Khái niệm Thơ mới

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử văn học việt nam 1930 1945 (Trang 36 - 39)

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

1. Khái niệm Thơ mới

Khi phong trào Thơ mới ra đời, người ta quan niệm Thơ mới là thơ tự do. Tự do đối với niêm luật và mọi phép tắc của thơ cổ điển, thơ truyền thốne (luật về vần, về thanh, về đối, về bố cục, về số câu, số chữ trong một bài...).

Quả thực trong giai đoạn đầu của phong trào Thư mới, các thi sĩ có ý thức phá bỏ những phép tắc của thơ cũ. Họ cố tình đưa cú pháp văn xuồi vào thơ. Có câu thơ kéo dài 27 chữ như thơ của Nguyễn Thị Kiêm. Họ lấy làm tự hào về cái

"mới" của những câu thơ rất văn xuôi như thế. Ngay thơ Thế Lữ, ngỗi sao sáng nhất trên bầu trời Thơ mới buổi đầu cũng vậy. Hãy nhận xét cú pháp của mấy câu thơ sau đây của tác giả M ây vần thơ:

Anh dù bảo tính tính tình tôi thay đổi

Không chuyên tâm, không chủ nghĩa. Nhưng cần chi.

Tôi chỉ là một khách tình si

Yêu vẻ dẹp có tììiiỏn hình muôn thể.

(Cây dàn m uôn diệu)

Có người còn c ho thơ viết theo các thể từ khúc (Lời của những điệu hát cổ Trung Hoa gồm những câu dài, câu ngắn khône đều nhưne c ố định) là Thơ mới.

Nhưng đến nhữne ciai đoạn sau của phong trào Thí? mới.

người ta lại thấy các thi sĩ trở về với nhiều thể thơ truyền thống như thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát. Ngay lối thơ tám chữ là sáng tạo mới của Thơ mới cũng bắt nguồn từ thể hát nói đã phát triển m ạnh từ thời Nguyễn Công Trứ...

Vậy thì định nghĩa Thơ mới là thơ tự do tỏ ra không ổn nữa.

Thơ mới tất nhiên đổi mới cả nội dung lẫn hình thức thơ, nhưng cái chính là nội dung, là phần hồn của nó - Hoài Thanh gọi là "tinh thần của thơ".

Vậy "tinh thần" của Thơ mới là gì?

Hoài Thanh c ho rằng thơ Việt Nam đi từ thời cổ điển đến thời hiện đại là đi từ chữ ta đến chữ tôi. "Cái tôi" ở đây được hiểu theo nghĩa cá nhân cá thể (individu). Thời phong kiến trung đại, xã hội dựa trên đơn vị cơ sở là gia đình gia trưởng, cái tôi cá nhân cá thể không có điều kiện tự ý thức.

Người ta coi trọng hay coi thường cá nhân này, cá nhân khác, không phải do tài đức của bản thân cá nhân ấy mà do đẳng cấp của gia đình anh ta cao hay thấp, quí tộc hay tiện dân. Vì lỗ đó, hồi ấy cá nhân tự hoà tan vào cộng đồng đẳng cấp của

37

gia đình, gia lộc - Hoài Thanh gọi là "cái ta".

Đầu thế kỷ này, cái tôi của Tản Đà tuy đã rất lãng mạn nhưng ý thức cá nhân cá thể của nhà thơ vẫn chưa thật sự được khẳng định. Hoài Thanh gọi Tản Đà là con người của

"hai th ế kỷ", nghĩa là không còn cũ nữa, nhưng vẫn chưa hẳn là mới. Cho nên "Đời tiên sinh tuy bơ vơ, hồn tiên sinh có nơi nươne tựa". Nươne tưa vào cộne đồne đẳne cấp. cộng đổng kẻ sĩ. cộne đồne của những hậc hiển eiả. của những đấnii trượng phu quân tử.

Thơ mới mới thực sự là thơ của cái tôi cá nhân cá thể, giá trị của nó, số phận của nó, nó chỉ trông cậy vào bản thân nó mà thôi:

Trời! Ảo não những chiêu buồn Hà Nội Hồn bơ vơ không biết tựa vào đâu.

(Huy Cận - Lửa thiêng) Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề...

(Xuân Diệu - T h ơ thơ)

Để phát biểu tiếng nói của chính mình, để diễn tả những cảm nghĩ của chính mình, cái tôi Thơ mới tất phải phá bỏ hệ thống ước lệ có tính phi ngã của thơ cũ. Giống như con bướm non thoát khỏi cái tổ kén của hệ thống ước lệ dầy đặc kia, Thơ mới nhìn đời, nhìn trời đất bằng cặp mắt của chính nó, cặp mắt tươi mới, "xanh non" (Xuân Diệu) của cái tôi cá nhân cá thể. T h ế giới thiên nhiên và lòng ngưòi vẫn cũ, nhưng được nhìn trực tiếp bằng cặp mắt "xanh non", nên hiện ra với nhiều vẻ mới lạ, đầy hấp dẫn.

Vì thế, luy cũng là câu thơ lục bát, nhưng vẫn có một cái gì Irỏ trung tươi mới:

Trời cao, xanh ngắt. Ỏ Kìa

Hai con học trắng hay về Bồng lai...

(Thế Lữ)

Cũng là câu thơ thất ngôn, nhưng khồng thể có được irong thời thơ cũ:

o kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...

(Hàn Mạc Tử)

Cái gọi là "hồn" Thơ mới hay là "tinh thần" Thơ mới là thế.

Ây là cái nhìn ngạc nhiên, ngơ ngác và trẻ trung trước thế giới mà lần đầu tiên cái tôi cá nhân cá thể được tiếp xúc và phát hiện bằng chính cặp mắt "xanh non" của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình lịch sử văn học việt nam 1930 1945 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)