a. Văn học lãng mạn chủ nghĩa là một trào lưu văn học lớn và hết sức phức tạp, phát triển mạnh mẽ ở plìơng Tây vào thế kỷ XVIII, XIX. Một người Đức thống kê được 125 định nghĩa về chủ nghĩa lãng mạn. Một người Bỉ lại thống kê được 150 định nghĩa. Nhiều chuyên gia tỏ ra bất lực khi muốn tìm một định nehĩa đầy đủ, chính xác về hiện tượng văn học này. Chẳng hạn Mécxiê viết: "Người ta cảm được cái lãng mạn chứ không định nghĩa được nó".
Đuyboa thì nói: "Đó (chủ nghĩa lãng mạn) là một từ mà mọi người đều gọi ở Pháp, nhưng khồng thể có hai người cùng hiểu theo một nghĩa".
Tuy vậy, giữa nhiều định nghĩa khác nhau, vẫn có thể tìm được những điểm ít nhiều gặp gỡ. Hãy tạm bằng lòng với những điều gặp gỡ ấy và dựa vào đấy, thử đưa ra một định nghĩa:
Văn học lãng mạn là một khuynh hướng thẩm mỹ lấy việc khẳng định cái tồi cá nhân cá thể làm nguồn cảm hứng chủ đạo. Một cái tôi khồng thoả mãn với thực tại, tìm cách lự giải thoát khỏi thực tại bằng mộng tưởng và bằng sự đắm mình
vào đời sống nội tâm tràn đầy tình cảm, cảm xúc. Giải phỏng trí tương tượng và tình cảm, cảm xúc ra khỏi sự trói buổc của lý trí, của chủ nghĩa duy lý, là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa lăng mạn: nỏ ycu tự do, ihích sự độc đáo phi thường, có hứng thú giãi bày những cảm xúc mãnh liệt, đặc biệt là nổi buồn đau, lòng sầu xứ, tình yêu say đắm, sự ngưỡng mộ tạo hoá và Thượnc đế...
Nuưừi ta nổi chủ nehĩa lãne mạn rất cần ÍZŨi với tuổi trỏ.
Vì tuổi trẻ giàu tình cảm, dễ đắm say, đặc biệt trong tình yêu.
Tuổi trẻ cũng giàu tưởng tượng và nhiều mộng ước. Tuổi trẻ luôn hướng về cái mới lạ. Họ thích cái táo bạo, độc đáo, khác thường.
b. Những đề tài thích hợp nhất với chủ nghĩa lãng m ạn là:
thiên nhiên, tôn giáo và tình yêu.
- Thiên nhiên phù hợp với những tâm hồn khoáng đạt lự do. Nó là người bạn tâm tình đáng tin cậy của cái tôi cá nhân hất mãn với xã hội. Thiên nhiên mênh mông vô tận và đầy bí hiểm khêu gợi, phát hay trí tưởng tượng. Tìm đến thiên nhiên, nhà văn lãng mạn thường lựa chọn những cảnh phù hợp với tâm hồn mình: cảnh trời rộng sông dài, cảnh đồng hoang bãi vắng, núi cao, rừne sâu, biển xa. Nói chun£ thơ m ộng nhưng đượm buồn và dễ gợi nỗi cô đưn, sự chia ly và lòng sầu xứ. Về thời gian, họ thích cảnh buổi chiều, cảnh mùa thu và nhữne đêm trăng huyền ảo hoặc bão táp hãi hùng... Cần nhớ rằng, đối với chủ nghĩa lãng mạn, đau Ihương, sầu muộn nằm trong lý tưởng thẩm mỹ. A.M usset
169
nói, tuyệt vọng là tiếng hát đẹp nhất. Còn Lưu Trọng Lư thì nói đến "thú đau thương" ("Hãy lịm người trong thú đau thương").
- Nhà văn lãng mạn tìm đến tôn giáo nhiều khi không phải do lòng sùng đạo mà do nhu cầu của tâm hồn lãng mạn dễ đắm chìm vào những ước vọng ,o cả, m ơ hồ huyền bí của cõi vĩnh hằng ("Tôn giáo là chất thơ cao siêu nhất" - Nôvalix). Họ cũng cần đốn tôn giáo đổ giãi bày tâm sự kín đ á o nhất, vì có ai ngoài Thượng đ ế có thể chứng giám và hiểu được thấu đáo nỗi lòng u uẩn của họ.
- Còn tình yêu. Có tình cảm nào thiết tha hơn, riêng tư hơn, mãnh liệt, cuồng si và "phi logic" hơn tình yêu? Đó là hạnh phúc tột đỉnh. Đ ó cũng là lo âu, cay đắng, là sầu não và đau khổ tột cùng. Nhiều nhà vãn lãng mạn đã nâng tình yêu lên thành như một thứ tôn giáo để thờ phụng. Họ đặt tình yêu ng a n g hàng với tôn giáo, thậm chí đúc lại làm một ("Mọi tôn giáo đều là tình yêu, mọi tình yêu đều là tôn giáo" - Nôvalix).
c. Về hình thức thể hiện, chủ nghĩa lãng mạn sử dụng rộng rãi các thể loại trữ tình (thơ trữ tình, văn tâm tình, tiểu thuyết tự nguyện, tự thú. ..)• Nhân vật chính là cái tôi cá nhân đ ầy tình cảm, cảm xúc.
Tình cảm và trí tưởng tượng được giải phóng khỏi sự kiểm c h ế của lý trí, bộc lộ ruột cách đắm say, sôi nổi, phóng túng.
Phù hợp với nội dung tình cảm và trí tưởng tượng ấy, chủ nghĩa lãng mạn thích những hình ảnh, những tính cách khác
thường, ngoại lệ, thích những ngôn từ eiàu tính biểu cảm, kích Ihích mạnh vào giác quan, thích dùng ihú pháp đối lập m ạnh mẽ giữa cái cao cả tuyệt mỹ và cái thô kệch, ghê sợ, giữa thiôn thần và quy sứ, giữa thiôn dường và địa ngục, giữa ánh sáng và bóng tối... Tất nhiên nó cũng thích sự phóng đại và cái hoang đường. Nó rất sợ cái gì nhợt nhạt, đơn điệu, qu e n nhàm, tầm thưcrne. thiếu cá tính...
Chủ nghĩa lãng mạn cổ công m ở rộng t h í giới thiên nhiên và t h ế giới nội tâm con người trong vãn học. Nó khám phá và thể hiện mọi cung bực của tình cảm con người, đặc biệt là trong tình yêu. Nó phiêu lưu trong vũ trụ, nó đi tìm những vùng đất mới lạ để thoả mãn trí tưởng tượng đầy m ơ m ộng và nỗi thèm khát những cảm giác mạnh. Nó chú ý k h á m phá m à u sắc địa phương, màu sắc dân tộc, màu sắc lịch sử riông biệt của cảnh vật và con người. Nó thích thú đặc biệt cái gọi là xứ lạ, phương xa (exotique)...