Thực trạng giáo dục kĩ năng học đường cho trẻ 5 - 6 tuổi

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục kĩ năng học đường cho trẻ 5 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 50 - 53)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC ĐƯỜNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng học đường cho trẻ 5 - 6 tuổi

2.2.2.1. Nhận thức của GV và PH về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chuẩn

bị KNHĐ cho trẻ 5-6 tuổi trước khi vào lớp 1.

Bảng 2.7 Nhận thức của GV và PH về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chuẩn bị KNHĐ

Mức độ

GV(40) PH(35) Chung

SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

% SL Tỷ lệ

%

Rất quan trọng 35 87.5 15 42.85 50 66.7

Quan trọng 5 12.5 17 48.57 22 29.33

Ít quan trọng 0 0.00 3 8.58 3 3.97

Không quan trọng 0 0.00 0 0.00 0 0.00

Nhìn vào bảng 2.7 chúng ta thấy: Tất cả các GV đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục KNHĐ cho trẻ 5-6 tuổi trước khi vào lớp 1. Về phía PH đại đa số cũng đã ý thức đƣợc vai trò quan trọng trong việc giáo dục KNHĐ cho con em mình. Song bên cạnh đó chỉ có một bộ phận rất nhỏ PH là chƣa nhận thức đƣợc điều này. Lí do họ đƣa ra là họ cho rằng cứ vào lớp 1, con lớn hơn là tự khắc con sẽ theo đƣợc hết. Trẻ mầm non cứ chơi thoải mái rồi khi vào lớp 1 tự khắc sẽ vào khuôn khổ. Nhƣ vậy, họ chƣa có cái nhìn đúng đắn về vai trò của giáo dục mầm non.

2.2.2.2 Thực trạng GV đang sử dụng các biện pháp giáo dục KNHĐ cho trẻ 5-6 tuổi và hiệu quả của các biện pháp đã sử dụng.

Dưới đây là các bảng kết quả thực trạng GV sử dụng các phương pháp giáo dục KNHĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi đƣợc đánh giá theo các mức độ: Tốt, Khá, Trung Bình, Yếu. Kết quả đƣợc tính theo phần trăm của 40 GVMN đang dạy trẻ 5 - 6 tuổi.

Bảng 2.8. Thực trạng GV đang sử dụng các phương pháp giáo dục KNHĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi

STT CÁC PHƯƠNG PHÁP

MỨC ĐỘ SỬ DỤNG (%) Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không bao giờ

1 Khuyến khích, khen thưởng 100 0 0 0

2 Làm mẫu KN 62.5 37.5 0 0

3 Dùng lời 100 0 0 0

4 Sử dụng trò chơi 100 0 0 0

5 Tạo tình huống có vấn đề 22.5 37.5 27.5 12.5

6 Hình ảnh hóa thông tin 87.5 12.5 0 0

7 Thực hành, luyện tập 75 25 0 0

8 Phối hợp với phụ huynh 45 37.5 20 0

9 Sử dụng âm nhạc, thơ ca 100 0 0 0

10 Lập kế hoạch giáo dục cá nhân 0 0 0 0

11 Xây dựng môi trường học tập tích cực 25 30 45 0

12 Nêu gương-đánh giá 37.5 50 12.5 0

13 Xây dựng lịch hoạt động 0 0 0 0

Dựa vào bảng 2.8 chúng ta thấy Gv thường xuyên sử dụng các phương pháp:

khuyến khích, khen thưởng, dùng lời, trò chơi, âm nhạc, thơ ca. Tuy nhiên, qua trao đổi với giáo viên, tôi nhận thấy đa phần giáo viên chỉ sử dụng phương pháp khuyến khích, khen ngợi trẻ bằng lời nói chứ chưa khen thưởng bằng nhiều hình thức khác.

Với phương pháp lập kế hoạch giáo dục cá nhân và phương pháp xây dựng lịch hoạt động là không GV nào sử dụng. Đối với các phương pháp còn lại thì hầu hết GV đều đã áp dụng nhƣng với mức độ sử dụng không đồng đều.

Bảng 2.9. Thực trạng GV đánh giá hiệu quả các phương pháp giáo dục KNHĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi

STT CÁC PHƯƠNG PHÁP

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG Tốt

(%)

Khá (%)

TB (%)

Yếu (%)

1 Khuyến khích, khen thưởng 22.5 32.5 45 0

2 Làm mẫu KN 22.5 47.5 30 0

3 Dùng lời 37.5 42.5 20 0

4 Sử dụng trò chơi 50 25 25 0

5 Tạo tình huống có vấn đề 12.5 22.5 42.5 22.5

6 Hình ảnh hóa thông tin 12.5 27.5 50 10

7 Thực hành, luyện tập 15 37.5 42.5 5

8 Phối hợp với phụ huynh 17.5 37.5 32.5 12.5

9 Sử dụng âm nhạc, thơ ca 57.5 42.5 0 0

10 Lập kế hoạch giáo dục cá nhân 0 0 0 0

11 Xây dựng môi trường học tập tích cực 22.5 17.5 35 25

12 Nêu gương-đánh giá 37.5 25 37.5 0

13 Xây dựng lịch hoạt động 0 0 0 0

Dựa vào kết quả của bảng 2.9 ta nhận thấy:

- Ở các phương pháp: khuyến khích, khen thưởng; Làm mẫu KN; tạo tình huống có vấn đề; hình ảnh hóa thông tin; phối hợp với phụ huynh; thực hành, luyện tập; xây dựng môi trường học tập tích cực thì GV sử dụng các biện pháp này ở mức độ Tốt chiếm tỉ lệ từ 12 đến 23%. Nghĩa là số GV sử dụng tốt các phương pháp này để giáo dục KNHĐ cho trẻ ở mức tương đối thấp.

- Đa phần GV sử dụng rất tốt các phương pháp dùng lời; trò chơi và sử dụng âm nhạc, thơ ca trong giáo dục. Điều này cho thấy GV đa phần sử dụng trò chơi và âm nhạc, thơ ca và dùng lời giảng giải là chủ yếu trong việc giáo dục KNHĐ cho trẻ.

- Với phương pháp lập kế hoạch giáo dục cá nhân và xây dựng lịch hoạt động thì không có GV nào sử dụng.

Qua trao đổi kĩ hơn với giáo viên ,tôi nhận thấy GV thường áp dụng các phương pháp dùng lời, trò chơi, âm nhạc thơ ca vì dễ thực hiện và thường có sẵn

trong chương trình trong các tài liệu, GV chỉ việc vận dụng ít phải suy nghĩ. Với các phương pháp còn lại, GV cho rằng nó có tác dụng rất tốt với việc giáo dục KNHĐ cho trẻ nếu được thực hiện thường xuyên nhưng họ ít thực hiện vì 2 lí do chính: một là nó đòi hỏi giáo viên tốn nhiều công sức hơn trong việc chuẩn bị, thiết kế, xây dựng kế hoạch…; hai là một số GV họ không biết phải làm nhƣ thế nào.

Nhƣ vậy, trên thực tế hầu hết các GV đều hiểu đƣợc vai trò, tác dụng của các phương pháp nhưng vì nhiều lí do (thời gian, kinh nghiệm, trình độ…) nên họ ít có cơ hội hoặc ngại đƣa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục kĩ năng học đường cho trẻ 5 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)