Nhóm biện pháp 1: Giáo dục nâng cao nhận thức và vai trò của giáo dục KNHĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục kĩ năng học đường cho trẻ 5 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 59 - 62)

Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỌC ĐƯỜNG CHO TRẺ 5 -

3.2. Biện pháp giáo dục kĩ năng học đường cho trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào lớp

3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Giáo dục nâng cao nhận thức và vai trò của giáo dục KNHĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi

Trong nhóm biện pháp này, chúng tôi đƣa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của GV, PH về giáo dục KNHĐ cho trẻ nhằm chuẩn bị cho trẻ lên trường tiểu học được thuận lợi.

a. Biện pháp 1: Trong năm học trao đổi với PH để cùng nhau chia sẻ, phối hợp giữa hai bên trong quá trình giáo dục KNHĐ cho trẻ.

* Mục đích

Tuyên truyền, trao đổi với PH về vai trò cũng nhƣ tầm quan trọng của giáo dục KNHĐ cho trẻ trước khi vào lớp 1. Hướng dẫn PH một số biện pháp giáo dục KNHĐ cho con khi ở nhà. Giúp PH định hướng việc cần làm cho trẻ trong giai đoạn

nghỉ hè chuẩn bị lên lớp 1 để PH vẫn giúp trẻ duy trì các KNHĐ đã hình thành đƣợc cho trẻ khi còn học ở trường mầm non.

* Nội dung

GV trao đổi với các gia đình có con tham gia lớp GDKNHĐ về mục tiêu, nội dung giáo dục, hình thức tổ chức, các biện pháp sẽ đƣợc tiến hành trong quá trình GDKNHĐ cho trẻ; thông báo về đặc điểm KNHĐ, khả năng nhận thức, ngôn ngữ của từng trẻ; lắng nghe những khó khăn của PH, mong muốn của PH, cam kết sự phối hợp chặt chẽ giữa GV và PH trẻ trong suốt quá trình giáo dục KNHĐ cho trẻ.

* Cách thực hiện

Trao đổi với phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh đầu kì, giữa kì, cuối kì hoặc tổ chức các buổi trao đổi chia sẻ theo định kì cho PH.

+ Đầu kì: trao đổi với PH về trách nhiệm và vai trò của họ trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, giáo dục KNHĐ nói riêng, cách thức phối hợp sao cho hiệu quả.

+ Kết thúc mỗi giai đoạn: họp PH để thông báo kết quả giáo dục KNHĐ của từng học sinh cho PH nghe; lắng nghe PH phản hồi và cùng trao đổi kế hoạch tiếp theo.

+ Cuối năm: Họp PH để tổng kết lớp học, thông báo kết quả GDKNHĐ của từng HS, từ đó đƣa ra những tƣ vấn giáo dục tiếp theo cho từng trẻ vào thời gian trẻ nghỉ hè. Cùng PH thảo luận, chia sẻ với PH về cách thức duy trì giúp trẻ hoàn thiện hơn các KNHĐ. Chia sẻ với PH về một số lời khuyên của các chuyên gia giáo dục trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Hướng PH không nên cho con học trước chương trình lớp 1 điều này sẽ tạo áp lực học tập cho trẻ và khi trẻ biết trước chương trình đến khi vào lớp 1 học, trẻ sẽ không còn thấy hứng thú học tập nữa sẽ làm mất đi tính cố gắng, nỗ lực học của các con. PH nên cho con đi học thêm các khóa KNS thay vì học trước chương trình lớp 1.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Để tổ chức hoạt động trao đổi, chia sẻ với PH đạt hiệu quả tốt thì GV nên quay video lại mẫu từng biện pháp hướng dẫn HS nhận biết hình thành KN. Khi tổ chức buổi họp cho PH, GV mở lại để cùng trao đổi, chia sẻ về cách thực hiện. Ngoài ra, GV có thể cung cấp thêm tài liệu đã đƣợc biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu để PH tham

khảo. Giới thiệu cho PH một số loại sách tranh, dạy KNS cho PH xem tham khảo để dạy con khi ở nhà.

b. Biện pháp 2: Trao đổi với giáo viên cùng lớp để cùng nhau đánh giá và lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ.

