Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC ĐƯỜNG CHO TRẺ 5 -
3.2. Biện pháp giáo dục kĩ năng học đường cho trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào lớp
3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Hình thành tính cách, thái độ tích cực
a. Xây dựng bầu không khí lớp học vui vẻ, đoàn kết, thân ái.
* Mục đích:
Giúp trẻ cảm thấy hứng thú khi đƣợc là một thành viên trong lớp, giúp trẻ cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Từ đó kích thích trẻ hứng thú đi học và tham gia các hoạt động để rèn luyện KNHĐ.
* Nội dung:
Xây dựng môi trường tâm lí, xây dựng tình cảm giữa cô và trẻ, trẻ với trẻ.
* Cách thực hiện:
- GV luôn thể hiện thái độ yêu thương, quan tâm tới từng trẻ: hỏi han trẻ mỗi khi đến lớp, trò chuyện về gia đình của trẻ, trò chuyện về sở thích của trẻ, mong muốn của trẻ, hỏi thăm sức khỏe của trẻ khi bị ốm…
Ví dụ: Khi trẻ đến lớp, GV trò chuyện về gia đình, hỏi trẻ thường làm gì mỗi khi về nhà, ở nhà có chuyện gì vui( chuyện khiến con buồn) kể cho cô nghe nào?
Hay khi trẻ bị ốm, GV gọi điện hỏi thăm sức khỏe của trẻ, chúc trẻ mau khỏe để nhanh đến lớp, cô và các bạn rất nhớ con!...
- GV luôn thể hiện thái độ hứng thú, vui vẻ với trẻ: Khi trẻ nói, chia sẻ với cô và các bạn thì GV phải luôn niềm nở, tỏ ra thực sự hứng thú với câu chuyện của trẻ, không chê bai hay có những lời nói làm trẻ mất hứng.
Ví dụ: Ồ, đúng là một câu chuyện vui thật đấy, con kể tiếp đi, chuyện gì xảy ra nữa vậy? Con đã làm gì sau đó?...
- Tổ chức các hoạt động vui vẻ, nhẹ nhàng và mang lại nhiều tiếng cười cho trẻ như các trò chơi dân gian, hát, đọc truyện cười nhẹ nhàng dễ hiểu cho trẻ nghe.
- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ đƣợc trò chuyện, trao đổi, cùng chơi, cùng hoạt động nhóm với nhau để tạo mối liên kết thân mật, tình cảm giữa các trẻ.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- GV khi trò chuyện cần ngồi ở tƣ thế sao cho mắt đối mắt với trẻ để thể hiện sự thân thiện, tôn trọng. Không ngồi cao khiến trẻ phải ngước lên nhìn cô.
- Môi trường lớp học cần tuyệt đối an toàn với trẻ, GV biết làm chủ cảm xúc, kiềm chế những cảm xúc tiêu cực, không sử dụng bạo lực hoặc các hình phạt nặng nề ảnh hưởng đến thể chất, tâm lí của trẻ.
b. Biện pháp khuyến khích, khen thưởng.
* Mục đích:
Biện pháp khuyến khích, khen thưởng sẽ giúp trẻ tự tin, hào hứng, mạnh dạn.
Việc động viên, khuyến khích, khen thưởng đúng lúc kịp thời sẽ hình thành tích
tích cực ở trẻ, tạo tâm thế vui vẻ trong quá trình học và tất yếu sẽ đạt đƣợc kết quả giáo dục tốt hơn. Biện pháp này giúp trẻ thực hiện các KNHĐ thường xuyên hơn, chính xác hơn.
* Nội dung:
Giáo viên cần quan sát trẻ trong mọi hoạt động để động viên, khuyến khích, khen thưởng trẻ đúng lúc, kịp thời, giúp trẻ tích cực thực hiện các KN.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Xây dựng hệ thống khen thưởng.
GV cùng trẻ trao đổi về các hình thức khen thưởng khi trẻ làm được đúng yêu cầu. Việc làm này cần kết hợp với trẻ để trẻ hứng thú tự mình đƣa ra những phần thưởng mà trẻ mong muốn thì điều này mới giúp trẻ có động lực thực hiện tốt mọi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, GV cũng chia sẻ với trẻ những hình thức khen thưởng mà GV có thể đáp ứng đƣợc. Việc làm này làm cho thấy trẻ cảm thấy đƣợc tôn trọng.
