Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC ĐƯỜNG CHO TRẺ 5 -
3.2. Biện pháp giáo dục kĩ năng học đường cho trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào lớp
3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Rèn luyện kĩ năng
* Mục đích:
Giúp trẻ hiểu những hoạt động mà trẻ sẽ thực hiện trong ngày và những KN mà trẻ phải thực hiện.
* Nội dung:
- Hình ảnh hóa các kĩ năng bằng cách chụp hình, dùng hình vẽ màu, hình vẽ đen trắng; Làm mẫu kết hợp với giảng giải về KN đó.
* Cách tiến hành:
- Hình ảnh hóa các kĩ năng học đường:
Với những kĩ năng có thể hình ảnh hóa đƣợc thì GV sẽ chụp ảnh hoặc sử dụng tranh vẽ, tranh biểu tƣợng giúp trẻ hiểu đƣợc. GV gắn các hình ảnh đó tại các khu vực trường học, nội quy các góc, ở góc thực hành cuộc sống…Các KN có thể hình ảnh hóa đƣợc nhƣ: Ngồi học đúng tƣ thế; che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp; lễ phép với người lớn; vứt rác đúng nơi quy định; không nói to; cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng; mặc áo mƣa khi trời mƣa, tự mặc quần áo; đội mũ khi trời nắng...
- Làm mẫu kết hợp với giảng giải về KN:
Biện pháp này tác động lên cả thị giác và thính giác của trẻ giúp trẻ nhìn thấy hình ảnh thực tế của kĩ năng và thực hiện kĩ năng đƣợc tốt hơn, chính xác hơn.
Trước tiên, giáo viên làm mẫu và giảng giải cách thực hiện kĩ năng đó để trẻ nhìn và nghe, sau đó hướng dẫn trẻ thực hiện. Nếu trẻ chưa làm đúng thì GV hỗ trợ bằng cách “cầm tay chỉ việc” và nhắc “Con làm nhƣ thế này nhé!”. Nếu trẻ chƣa thực hiện đúng KN hoặc trẻ chƣa làm theo GV cũng cần phải làm mẫu KN một lần nữa kết hợp giảng giải rồi yêu cầu trẻ làm theo đúng nhƣ vậy.
Ví dụ : KN ngồi học đúng tƣ thế và cầm bút đúng cách. Đầu tiên, GV vừa làm mẫu vừa giảng giải cho trẻ nhìn và nghe: Khi ngồi học, lƣng thẳng, chân chụm, tay trái giữ vở, tay phải cầm bút. Cầm bút viết bằng tay phải với 3 ngón làm trụ là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngón trái và ngón trỏ đặt ở phần trên của thân bút và ngón giữa đỡ lấy phần dưới. Khi viết các các con viết từ trái sang phải, viết hết hàng trên rồi xuống hàng dưới. Sau đó, GV cho trẻ cùng thực hiện từng bước theo hướng dẫn giảng giải của cô, cô chú ý xem trẻ làm đúng hay chƣa để điều chỉnh.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Lựa chọn các KN có thể hình ảnh hóa đƣợc rõ ràng. Sử dụng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc với trẻ.
- Giáo viên khi hướng dẫn cẫn làm đúng, chuẩn để trẻ học theo. Nếu GV làm sai sẽ dẫn đến hình thành KN sai cho trẻ. Khi hướng dẫn, GV dùng từ ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, không nói rườm rà, lan man là trẻ khó hiểu.
b. Biện pháp: Hướng dẫn trẻ tự chuẩn bị và thu dọn đồ dùng, đồ chơi.
* Mục đích:
Việc hướng dẫn trẻ tự chuẩn bị đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ có những kĩ năng tự chuẩn bị, sắp xếp các đồ dùng cần thiết theo yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao. Đồng thời, khi trẻ tự chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trẻ sẽ biết cách cất gọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Điều này giúp trẻ phát huy khả năng phán đoán, ra quyết định và rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng và biết cách sắp xếp có khoa học.
* Nội dung:
- Hướng dẫn trẻ tự chuẩn bị đồ dùng cho cá nhân hoặc theo nhóm cho các hoạt động học, hoạt động ngoài trời, các hoạt động chơi trong ngày.
- Hướng dẫn trẻ cất gọn đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định.
