Chương 2: Nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của
2.1. Quá trình phát triển chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với
2.2.1. Lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Như đã đề cập ở chương 1, vị trí của khu vực Đông Nam Á đối với Trung Quốc rất đặc biệt, vừa là khu vực ngoại vi có tầm ảnh hưởng đến an ninh biên giới của Trung Quốc; vừa là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc vì những lợi ích chiến lược có được ở khu vực này, đặc biệt tại Biển Đông. Vì vậy, việc thực hiện chính sách ngoại giao láng giềng và xử lý tốt mối quan hệ với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á là điểm khởi đầu để Trung Quốc thực hiện chính sách “trỗi dậy hòa bình”.
Trên thực tế, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giai đoạn từ 2013 trở về sau là sự tiếp nối, kế thừa và phát huy những thành quả đối ngoại của giai đoạn trước. Vì vậy, ở nội dung
này luận văn sẽ chia làm hai giai đoạn: (1) giai đoạn xây dựng, (2) giai đoạn phát triển.
Mở đầu cho những thay đổi trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN là bước ngoặt năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra, Trung Quốc cam kết không phá giá đồng nhân dân tệ, điều này đã thành công giúp Trung Quốc giành được thiện ý của các nước ASEAN. Những nỗ lực của Bắc Kinh trong giai đoạn này thông qua “ngoại giao mới” đã thành công lấy được niềm tin của các nước láng giềng Đông Nam Á, nếu không đề cập đến những tranh chấp xung quanh vấn đề biên giới trên bộ và biển đảo.
Bảng 2.1. Thời gian và quá trình thiết lập mối quan hệ đối thoại giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á
STT Quốc gia Năm Đặc điểm mối quan hệ
1 Brunei 30/09/1991 - Năm 2018, nâng cấp mối quan hệ Trung Quốc- Brunei lên quan hệ đối tác chiến lược.
- Brunei là một trong 5 nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
2 Campuchia 19/07/1958 - Năm 2010, hai quốc gia nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
- Campuchia hiện đang là quốc gia thân cận Trung Quốc nhất trong số các quốc gia ĐNA 3 Indonesia 13/04/1950 - Năm 2013 xây dựng đối tác chiến lược toàn
diện.
- Giữ vị trí trung lập trong mối quan hệ với Trung Quốc
4 Lào 25/04/1961 - Năm 2009, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
- Trở thành quốc gia thân cận với Trung Quốc với những khoản viện trợ từ chính phủ Trung Quốc
5 Malaysia 31/05/1974 - Năm 2013, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
- Một trong 5 nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông
6 Myanmar 08/06/1950 - Năm 2011, hai nước nâng cấp mối quan hệ trở thành đối tác chiến lược.
7 Philippines 09/06/1975 - Năm 2018, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
- Một trong 5 nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông
8 Singapore 03/10/1990 - Thi hành chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập và không kết thành đồng minh, thực hiện chính sách “cân bằng nước lớn”.
9 Thái Lan 01/07/1975 - Năm 2012, Trung Quốc và Thái Lan thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện.
10 Việt Nam 18/01/1950 - Năm 2008, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
- Một trong 5 nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông
11 Đông Timor 20/05/2002 - Năm 2014, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Nguồn: Tác giả thiết lập Ngay từ những ngày đầu thành lập, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn được gọi là Trung Quốc (01/10/1949), đã tiến hành thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới để khẳng định tính chính thống của mình. Liên Xô (cũ), ngày nay là Cộng Hòa Liên Bang Nga là nước đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào ngày 2 tháng 10 năm 1949. Điều này cũng dễ hiểu, vì Liên Xô là anh cả của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa lúc bấy giờ, vì vậy, việc công nhận sự tồn tại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Liên Xô là hành động
thiết thực để mở đường cho Trung Quốc nhận được sự ủng hộ của các quốc gia khác trên thế giới.
Nhìn vào bảng 2.1, ta có thể thấy việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đặc biệt được hình thành từ rất sớm. Ví dụ như, chỉ sau sáu tháng nước CHND Trung Hoa thành lập, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực này thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, tiếp đến Myanmar, Indonesia, Campuchia. Đến nay, ngoại trừ Singapore, hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đều thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, đây là thành quả đáng ghi nhận trong nền ngoại giao của chính phủ Trung Quốc.
Bên cạnh việc đẩy mạnh ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á thông qua kênh song phương bằng cách ký kết các tuyên bố chung, trở thành đối tác chiến lược và toàn diện, thắt chặt tình hữu nghị với các quốc gia, thì không thể không kể đến mối quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong suốt 30 năm qua.
Trung Quốc và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại vào năm 1991, được xây dựng trên nhận thức chung về việc duy trì quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, đồng thời thông qua đối thoại để giải quyết bất đồng, thiết lập sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Sau gần 30 năm nỗ lực chung, sự tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa hai bên đã tăng lên đáng kể, hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp (Xem thêm bảng 2.2).
Bảng 2.2. Tiến trình mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN (1991-2012)
STT Năm Nội dung
1 1991 Đánh dấu sự khởi đầu của quá trình đối thoại ASEAN-Trung Quốc.
2 1996 Trung Quốc trở thành đối tác đối thoại toàn diện của ASEAN.
3 1997
Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc không chính thức đầu tiên được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia, trong đó các nhà lãnh đạo của hai bên đã
công bố quyết định thiết lập quan hệ đối tác láng giềng tốt đẹp và tin cậy lẫn nhau theo định hướng thế kỷ 21 giữa ASEAN và Trung Quốc.
4 2003
Trung Quốc đã dẫn đầu trong việc tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. Hai bên quyết định nâng cấp quan hệ ASEAN-Trung Quốc lên quan hệ Đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng.
