục 8). Trong đó có các chuẩn liên quan đến KNHĐ đó là:
- Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội 1. Chuẩn 7. Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân
a) Chỉ số 27. Nói đƣợc một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình;
b) Chỉ số 28. Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân;
c) Chỉ số 29. Nói đƣợc khả năng và sở thích riêng của bản thân;
d) Chỉ số 30. Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.
2. Chuẩn 8. Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân a) Chỉ số 31. Cố gắng thực hiện công việc đến cùng;
b) Chỉ số 32. Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc;
c) Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày;
d) Chỉ số 34. Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
3. Chuẩn 9. Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc
a) Chỉ số 35. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác;
b) Chỉ số 36. Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt;
c) Chỉ số 37. Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè;
d) Chỉ số 38. Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp;
đ) Chỉ số 39. Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc;
e) Chỉ số 40. Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh;
g) Chỉ số 41. Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi đƣợc an ủi, giải thích.
4. Chuẩn 10. Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn a) Chỉ số 42. Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi;
b) Chỉ số 43. Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi;
c) Chỉ số 44. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi;
d) Chỉ số 45. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn;
e) Chỉ số 46. Có nhóm bạn chơi thường xuyên;
g) Chỉ số 47. Biết chờ đến lƣợt khi tham gia vào các hoạt động.
5. Chuẩn 11. Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh a) Chỉ số 48. Lắng nghe ý kiến của người khác;
b) Chỉ số 49. Trao đổi ý kiến của mình với các bạn;
c) Chỉ số 50. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè;
d) Chỉ số 51. Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn;
đ) Chỉ số 52. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.
6. Chuẩn 12. Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội
a) Chỉ số 53. Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác;
b) Chỉ số 54. Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xƣng hô lễ phép với người lớn;
c) Chỉ số 55. Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết;
d) Chỉ số 56. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường;
đ) Chỉ số 57. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
7. Chuẩn 13. Trẻ thể hiện sự tôn trọng người khác
a) Chỉ số 58. Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân;
b) Chỉ số 59. Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình;
c) Chỉ số 60. Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.
- Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp 1. Chuẩn 14. Trẻ nghe hiểu lời nói
a) Chỉ số 61. Nhận ra đƣợc sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi;
b) Chỉ số 62. Nghe hiểu và thực hiện đƣợc các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động;
c) Chỉ số 63. Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tƣợng đơn giản, gần gũi;
d) Chỉ số 64. Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
2. Chuẩn 15. Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp a) Chỉ số 65. Nói rõ ràng;
b) Chỉ số 66. Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày;
c) Chỉ số 67. Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp;
d) Chỉ số 68. Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân;
đ) Chỉ số 69. Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động;
e) Chỉ số 70. Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được;
g) Chỉ số 71. Kể lại đƣợc nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định;
h) Chỉ số 72. Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.
3. Chuẩn 16. Trẻ thực hiện một số quy tắc thông thường trong giao tiếp a) Chỉ số 73. Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp;
b) Chỉ số 74. Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp;
c) Chỉ số 75. Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện;
d) Chỉ số 76. Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói;
đ) Chỉ số 77. Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống;
e) Chỉ số 78. Không nói tục, chửi bậy.
4. Chuẩn 17. Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc
a) Chỉ số 79. Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh;
b) Chỉ số 80. Thể hiện sự thích thú với sách;
c) Chỉ số 81. Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.
5. Chuẩn 18. Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc
a) Chỉ số 82. Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tƣợng trong cuộc sống;
b) Chỉ số 83. Có một số hành vi như người đọc sách;
c) Chỉ số 84. “Đọc” theo truyện tranh đã biết;
d) Chỉ số 85. Biết kể chuyện theo tranh.
6. Chuẩn 19. Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết a) Chỉ số 86. Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói;
b) Chỉ số 87. Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân;
c) Chỉ số 88. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái;
d) Chỉ số 89. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình;
đ) Chỉ số 90. Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới;
e) Chỉ số 91. Nhận dạng đƣợc chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
f. Căn cứ vào những yêu cầu của bậc tiểu học, nội quy trường tiểu học
Theo Thông tư Điều lệ trường tiểu học có nêu về nhiệm vụ của học sinh và các điều học sinh không đƣợc làm nhƣ sau:
- Điều 41. Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường; chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục.
