Chương 1. Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với
1.1. Tình hình quốc tế, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á từ năm 2013 đến năm 2021
1.1.2. Tình hình Trung Quốc
Kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 diễn ra vào năm 2012, với sự thay đổi ban lãnh đạo mới, cùng với chương trình mở cửa, cải cách toàn diện và sâu rộng để bắt đầu bước vào thời đại mới, Trung Quốc đã đối mặt với thế giới một cách bình tĩnh và tự tin hơn. Trung Quốc xuất hiện trên chính trường
thế giới ngày một nhiều hơn với vai trò người tạo ra những quy tắc, luật chơi trong các vấn đề quốc tế nhằm tạo ra tiếng nói và hình ảnh Trung Quốc của riêng họ.
Cùng với việc xây dựng một hình ảnh Trung Quốc lớn mạnh trong mắt bạn bè quốc tế, việc giữ vững ổn định nội bộ là mục tiêu lớn nhất mà chính quyền của ông Tập cần phải giải quyết.
Về đối nội, Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý chặt chẽ mọi mặt, đời sống xã hội, thực hiện chống tham nhũng và chủ trương tiết kiệm; tuân thủ nghiêm quy luật vận hành kinh tế thị trường, lấy phát triển làm ưu tiên hàng đầu. Đổi mới hệ thống quản trị xã hội, đẩy mạnh xây dựng xã hội pháp quyền. Tập trung nâng cao sức mạnh tổng thể quốc gia và tăng cường ảnh hưởng quốc tế ngày càng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, những thách thức nội bộ như sự bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng tăng; ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí nghiêm trọng bắt buộc các nhà quản trị đất nước này phải có giải pháp cho việc chuyển sang nền kinh tế sạch (thải ít các-bon); cũng như phải đối mặt với những rủi ro về sự bất ổn của thị trường tài chính, nếu không giải quyết tốt những thách thức này, nó sẽ là yếu tố dẫn đến sự phát triển không bền vững của Trung Quốc. Ngoài ra, vấn đề Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương, hay vấn đề người Duy Ngô Nhĩ cũng là một trong những vấn đề trọng tâm mà Trung Quốc cần phải giải quyết, để ổn định chính trị nội bộ của mình.
Về kinh tế, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về quy mô sản xuất công nghiệp, ngoại thương, dự trữ ngoại tệ; đồng thời là quốc gia dẫn đầu trên một số ngành mũi nhọn về khoa học - công nghệ: mạng 5G, thiết bị cảm biến, trí tuệ nhân tạo (AI). Đặc biệt, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng vọt trong 10 năm (2011-2021), trở thành quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn thứ hai thế giới đạt 183,5 tỷ USD vào năm 2020. (Funaiole & Hart, 2021) (Xem thêm hình 1.1)
Đơn vị: tỷ USD
Hình 1.1. Ước tính chi tiêu Quốc phòng Trung Quốc (Nguồn: Chính phủ Trung Quốc, Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI))
Về chính trị, lấy bước đệm trong phát triển kinh tế, Trung Quốc đã mở rộng về quyền lực chính trị của mình, tiến hành triển khai sức mạnh để mở rộng ảnh hưởng và gia tăng lợi ích trên thế giới thông qua các hoạt động đối ngoại. Đặc biệt, đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tận dụng lợi thế gần gũi về biên giới, văn hóa, lịch sử với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc đang khẳng định vị trí siêu cường ở châu Á – Thái Bình Dương, cạnh tranh chiến lược với Mỹ tại khu vực; đồng thời mở rộng quan hệ với các nước lớn, cải thiện quan hệ với các nước láng giềng nhất với Philippines, Campuchia, Lào nhằm tìm kiếm đồng minh ở khu vực này.
Một trong những định hướng chính sách giai đoạn này của Trung Quốc là xây dựng một trật tự thế giới kiểu mới, chú trọng vào các sáng kiến – khái niệm mới như khái niệm an ninh kiểu mới, quan hệ quốc tế kiểu mới, quan hệ nước lớn kiểu mới, Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại để hướng đến mục tiêu “vượt Mỹ”.
Ngoài ra, thực hiện xây dựng và thiết lập những liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng với các nước trên toàn thế giới, để củng cố vị thế lãnh đạo kinh tế và chính trị của
Ngân sách Quốc phòng của Trung Quốc
Ước tính SIPRI
Trung Quốc trên quy mô toàn cầu, với mục tiêu thay thế Mỹ trong vai trò dẫn dắt toàn cầu hóa và liên kết kinh tế quốc tế.