Từ đó trẻ sẽ dễ dàng hợp tác với giáo viên trong mọi hoạt động.
Ví dụ: Đầu tiên, GV cùng trẻ trao đổi về những điều khi trẻ làm tốt việc gì đó sẽ được khen thưởng. Ví dụ bạn nào ngoan, học tốt, làm đúng yêu cầu cô giáo đưa ra sẽ được cắm cờ hoặc được thưởng bông hoa học tốt ngay lúc đó. Cuối ngày, bạn nào được thưởng nhiều bông hoa hay nhiều cờ bạn đó sẽ được thưởng kẹo hoặc đƣợc mang một bông hoa học giỏi về tặng bố mẹ. Ngoài ra, GV trò chuyện hỏi trẻ xem nguyện vọng của trẻ khi làm tốt điều gì đó các con thích được thưởng gì? Có bạn thì thích đƣợc đi chơi công viên, thích đƣợc đi siêu thị, đi khu vơi chơi, đƣợc ăn kem...Với những nguyện vọng GV khó đáp ứng, GV có thể nói với trẻ rằng nếu ở trên lớp các con học ngoan, học giỏi, cô sẽ nói với bố mẹ cuối tuần cho chúng mình đi chơi nhé!...
- Bước 2: Thực hiện các hình thức khen thưởng phù hợp.
- Khen thưởng bằng tinh thần: Khi trẻ có những hành động đúng, GV cần khen ngợi trẻ kịp thời bằng những lời khen, lời động viên tích cực hoặc cho cả lớp vỗ tay khen. Ví dụ: Trong giờ ăn hôm nay, cô thấy có bạn Minh Anh đã biết tự đi lấy giẻ lau dọn bàn ăn giúp các cô mà không cần cô giáo phải nhờ đấy! Các con thấy bạn có xứng đáng được khen không nào? Vậy chúng mình hãy thưởng cho bạn Minh
Anh một tràng pháo tay thật là to nào! Hoặc khi cả lớp học tốt, GV cho cả lớp cùng chơi trò chơi yêu thích...
- Khen thưởng bằng vật chất như: Ví dụ khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ được cô giáo có thể thưởng cho bạn chơi trò chơi mà bạn đó thích ở lớp. Hoặc có thể thưởng hoa, đồ chơi, bánh kẹo...
- Việc khen thưởng cũng cần áp dụng khi ở nhà: Gv cũng cần trao đổi với PH thường xuyên trò chuyện với con và động viên con nếu ở lớp học ngoan được cô giáo khen thì về nhà bố mẹ cũng sẽ khen thưởng con một điều gì đó mà trẻ hứng thú tùy thuộc điều kiện của gia đình. Hoặc ở nhà mỗi khi con có những hành động tốt nhƣ giúp bố mẹ làm việc nhà, tự mình đánh răng rửa mặt, tự mặc quần áo...cũng cần khen ngợi kịp thời bằng lời khen và những tràng vỗ tay hoặc thưởng cho bé 1 bông hoa cài lên giỏ ở đầu giường, khi nào con được 10 bông hoa thì bố mẹ có thể thưởng cho con 1 que kem...hoặc được thưởng một món đồ chơi nho nhỏ...Và nhắc PH khi đã hứa với con điều gì cũng cần thực hiện đúng lời hứa. Có nhƣ vậy, việc giáo dục trẻ mới đạt yêu cầu cao.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Lời khen phải rõ ràng, không đƣợc dùng lời khen chung chung nhƣ: Bạn A ngoan quá hay bạn B giỏi quá. Lời khen phải nói rõ lí do trẻ đƣợc khen thì trẻ mới hiểu rõ được hành động đáng khen là gì từ đó trẻ mới thường xuyên thực hiện những hành động đó. Ví dụ: Bạn Linh đã biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, biết ăn rau rồi đấy, đó là một điều thật tuyệt vời. Cả lớp cùng vỗ tay khen bạn nào!
- Giáo viên phải thực sự quan tâm, chú ý mọi hoạt động của trẻ trong suốt quá trình hoạt động để phát hiện ra những biểu hiện tích cực của trẻ để động viên, khen thưởng kịp thời. Khi khen ngợi trẻ, GV cần tỏ thái độ biểu cảm vui mừng, phấn khởi để giúp trẻ vui vẻ và có hứng thú để tiếp tục làm tốt.