* Cách tiến hành:
Trước mỗi giờ hoạt động mà cần chuẩn bị đồ dùng, giáo viên sẽ thông báo trước nhiệm vụ của hoạt động sắp diễn ra là sẽ làm gì?(hoạt động học, hoạt động chơi, hay các hoạt động rèn kĩ năng…)Giáo viên sẽ trao đổi với trẻ để chuẩn bị cho hoạt động này thì theo các con sẽ phải chuẩn bị những đồ dùng gì? Sau đó, giáo viên chốt lại đồ dùng cần chuẩn bị và gọi mỗi tổ 2,3 bạn lên chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho cả tổ vào buổi học đó. Giáo viên cần chú ý luân phiên trẻ hàng ngày để mọi trẻ đều đƣợc thực hiện nhiệm vụ và làm một cách thuần thục.
Sau khi tham gia các hoạt động xong, giáo viên phân công trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. Giáo viên cần chú ý, những trẻ đƣợc phân công chuẩn bị đồ dùng cho tiết học nào thì cũng sẽ làm nhiệm vụ cất đồ dùng của tiết đó.
Điều này giúp trẻ ghi nhớ nhiệm vụ của mình và rèn cho trẻ thói quen chuẩn bị đồ dùng trước và dùng xong biết cất gọn đúng vị trí ban đầu. Sau đó giáo viên cũng cần khen ngợi trẻ đã biết giúp đỡ cô và các bạn chuẩn bị đồ dùng. Việc khen ngợi này sẽ giúp trẻ trở nên vui vẻ, có động lực hơn cho những lần thực hiện sau.
Ví dụ 1: giáo viên thông báo trước hôm nay lớp mình sẽ học hoạt động âm nhạc, chúng ta sẽ học vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Yêu hà nội”, vậy theo các con để chuẩn bị cho tiết học này, chúng mình cần chuẩn bị những dụng cụ gì? (gọi 3-4 trẻ trả lời theo kinh nghiệm của trẻ). Sau đó, giáo viên chốt lại những đồ dùng, dụng cụ cần chuẩn bị cho mỗi bạn. Sau khi chốt những đồ dùng và số lƣợng đồ dùng cần chuẩn bị, cô giáo sẽ mời mỗi tổ 2,3 bạn lên lấy số rổ đồ dùng cho đủ số lƣợng thành viên trong tổ, sau đó để vào rổ 1 cặp nơ tay, 1loại đồ dùng âm nhạc (trống lắc, phách tre, hoặc xúc xắc…theo ý thích của trẻ) và để sẵn vào vị trí quy định trong lớp. Sau khi học xong, giáo viên đề nghị những trẻ đã đƣợc phân công chuẩn bị đồ dùng sẽ đi cất đồ dùng đúng nơi quy định. Sau đó khen ngợi trẻ trước lớp về việc làm của trẻ để trẻ thêm tự tin, hào hứng cho những lần sau.
Ví dụ 2: Trong các buổi hoạt động chiều, thông thường sẽ có các hoạt động dạy kĩ năng cho trẻ. Ví dụ nhƣ hoạt động dạy trẻ kĩ năng gấp quần áo (hoặc chuẩn bị đồ để đi du lịch biển). Các cháu 5 tuổi có ý thức hơn trong việc vệ sinh cá nhân nên đa phần phụ huynh cũng ít mang thêm quần áo phụ cho con. Vì vậy, để trẻ thực hiện tốt kĩ năng này, giáo viên sẽ thông báo trước nhiệm vụ từ 1-2 ngày trước, sau đó hỏi trẻ để học đƣợc kĩ năng gấp quần áo( hay để đi du lịch biển) chúng mình cần phải chuẩn bị những gì? Vậy ngày mai, các con hãy nhớ mang đến lớp 1 bộ quần áo, 1 đôi tất, cô sẽ hướng dẫn các con cách gấp thật gọn quần áo của mình cho vào balô rồi cất vào tủ nhé! (Hoặc phân công nhóm chuẩn bị những đồ dùng cần thiết khi đi chơi để đến lớp cùng nhau tập cách sắp xếp đồ gọn gàng vào vali du lịch).