Trong khi Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ là người lãnh đạo mới của thế giới đối với các vấn đề toàn cầu và thúc đẩy hợp tác đa phương trong vấn đề thương mại như tham gia cùng với Nga, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi trong việc thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (BRICS). Bên cạnh đó, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) có trụ sở đặt tại Bắc Kinh được thành lập nhằm hỗ trợ tài chính cho những dự án cơ sở hạ tầng rộng khắp các khu vực. Sự ra đời của sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) là cơ sở để kết nối Trung Quốc với những nền kinh tế Đông Á, Nam Á, Trung Á, và châu Âu thông qua một mạng lưới đường sắt mở rộng, đường cao tốc, đường ống dẫn năng lượng, đường cáp quang, và các con đường liên thông khác. Và Con đường Tơ lụa trên biển của thế kỷ 21 – tuyến đường biển nằm trong sáng kiến Vành đai và con đường được hướng đến mục tiêu nhằm thúc đẩy thương mại trên biển ở Đông Á và Ấn Độ Dương. (Sachs, 2014)
Những sáng kiến trên của Trung Quốc sẽ trở thành đòn bẩy kinh tế giúp Trung Quốc đầu tư vào các quốc gia trong suốt thập niên tiếp theo, qua đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở những nước này đồng thời làm cho các quốc gia đối tác lệ thuộc sâu sắc vào những mối liên kết tài chính, thương mại và sản xuất với Trung Quốc. Đồng thời, làm thay đổi sự chênh lệch về vị thế, ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc trên vũ đài chính trị thế giới; trực tiếp tác động đến những khuôn khổ, cách thức quan hệ cố hữu trong trật tự kinh tế và an ninh ở các cấp độ khu vực và thế giới.
1.1.3. Tình hình khu vực Đông Nam Á
Đứng trước những thay đổi của trật tự thế giới mới, cùng với sự phát triển thần tốc của người bạn láng giềng - Trung Quốc, trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21, Đông Nam Á với vị trí địa chính trị quan trọng đã trở thành khu vực cạnh tranh của các cường quốc lớn trên thế giới, cụ thể ở đây Mỹ - Trung Quốc - Nga - Ấn Độ.
Đông Nam Á là một khu vực năng động và trải rộng, bao gồm 11 quốc gia, 10 trong số đó là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khu vực đa nguyên về chính trị, đa sắc tộc, đa tôn giáo. Về mặt địa lý, Đông Nam Á nằm ở ngã tư đường giữa châu Á và châu Đại Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Malacca chính là yết hầu của giao lộ này, địa vị chiến lược trọng yếu vô cùng. Tầm quan trọng chiến lược của khu vực dựa trên địa lý, eo biển Malacca và Biển Đông là những tuyến đường biển được sử dụng nhiều nhất trên thế giới; hàng năm, khoảng 50.000 tàu thuyền, 40% hoạt động trao đổi hàng hóa và 25% nguồn cung cấp dầu của thế giới đi qua. (Shambaugh, 2020) Điều này đã giải thích được sự nhạy cảm về an ninh ngày càng tăng và việc trở thành trung tâm của sự cạnh tranh giữa các cường quốc ở khu vực này.
Về mặt kinh tế, khu vực Đông Nam Á bao gồm một số quốc gia với các nền kinh tế sôi động như Singapore, Malaysia, Thái Lan hay tiềm năng kinh tế như Việt Nam và Indonesia; và là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với bất kỳ khu vực khác trên thế giới kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Đến năm 2018, ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 3 nghìn tỷ đô la. (Trung tâm WTO, 2019)
Sự tồn tại của tổ chức ASEAN trở thành công cụ thiết thực nhất để các quốc gia Đông Nam Á hướng đến tăng cường hợp tác khu vực. Đặc biệt, quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, Indonesia vào tháng 10/2003) với 3 trụ cột gồm Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN (APSC) và Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC) đã thúc đẩy mức độ hợp tác và liên kết khu vực sâu rộng hơn; có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân các nước ở khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, ASEAN đang gặp phải một mối lo ngại ngày càng tăng là sự đoàn kết của tổ chức này, khi các nước thành viên dễ dàng bị các tác nhân bên ngoài lợi
dụng ―Phương thức ASEAN‖1 để định hình lập trường của các nước ASEAN trong các vấn đề khu vực ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba, chẳng hạn như các tranh chấp chủ quyền hàng hải trên Biển Đông. Điều này có thể làm suy yếu các nỗ lực nhằm tạo ra một tầm nhìn ASEAN đoàn kết, thống nhất. Chắc chắn, ASEAN không hoàn hảo, nhưng không thể phủ nhận ASEAN là tổ chức duy nhất cho sự can dự địa chính trị ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và là tổ chức để khu vực có thể triệu tập các cuộc họp với sự tham gia của mọi cường quốc thế giới, từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đến Trung Quốc, Nga. (Kishore Mahbubani, 2017) Đồng thời, ASEAN tiếp tục phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ các vấn đề liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, giữa lợi ích riêng của từng quốc gia với lợi ích chung của khu vực đã tạo ra những chia rẽ sâu sắc. Đặc biệt, sự cạnh tranh địa chính trị đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra một mối đe dọa hơn nữa đối với sự gắn kết của khối.
