Mục đích của đề tài là nghiên cứu “Chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tập Cận Bình”.
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ triển khai nghiên cứu 3 nhiệm vụ sau: Thứ nhất, cơ sở hình thành nên chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á. Để làm rõ và xác định những nhân tố tác động đến sự hình chính sách đối ngoại mới của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào 4 nội dung: (i) Sức mạnh Kinh tế - Chính trị của Trung Quốc; (ii)Sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; (iii) Vấn đề biển Đông; (iv) Chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa.
Thứ hai, nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á;
Cuối cùng, tác động của chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á và tác động như thế nào.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài ―Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình‖, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là chính sách đối ngoại của Trung Quốc; vị trí , vai trò của khu vực Đông Nam Á.
Trong đó, đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc, tác giả sẽ tìm hiểu nhân tố tác động chính đến sự hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, đi sâu vào phân tích chính sách đối ngoại, quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á.
Đối với khu vực Đông Nam Á, tác giả sẽ phân tích vị trí, vai trò của khu vực Đông Nam Á đối với sự hình thành và phát triển trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trong khả năng nghiên cứu và năng lực của tác giả, tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu liên quan đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á trong phạm vi dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình (từ 2013 – 2021) lãnh đạo Trung Quốc.
5. Lý thuyết nghiên cứu
Quan niệm của chủ nghĩa hiện thực xoay quanh (1) cái nhìn bi quan về bản chất con người; (2) cho rằng quan hệ quốc tế phải có xung đột và các xung đột quốc tế cuối cùng sẽ được giải quyết bằng vũ lực; (3) coi trọng các giá trị an ninh quốc gia và sự tồn vong của nhà nước; và (4) sự hoài nghi đối với sự tiến bộ của nền chính trị quốc tế. Quan niệm này định hình tư tưởng của hầu hết các nhà lý thuyết quan hệ quốc tế theo chủ nghĩa hiện thực trong quá khứ và hiện tại. Do đó, chính trị quốc tế được mô tả như một đấu trường của sự cạnh tranh, xung đột và chiến tranh giữa các quốc gia trong đó các vấn đề cơ bản giống nhau là bảo vệ lợi
ích quốc gia và đảm bảo sự tồn tại của quốc gia và an ninh của quốc gia đó. Những người theo chủ nghĩa hiện thực đưa ra một giả định rằng hệ thống nhà nước quốc tế là vô chính phủ, quan hệ quốc tế chủ yếu là quan hệ của các quốc gia, tất cả các tác nhân khác trong chính trị thế giới như các cá nhân, các tổ chức quốc tế (IGO), tổ chức phi chính phủ (NGO), ít quan trọng hơn hoặc không quan trọng bằng. (Georg Sứrensen, Jứrgen Mứller, Robert Jackson, 2013, p.68).
Bằng việc thay đổi tư duy đối ngoại qua các thời kỳ lãnh đạo từ “Ẩn mình chờ thời” đến “Trỗi dậy hòa bình” hay “Giấc mơ Trung Hoa” ta đều thấy mỗi đường lối đối ngoại đều mang một bản sắc - dấu ấn cá nhân riêng, và những tư duy đối ngoại này mặc dù khác về phương châm hành động nhưng đều cùng chung một mục đích - đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
Đặt trong phạm vi đề tài nghiên cứu của tác giả, xuất phát từ bản chất của các vấn đề liên quan đến chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ kinh tế đến an ninh quốc phòng hay cách ứng xử của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, sáng kiến Vành đai và Con đường hay Chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa, để thể hiện rõ bản chất cũng như tham vọng mà Trung Quốc ấp ủ khi thực hiện những chính sách này – trở thành cường quốc toàn cầu, thì lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực sẽ giải thích được nguyên nhân của những hành xử mà Trung Quốc thực hiện trong các vấn đề liên quan trong chính sách đối ngoại của mình. Vì vậy, tác giả sẽ sử dụng lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực làm chủ thuyết trong đề tài nghiên cứu của mình.
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài này sẽ cố gắng trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, những nhân tố nào tác động đến sự thay đổi chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình?