* Mục đích: Trao đổi với GV cùng lớp về kiến thức, kinh nghiệm, KN làm việc nhằm mục đích thống nhất trong cách đánh giá để kiểm tra đặc điểm, mức độ KNHĐ của trẻ, xác định điểm mạnh, sở thích, khó khăn của trẻ để từ đó có cơ sở lập kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp với từng trẻ.

* Nội dung:

- Kết hợp với giáo viên cùng lớp thống nhất cách đánh giá các thông tin cần thiết sau:

+ Khả năng của trẻ: khả năng nhận thức, tập trung, chú ý, bắt chước,…

+ Nhu cầu của trẻ: trẻ hứng thú với hoạt động nào? Với ai? Những kĩ năng nào, tình huống nào mà trẻ cần học trong thời điểm hiện tại…

+ Đặc điểm, các mức độ KNHĐ hiện tại của trẻ: Trẻ đã có KN gì? Trẻ thiếu hụt KN gì?...

+ Những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích: trẻ có năng lực gì nổi bật? sở thích gì? khó khăn gì?

+ Xác định các nội dung giáo dục học đường, các KNHĐ cần giáo dục cho từng trẻ.

+ Đánh giá kết quả giáo dục KNHĐ theo từng tháng điều chỉnh kế hoạch giáo dục KNHĐ tiếp theo.

Mỗi kế hoạch giáo dục cá nhân đều thể hiện đƣợc tính mục đích, những điều kiện, phương tiện, biện pháp để thực hiện mục tiêu đã đặt ra cho từng trẻ. Do đó, Lập KHGDCN sẽ giúp cho GV có thể kiểm soát, điều chỉnh đƣợc hoạt động giáo dục của mình tới trẻ và luôn biết hướng tới mục đích đã đề ra để không đi sai đường, giúp trẻ phát triển tối đa khả năng của từng cá nhân.

* Cách thực hiện:

Biện pháp này được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Sử dụng bảng kiểm tra KNHĐ và trao đổi trực tiếp với PH để đánh giá KNHĐ hiện tại của trẻ theo 5 nhóm KN và các thông tin về điểm mạnh, sở thích của trẻ…

Bước 2: Lập KHGDCN cho từng trẻ

Sau khi đánh giá, GV dựa trên bản tổng kết kết quả đánh giá của từng trẻ để lập KHGDCN cho trẻ. Nội dung bản KHGDCN bao gồm:

+ Phần chung: Tên kế hoạch, thông tin chung về trẻ, thời gian thực hiện (đƣợc tính từ ngày lập kế hoạch cho đến ngày đánh giá kết quả thực hiện đƣợc), GV phụ trách.

+ Phần nội dung chính: Mục tiêu, chuẩn bị đồ dùng, các biện pháp thực hiện, kế hoạch thực hiện và kết quả thực hiện, ý kiến xác nhận và chữ kí của PH và GV.

Trong mục tiêu sẽ có mục tiêu dài hạn: mục tiêu quí, mục tiêu năm: Mục tiêu ngắn hạn: là các kĩ năng cụ thể cần đạt đƣợc theo tháng, tuần... Biện pháp thực hiện sẽ phụ thuộc vào từng trẻ. Kết quả thực hiện đƣợc đánh giá theo các mức độ: Tốt; Khá;

Trung Bình, Yếu. Ý kiến xác nhận của GV và PH là để thể hiện trách nhiệm của từng cá nhân tham gia vào quá trình GDKNHĐ cho trẻ.

Bước 3: Đánh giá

Sau mỗi tháng, giáo viên thống nhất tiến hành đánh giá trẻ xem trẻ đã đạt đƣợc KN mà đã đặt ra mục tiêu từ đầu tháng trong bản KHGDCN của từng tháng hay chƣa. Sau đó điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Một bản KHGDCN tốt cần phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố trên, trong đó phụ thuộc vào mục đích, mục tiêu đƣa ra đƣợc đánh giá là phù hợp với nhu cầu, khả năng, sở thích của trẻ. Đây là một phương tiện để đảm bảo trẻ được GD một cách đặc biệt, góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ một cách thích hợp và tối đa nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn giáo dục kĩ năng học đường cho trẻ 5 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)