5 2008 Trung Quốc đã bổ nhiệm Đại sứ đầu tiên của mình tại ASEAN.
6 2011
Trung tâm ASEAN - Trung Quốc (ACC) chính thức được thành lập. Là trung tâm thông tin và hoạt động một cửa, ACC đã phát huy vai trò của mình để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa, du lịch, thông tin và truyền thông.
7 2012 Trung Quốc thành lập Phái đoàn thường trực và bắt đầu cử Đại sứ tại ASEAN.
Nguồn: Tác giả thiết lập
Với một quá trình đối thoại tích cực hơn được đánh dấu từ năm 2003 khi Trung Quốc tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, đồng thời nâng cấp mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN trở thành đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng đã đóng vai trò quan trọng cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của khu vực. Từ 2002 đến 2007, Trung Quốc phát huy ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á qua các cơ chế ASEAN + 1, ASEAN + 3, Hội nghị Cấp cao Đông Á, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, để đối trọng với hệ thống an ninh “trục và nan hoa” của Mỹ. Sự cởi mở và thiện chí của Trung Quốc đã giúp nước này dần trở thành đối tác ưu tiên hàng đầu của ASEAN cũng như của từng quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Bằng cách đó, Trung Quốc đã nâng cao vai trò và vị thế của
họ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương một cách tương đối so với vai trò và vị thế của Mỹ và Nhật Bản.
Lấy bước đà từ những kết quả tốt đẹp đạt được ở giai đoạn trước, năm 2012, phía Trung Quốc đã nêu lên lí tưởng về việc nâng tầm quan hệ Trung Quốc - ASEAN và xây dựng một cộng đồng Trung Quốc - ASEAN chặt chẽ hơn với thông điệp “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại ASEAN - Trung Quốc”. Trong chuyến thăm Indonesia và Malaysia năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát biểu về
“Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại ASEAN - Trung Quốc” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, đây được coi như sự khởi đầu của một kế hoạch lớn mà Trung Quốc đang hướng tới, một cộng đồng tương lai chung vận mệnh. Tập Cận Bình chỉ ra, Trung Quốc ―sẽ cùng nỗ lực với Indonesia cũng như các nước ASEAN khác, làm cho hai bên trở thành láng giềng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt mà hưng suy có nhau, an nguy bên nhau, cùng hội cùng thuyền, chung tay tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc - ASEAN càng chặt chẽ hơn, đem lại lợi ích và hạnh phúc nhiều hơn cho nhân dân hai bên và trong khu vực‖. (CPC, 2013)
Việc tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc - ASEAN có ý nghĩa thời đại đối với sự phát triển của mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cả hai bên đã cùng nỗ lực thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp của hợp tác khu vực ở Đông Nam Á, đồng thời đối phó với những thách thức hiện có và tiềm ẩn trong khu vực. Điều này được thể hiện rõ thông qua các chuyến thăm cấp nhà nước, cũng như sự tham gia của Trung Quốc trong các vấn đề chung của khu vực Đông Nam Á.
Bảng 2.3. Quan hệ đối thoại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á (2013 -2021)
TT Thời gian Quốc gia Nội dung
1 02/10/2013- 08/10/2013
Indonesia, Malaysia
- Chuyến thăm cấp nhà nước
- Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21.
- Đề xuất xây dựng Con đường tơ lụa trên biển.
2 19/12/2014-
20/12/2014 Thái lan - Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng MeKong mở rộng (GMS) lần thứ 5
3 20/4/2015-
24/4/2015 Indonesia - Hội nghị thượng đỉnh Á – Phi - Kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung 4 05/11/2015-
06/11/2015 Việt Nam Chuyến thăm cấp nhà nước 5 06/11/2015-
07/11/2015 Singapore Chuyến thăm cấp nhà nước 6 18/11/2015-
19/11/2015 Philippine Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 7 13/10/2016-
14/10/2016 Campuchia Chuyến thăm cấp nhà nước 8 10/11-2017 –
12/11/2017 Việt Nam Chuyến thăm cấp nhà nước và dự APEC 9 13/11/2017 –
14/11/2017 Lào Chuyến thăm cấp nhà nước
Nguồn: Tác giả thiết lập Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2013 - 2021, Trung Quốc đã rất tích cực thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á thông qua các chuyến thăm nhà nước và tham gia vào các Hội nghị khu vực được tổ chức hằng năm. Riêng năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID, hoạt động ngoại giao của các nước tạm gác lại, tuy nhiên vẫn có những cuộc họp trực tuyến được diễn ra, nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như hoạt động chống dịch, hỗ trợ y tế giữa các quốc gia trong hoạt động phòng – chống dịch.
Thông qua các chuyến thăm cấp nhà nước, cũng như các hội nghị, diễn đàn, Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông Nam Á đã thiết lập một loạt các cơ chế đối thoại và hợp tác, chủ yếu bao gồm hội nghị cấp cao, hội nghị ngoại trưởng, hội nghị cấp bộ trưởng, hội nghị quan chức cấp cao để bàn về các vấn đề cấp bách, mang tính quốc tế.
Trong vòng một thập kỷ qua, sự phát triển các mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng là kết quả của quá trình đối ngoại giữa các quốc gia với nhau; đồng thời cũng làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau hơn. Và chính sách ngoại giao khéo léo của Trung Quốc đã cho mở đường cho sự ổn định cũng như gia tăng sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đông Nam Á, cho phép Bắc Kinh thực hiện ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực.
10 18/11/2018 –
20/11/2018 Brunei Chuyến thăm cấp nhà nước
11 20/11/2018 –
21/11/2018 Philippines Chuyến thăm cấp nhà nước
12 17/01/2020 –
18/01/2020 Myanmar Chuyến thăm cấp nhà nước