Ví dụ 3: Trong một buổi hoạt động ngoài trời, giáo viên cho trẻ chơi trò chơi ô ăn quan. Và để trẻ nào cũng đƣợc chơi, giáo viên có thể nhờ trẻ chuẩn bị đồ dùng trước. Giáo viên và trẻ cùng trao đổi về những vật cần chuẩn bị để chơi được trò chơi này nhƣ: sỏi, đá…Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ nhƣ:
+ Nếu không có sỏi, đá để chơi thì chúng mình có thể thay thế bằng những nguyên liệu gì khác không? (hạt na, hạt lạc, hạt đậu, khuy, hạt vòng…)
+ Những loại hạt này để mang đến lớp đƣợc trọn vẹn, không bị mất, chúng mình phải làm gì? (cho vào 1 chiếc hộp nhỏ hoặc túi đựng)
Trò chơi này cần 2 người chơi, giáo viên cho trẻ tự ghép đôi trước để cùng chuẩn bị đồ dùng. Sau đó cho trẻ tự thảo luận với nhau ai sẽ mang gì và mang số lƣợng là bao nhiêu. Nếu trẻ khó khăn trong việc phân công, giáo viên sẽ hỗ trợ trẻ.
Sau khi chơi xong, giáo viên hướng dẫn trẻ tự nhặt, cất đồ dùng của mình đã mang đi và cất vào balo của mình.
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
- Nhà trường cần có đầy đủ các loại tủ đồ, giá dép cần thiết cho trẻ.
- Đồ dùng trong lớp học phải đƣợc bố trí khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, dễ lấy dễ cất.
- Cần có sự kết hợp với PH một cách thống nhất, chặt chẽ để đảm bảo các yêu cầu cho các hoạt động.
c. Biện pháp 3: Đưa trẻ vào các tình huống có vấn đề tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kĩ năng học đường.
* Mục đích:
- Tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kĩ năng một cách thành thạo.
- Tạo cơ hội cho trẻ đƣợc vận dụng những kinh nghiệm mà trẻ có để giải quyết vấn đề đồng thời trẻ được giao lưu, thảo luận, đưa ra ý kiến, suy nghĩ của mình với mọi người sẽ nâng cao khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác nhóm và tương tác xã hội.
- Tham gia vào giải quyết các tình huống có vấn đề giúp trẻ có thêm hiểu biết về các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình học, chơi hoặc trong cuộc sống.
- Biện pháp này giúp trẻ phát triển rất nhiều kĩ năng khác nhƣ: KN giải quyết vấn đề, khả năng phán đoán, tưởng tưởng, sáng tạo, khả năng ra quyết định, kĩ năng làm việc nhóm...
* Nội dung
- Giáo viên tạo các tình huống có vấn đề liên quan để giáo dục các kĩ năng mà trẻ còn hạn chế trong các nhóm kĩ năng học đường: kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng sử dụng và giữ gìn đồ dùng học tập, đồ dùng trường lớp; kĩ năng chấp hành nội quy, quy định trường lớp; kĩ năng tương tác với thầy cô, bạn bè; kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
- Giáo viên có thể lựa chọn các tình huống thông qua các câu chuyện văn học hoặc các tình huống có vấn đề trong thực tiễn. Giáo viên có thể tận dụng những tình huống nảy sinh ngay trong chính quá trình học, chơi…của trẻ ở mọi lúc mọi nơi để hướng các trẻ vào giải quyết những tình huống đó và thực hành các kĩ năng học đường.
* Cách tiến hành:
Bước 1: chuẩn bị
+ Xác định kĩ năng cần dạy là gì? Tạo dựng tình huống theo cách nào?
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi để khơi gợi những kinh nghiệm vốn có của trẻ và kích thích sự sáng tạo trong cách xử lí tình huống của trẻ theo nhiều cách khác nhau.
Bước 2: Tiến hành:
Khi tiến hành, GV thực hiện theo trình tự nhƣ sau:
+ Đặt vấn đề
+ Tìm kiếm các giải pháp có thể + Chọn giải pháp tốt nhất
+ Thực hành
+ Đánh giá lại kết quả.
+ Giáo dục trẻ
Ví dụ 1: Để dạy trẻ kĩ năng kĩ năng phòng chống nguy cơ bị bắt cóc. Bắt cóc cũng có rất nhiều trường hợp và cách thức khác nhau. Có kẻ thì xông vào bắt trẻ con một cách trắng trợn ngay cả chỗ đông người, cũng có kẻ thì dùng cách dụ dỗ trẻ con tự đi theo chúng...Với trẻ 5 tuổi, khả năng kháng cự yếu, chúng ta chỉ có thể dạy trẻ phòng chống đƣợc những kẻ bắt cóc theo cách dụ dỗ trẻ. Với kiểu bắt cóc theo cách dụ dỗ này, GV có thể linh hoạt sử dụng rất nhiều cách khác nhau.