2. Sống trung thực, kỉ luật. Chấp hành nội quy nhà trường.
3. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
4. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
6. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương
- Điều 43. Các hành vi học sinh không được làm
1. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác.
2. Gian dối trong học tập, kiểm tra.
3. Gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng.
- Các trường tiểu học cũng có một số nội quy chung như sau:
1. Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép. Giữ gìn trật tự, chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến. Học thuộc bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Kiểm tra không nhắc bài cho bạn.
2. Giữ gìn sách giáo khoa, bàn ghế và các tài sản khác của lớp, của trường.
Giữ gìn đồ dùng của mình, của bạn. Không viết, vẽ lên sách vở, bàn ghế, lên tường.
Không trèo cây bẻ cành, hái hoa nơi công cộng.
3. Luôn sạch sẽ, chỉnh tề khi đến lớp, đến trường. Tích cực tập thể dục hàng ngày.
Không uống nước lã. Không nhổ bậy làm bẩn lớp học, sân trường, nơi công cộng.
4. Đoàn kết giúp đỡ bạn. Không nói tục, chửi thề. Không gây gổ đánh nhau.
Biết cảm ơn và xin lỗi.
5. Thật thà trong học tập, trong sinh hoạt, không dối trá.
6. Vứt rác đúng nơi quy đinh, không vứt rác trong ngăn bàn, hành lang, cầu thang, sân trường,... Không ném rác và các đồ vật từ trên gác xuống sân trường, qua cửa sổ.
7. Xếp hàng ngay ngắn khi vào lớp và ra về. Xếp hàng tập trung: nhanh thẳng, đúng vị trí của lớp, im lặng để nghe nhà trường phổ biến.
8. Kính trọng, vâng lời thầy cô giáo, ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi. Chào hỏi, nói năng lễ phép với mọi người.
9. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập, lao động và rèn luyện của thầy cô giáo, của nhà trường và của Đội.
g. Căn cứ vào Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.
Thông tƣ 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tƣ số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo (Phụ lục 9). Sau đây là một số điểm đáng chú ý đổi mới trong thông tƣ 22 về quy định đánh giá học sinh tiểu học.
- Giáo viên dễ dàng đánh giá học sinh:
+ Vấn đề giáo viên "kêu ca" nhiều nhất khi thực hiện Thông tƣ 30 là việc đánh giá học sinh. Có 2 mức để đánh giá học sinh: hoàn thành và chƣa hoàn thành. Cách đánh giá nhƣ thế nặng về định tính, không khơi dậy đƣợc tinh thần phấn đấu và nỗ lực của học sinh.
+ Thông tƣ 22 sẽ khắc phục bằng 3 mức đánh giá: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chƣa hoàn thành. Xét về mặt tâm lý tiếp nhận, 3 mức này nhìn nhận rõ ràng hơn kết quả phấn đấu của học sinh, phụ huynh sẽ nắm bắt rõ hơn mức độ đạt đƣợc của con mình.
+ Việc đánh giá theo 3 mức sẽ đƣợc giáo viên thực hiện vào giữa kì, cuối mỗi học kì, cung cấp những thông tin phản hồi rất hữu ích liên quan đến quá trình học tập của học sinh, những lĩnh vực nào có sự tiến bộ, lĩnh vực học tập nào còn khó
khăn. Đồng thời, giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu, mục tiêu bài học để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.
+ Thông tư 22 cũng quy định thông qua quá trình đánh giá thường xuyên đến giữa và cuối mỗi học kì, lƣợng hóa mỗi năng lực, phẩm chất thành ba mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng (trước đây theo Thông tư 30 chỉ có 2 mức Đạt và Chưa đạt).
+ Việc lƣợng hóa này, cho phép giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định đƣợc mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện. Từ đó giáo viên, nhà trường có những giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các em ngày một tiến bộ hơn.