Bên cạnh đó, chính trị trong nước của một số nước trong khu vực, trong đó có Philippines, Myanmar, Malaysia và Thái Lan đang ngày càng trở nên bất ổn bởi những cuộc bạo động, đảo chính. Thậm chí, mối quan hệ của Mỹ với Thái Lan và Philippines đã xấu đi do những chỉ trích của Mỹ đối với các vi phạm dân chủ và nhân quyền ở cả hai nước. Việc tổng thống Duterte lên nắm quyền đã khiến quan hệ liên minh giữa Mỹ và Philippines rơi vào tình trạng hỗn loạn. Tương tự, quan hệ Thái Lan và Mỹ cũng đã bất ổn từ năm 2014, khi giới tinh hoa Thái Lan liên tục bày tỏ sự thất vọng đối với chính sách của Mỹ. Chắc chắn các quốc gia đang bị khủng hoảng về chính trị này có thể sẽ thích một vị tổng thống Mỹ không chỉ trích các chính phủ của họ vi phạm nhân quyền, tham nhũng, hoặc vi hiến như tổng thống D. Trump hơn so với các đời tổng thống trước. (Lê Hồng Hiệp, 2016) Nhưng mối quan hệ của các nước trong khu vực Đông Nam Á dưới thời tổng thống Trump ngày càng xa cách, khi niềm tin vào sự sẵn sàng theo đuổi các cam kết an ninh khu vực của Mỹ bị suy giảm. Điều này sẽ khiến cho các nước trong khu vực cần phải
1 Phương thức ASEAN bao gồm một số đặc điểm như không can thiệp, không chính thức, thể chế hóa tối thiểu, tham vấn và đồng thuận, không sử dụng vũ lực và tránh đối đầu.
đánh giá lại cán cân quyền lực ở khu vực để đưa ra đường lối ngoại giao phù hợp với tình hình thực tế.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang làm rất tốt việc thiết lập quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á. Lào và Campuchia là hai quốc gia được hưởng lợi từ những khoản đầu tư từ Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển, cho vay ưu đãi và đầu tư ngày càng gia tăng vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn từ đập thủy điện đến đường cao tốc và đường sắt. (Daly &
Rojansky, 2018) Tương tự, các nước có kinh tế phát triển cao như Singapore, Malaysia, và Indonesia tiếp tục phát triển và dựa vào Trung Quốc trong vai trò một thị trường xuất khẩu hấp dẫn. Tuy đang có sự hợp tác ngày càng sâu rộng về mặt kinh tế, nhưng xu thế đối đầu và phòng bị nước đôi cũng đang ngày càng phổ biến trong quan hệ an ninh Trung Quốc và Đông Nam Á. Trường hợp điển hình như Việt Nam, nước có quan điểm an ninh phức tạp đối với Trung Quốc, mặc dù hai nước có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế, nhưng Việt Nam đặc biệt cảnh giác với sự ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc về mặt chính trị, đặc biệt từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014 ở Biển Đông. Hoặc, cả Thái Lan và Philippines đều đang cố gắng cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, cả hai đều không muốn là nơi để Mỹ tiến hành chiến tranh ủy nhiệm2, và cũng chẳng muốn Trung Quốc trở thành anh cả của khu vực. Vì các nước Đông Nam Á đều nhận thức được rằng sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc như một thách thức an ninh nguy hiểm và ngày càng lớn đối với ổn định khu vực.
Mỗi một quốc gia ở khu vực này đều đối mặt với những thách thức tương tự nhau trong việc đối phó với Trung Quốc, nhưng không có quốc gia nào có cách tiếp cận Trung Quốc giống nhau. Không có chính sách nào phù hợp với mọi quốc gia, vì vậy quan trọng là các nước trong khu vực áp dụng chiến lược như thế nào để có thể bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong đó, một số nước lựa chọn khuynh hướng trung
2 Chiến tranh ủy nhiệm là loại hình chiến tranh được tiến hành bằng cách thông qua lực lượng của một hoặc nhiều nước khác, hay các tác nhân phi nhà nước (còn gọi là chiến tranh qua tay người khác). Loại hình chiến tranh này đang được một số nước, đứng đầu là Mỹ coi trọng sử dụng để can dự vào các cuộc xung đột nhằm đạt mục tiêu chiến lược mà không sử dụng lực lượng trực tiếp tham chiến.