GV có thể lấy tình huống trong câu chuyện “Thỏ con thông minh” để giáo dục KN này cho trẻ.
Cách thực hiện:
- Đặt vấn đề: GV sẽ kể cho trẻ nghe đoạn truyện từ 1 đến 2 lần “từ đầu cho đến đoạn ...Thỏ con chần chừ nhìn cáo”. Sau đó hỏi trẻ:
+ Nếu con là chú Thỏ, con sẽ làm gì để thoát khỏi con Cáo?
- Tìm kiếm các giải pháp có thể:
GV chia trẻ làm các nhóm để cùng nhau thảo luận. Khi trẻ thảo luận, GV sẽ giúp trẻ bằng cách đƣa ra các câu hỏi gợi mở, kích thích trẻ sáng tạo nhƣ:
+ Các con thấy con Cáo là con vật nhƣ thế nào? (nguy hiểm, gian xảo...) + Thỏ con là con vật nhƣ thế nào?
+ Xét về sức mạnh, con Cáo và Thỏ ai sẽ thắng?
+ Vậy Thỏ có thể thoát khỏi con Cáo bằng cách chạy thật nhanh, khóc đòi mẹ, kêu cứu lúc này đƣợc không? Vì sao? (Nếu thỏ bỏ chạy và kêu khóc, Cáo sẽ bắt ngay Thỏ, nếu thỏ kêu cứu thì cũng không thoát đƣợc Cáo vì lúc này không có ai ở gần để giúp Thỏ.)
- Chọn giải pháp tốt nhất
+ Như vậy, trong tình huống này, Thỏ con không thể nhờ sự giúp đỡ từ người khác vậy Thỏ phải làm gì để thoát khỏi con Cáo? (GV gợi ý giúp trẻ nói lên đƣợc là phải bình tĩnh, sử dụng trí thông minh suy nghĩ cách để lừa lại con Cáo)
+ Nếu con là Thỏ con, con sẽ lừa con Cáo gian ác nhƣ thế nào để thoát khỏi con Cáo? (GV có thể gợi ý giúp trẻ một vài cách nếu trẻ thấy khó khăn)
- Thực hành:
Khi trẻ thống nhất cách giải quyết, giáo viên sẽ mời các nhóm lên thực hành cách giải quyết của trẻ. Giáo viên linh hoạt tùy thuộc vào khả năng của trẻ có thể mời cá nhân lên thực hành với cô hoặc một vài bạn cùng lên thực hành với nhau.
Khi trẻ thực hành, GV chú ý sửa sai về lỗi dùng từ hay câu cho trẻ để trẻ nói đƣợc đúng ngữ pháp.
- Đánh giá kết quả:
Sau khi các nhóm trẻ lên thực hành. Mời một vài trẻ nhận xét về cách xử lí của các bạn. Sau đó giáo viên sẽ đánh giá sự hợp lí trong cách giải quyết của trẻ. Khi đánh giá, giáo viên khen ngợi, động viên sự cố gắng của trẻ chứ không chê bai. Vì nếu chê bai trẻ sẽ trở nên tự ti và những lần sau sẽ không giám lên thể hiện mình.
- Giáo dục trẻ: Vậy thông qua tình huống trong câu chuyện của bạn Thỏ con chúng mình có rút ra đƣợc bài học gì không?
+ Theo các con, những người lạ, họ thường dụ dỗ các con đi với họ bằng cách nào? (cho quà, bánh kẹo, đồ chơi, giả làm người quen của bố mẹ đến đón...)
+ Khi thấy người lạ dụ dỗ đi chơi chúng mình có đi không ? + Chúng mình có nên đi ra ngoài một mình không?
=> GV chốt lại: Các con không nên đi ra ngoài một mình, không đi theo người lạ và không nhận quà từ người lạ để tránh bị kẻ xấu bắt cóc.
Ví dụ 2: Để giáo dục KN thân thiện hay hợp tác với bạn bè trong lớp. Gv có thể tận dụng ngay những tình huống trẻ thường mắc phải ở trên lớp trong khi chơi với nhau sau đó đƣa vào dạy trẻ. Một số tình huống nhƣ: trẻ tranh cãi nhau, đánh nhau, trêu ghẹo nhau, chen lấn xô đẩy khi xếp hàng, tranh giành đồ chơi, dọa dẫm nhau…Giáo viên có thể trò chuyện với trẻ trong các giờ đón trả trẻ, hoặc trong các buổi hoạt động chiều hoặc trong hoạt động giáo dục kĩ năng tình cảm xã hội.