- Giảm bớt gánh nặng sổ sách
+ Khi ghi nhận những ý kiến của giáo viên về Thông tƣ 30, hầu hết chung "bức xúc" về vấn đề sổ sách quá nhiều, vừa vất vả, vừa ảnh hưởng đến thời gian giảng dạy cho học sinh.
+ Theo quy định trong Thông tƣ 22, sổ theo dõi chất lƣợng giáo dục sẽ đƣợc thay bằng bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, đồng thời không quy định cứng nhắc bất kì loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh.
+ Giáo viên đƣợc trao quyền tự chủ theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội nhằm tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần.
+ Thay đổi căn bản này sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi hơn khi thực hiện đánh giá học sinh, có nhiều thời gian hơn để quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học.
+ Thông tư 22 quy định khen thưởng những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện và những học sinh có thành tích vƣợt trội hay tiến bộ vƣợt bậc về từng nội dung đánh giá.
Quy định như vậy sẽ cụ thể hơn, giúp cho giáo viên và nhà trường thuận lợi hơn trong vấn đề khen thưởng học sinh mà vẫn đảm bảo yêu cầu không gây áp lực cho học sinh, phụ huynh và nhằm hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục.
Phát huy, kế thừa và cụ thể hóa tinh thần nhân văn của Thông tƣ 30, Thông tƣ
22 sẽ mang lại diện mạo mới cho giáo dục tiểu học và đặc biệt sẽ góp phần tăng niềm tin của xã hội vào những chủ trương đổi mới của ngành Giáo dục.
Nhƣ vậy, dựa vào những điểm đổi mới trong thông tƣ 22, chúng tôi sẽ có những biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tập thích ứng với việc đánh giá, khen thưởng như ở trường tiểu học để trẻ không bị bỡ ngỡ.
1.3.1.2. Nội dung giáo dục KNHĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi
Từ những căn cứ ở trên và dựa vào khái niệm KNHĐ, khái niệm giáo dục KNHĐ đã phân tích ở trên, chúng tôi đƣa ra 5 nhóm KNHĐ: KN tự phục vụ; KN sử dụng và giữ gìn đồ dùng học tập, đồ dùng trường lớp; KN chấp hành nội quy, quy định trường lớp; KN tương tác với thầy cô, bạn bè và KN tự bảo vệ bản thân. Với từng nhóm KN, GV cần giáo dục trẻ ở 3 nội dung: Giáo dục nhận thức; giáo dục thái độ; giáo dục kĩ năng. Cụ thể nội dung giáo dục ở từng nhóm nhƣ sau:
a. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ
- Giáo dục nhận thức: GV giúp trẻ hiểu đƣợc tự phục vụ chính là một hình thức lao động cơ bản của mỗi con người nhằm chăm sóc cho bản thân như ăn uống, mặc, đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh cá nhân. GV cần dạy trẻ về lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ; nhận biết khu vực ăn uống, khu vực vệ sinh; nhận đúng ca cốc, khăn mặt của mình; trẻ biết đƣợc thế nào là bẩn sạch; nhận biết đƣợc thời tiết và chọn trang phục thích hợp.
- Giáo dục thái độ: Hình thành cho trẻ thái độ tích cực, trẻ cảm thấy vui thích khi tự mình làm đƣợc những việc phục vụ cho chính bản thân mình.
- Giáo dục kĩ năng: Trẻ có KN ăn uống đúng cách, hợp vệ sinh; có KN vệ sinh cá nhân; có KN tự bảo vệ sức khỏe nhƣ mặc, cởi quần áo đúng cách và phù hợp thời tiết...
b. Giáo dục kĩ năng sử dụng và giữ gìn đồ dùng học tập, đồ dùng trường lớp - Giáo dục nhận thức: GV giúp trẻ biết đƣợc công dụng, lợi ích của các đồ dùng học tập, đồ dùng trong trường học, giúp trẻ hiểu được vì sao cần giữ gìn đồ dùng. Trẻ biết cách sử dụng một số đồ dùng cơ bản cần thiết.
- Giáo dục thái độ: Trẻ hứng thú khi đƣợc sử dụng các đồ dùng học tập, yêu quý và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập của bản thân và nhà trường.