Ví dụ minh họa: Tình huống trẻ tranh giành đồ chơi trên lớp.
- Đặt vấn đề
Ở bước này, tôi có 2 cách:
+ Cách 1: tôi đƣa ra các hình ảnh đúng và sai, cho trẻ quan sát và nhận định xem hình ảnh nào thể hiện hành động đúng, hình ảnh nào thể hiện hành động sai.
+ Cách thứ 2, tôi cho trẻ xem 1 đoạn video diễn tả hành động giật đồ chơi của bạn và bạn bị giật đồ đang không biết phải làm gì. Sau đó, cho trẻ xem nhận xét về đoạn video vừa rồi? Cho trẻ nhận định xem hành động của các nhân vật trong video, hành động nào đúng, hành động nào sai?
Trong tình huống này có 2 vấn đề cần giải quyết. Do đó giáo viên đặt vấn đề cho trẻ suy nghĩ:
+ Vậy khi các con bị người khác giật đồ chơi, các con sẽ làm gì?
+ Khi các con muốn chơi đồ chơi mà bạn đang cầm, con sẽ làm gì?
Giáo viên cho trẻ một khoảng thời gian để suy nghĩ.
- Tìm kiếm các giải pháp có thể
Giáo viên khuyến khích động viên trẻ nói lên nhiều giải pháp khác nhau. Khi tôi hỏi câu hỏi đầu tiên, nhiều trẻ có câu trả lời khác nhau nhƣ: Con sẽ khóc; con sẽ
giằng lại; con sẽ thƣa cô giáo, con mách bố mẹ…Với câu hỏi thứ 2, một số trẻ trả lời nhƣ: Con sẽ hỏi xin bạn chơi cùng…
- Chọn giải pháp tốt nhất
Khi trẻ đưa ra nhiều cách xử lí, cô bắt đầu hướng trẻ cùng phân tích các cách trẻ chọn xem cách nào sẽ là cách giải quyết tốt nhất. Ví dụ:
+ Theo các con, đồ chơi ở trên lớp là đồ chơi của ai? (đồ chơi chung của các bạn) + Các con có đƣợc quyền giữ đồ chơi cho riêng mình không?
+ Khi đã là đồ chơi chung thì chúng mình nên làm gì? (Cùng nhau chơi vui vẻ) + Vậy khi con đang chơi một đồ chơi nào đó mà bị bạn khác giằng mất thì các con cảm thấy nhƣ thế nào?
+ Vậy muốn lấy lại đồ chơi mình nên nói thế nào?
+ Khi con muốn chơi đồ chơi bạn đang cầm, con nên nói nhƣ thế nào?
Nếu trẻ không nói được, cô giáo sẽ đưa ra một vài gợi ý giúp trẻ. Trước tiên, nếu con bị giằng đồ chơi, con không nên giằng co với bạn vì có thể xẩy ra xô xát và làm đau nhau. Con cũng không nên khóc. Lúc này, chúng mình hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng nói với bạn rằng:
+ Bạn ơi, đây là đồ chơi chung, nếu bạn muốn chơi thì chúng mình hãy chơi cùng nhau sẽ vui hơn đấy, bạn có thấy thế không?
Sau khi con nói nhƣ vậy mà bạn vẫn không nghe thì con có thể nói:
+ Thế chúng mình đổi lƣợt chơi, bạn chơi xong thì đến lƣợt tớ chơi nhé!
Cô hỏi ý kiến trẻ: Các con thấy chúng mình giải quyết nhƣ vậy có đƣợc không nhỉ? Vì sao?
Trong trường hợp con đã nói vậy rồi mà bạn vẫn không chịu thì lúc đó mới nhờ đến cô giáo giúp đỡ.
Còn trường hợp con muốn chơi đồ chơi của bạn con hãy đề nghị như sau:
+ Bạn ơi, bạn có thể cho tớ mƣợn đồ chơi bạn đang chơi 1 lát đƣợc không?
+ Bạn ơi, mình chơi với nhé?
Nếu con đã đề nghị bạn nhƣ vậy mà bạn không cho thì con cũng đừng buồn, con hãy lựa chọn đồ chơi khác. Rồi lúc khác chơi đồ chơi đó cũng đƣợc.