Ở nội dung này, tác giả sẽ phân tích 4 yếu tố có vai trò định hướng đến quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á, bao gồm: sức mạnh kinh tế - chính trị của Trung Quốc; sự ảnh hưởng của Mỹ
đối với khu vực Đông Nam Á (chính sách xoay trục của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương); vấn đề Biển Đông; chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc – mục tiêu chính của đường lối đối ngoại của Trung Quốc.
Thứ hai, tác động của chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình như thế nào?
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích chính sách đối ngoại là phương pháp chính mà tác giả sử dụng để phân tích đề tài “Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tập Cận Bình”.
Khi nhắc đến chính sách đối ngoại, chúng ta đề cập đến những chiến lược, hành động, quyết định nhằm vào các chủ thể trong quan hệ quốc tế, những vấn đề nằm bên ngoài phạm vi chính trị quốc gia. Mục tiêu của chính sách đối ngoại là mở rộng tầm ảnh hưởng của quốc gia, điều này là điểm phân biệt giữa chính sách đối ngoại và chính sách đối nội (Kaarbo, Lantis, và Beasley, 2002).
Theo Breuning (2007), phân tích chính sách đối ngoại “quan tâm trước tiên đến việc giải thích các quyết định được đưa ra như thế nào và vì sao lại đưa ra những quyết định đó”. Theo cách định nghĩa này, phân tích chính sách đối ngoại nhấn mạnh vào nhân tố con người tham gia vào quá trình hoạch định chính sách (Breuning, 2007; Hudson, 2005, 2007).
Theo một cách hiểu khác, Breuning (2007) cho rằng, chính sách đối ngoại là
“tổng thể các chính sách và các mối tương tác với môi trường bên ngoài biên giới quốc gia”. Như vậy, chính sách đối ngoại của một quốc gia bao quát nhiều vấn đề khác nhau, từ an ninh truyền thống và các lĩnh vực kinh tế đến những vấn đề về môi trường, năng lượng, viện trợ nước ngoài, di cư và quyền con người. Do đó, khi phân tích chính sách đối ngoại của một quốc gia, ta cần phân tích trên nhiều lĩnh vực khác nhau, để có thể đánh giá tổng quan hơn về tính khả thi và hiệu quả của cả một chính sách đối ngoại của một quốc gia.
Do đó, để phân tích chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tập Cận Bình, tác giả tập trung vào hai nội dung chính: (1)
cơ sở hình thành chính sách đối ngoại Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình; (2) nội dung và quá trình triển khai chính sách này. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho tác giả giải thích được tại sao Trung Quốc lựa chọn cách ứng xử, hoặc thực hiện hành vi ngoại giao của mình đối với khu vực Đông Nam Á trong thời gian qua nhằm mục đích gì.
Ngoài việc sử dụng phương pháp phân tích chính sách đối ngoại, luận văn còn kết hợp với các phương pháp của các ngành khoa học xã hội như phân tích, tổng hợp, so sánh. Các số liệu, dữ liệu được đưa vào luận văn được thu thập thông qua các tài liệu tham khảo, và khảo sát của các nghiên cứu khoa học.
8. Đóng góp của luận văn
Thông qua việc tìm hiểu, phân tích những biến động trong khu vực và thế giới; sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Đông Nam Á, luận văn sẽ cung cấp các luận cứ khoa học góp phần vào việc nhận định tình hình khu vực, định hướng chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á và đưa ra những đóng góp đề xuất cho việc thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Đông Nam Á nói chung.
Về mặt thực tiễn, luận văn chỉ ra những tác động của tình hình quốc tế và khu vực đối với sự hình thành và phát triển chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Đông Nam Á. Qua đó, chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với quan hệ Trung Quốc và Đông Nam Á; đồng thời đánh giá hiệu quả của những chính sách đối ngoại của Trung Quốc được triển khai ở khu vực Đông Nam Á.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tập Cận Bình
Chương 2: Nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tập Cận Bình
Chương 3: Những tác động của chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tập Cận Bình và đề xuất đối với Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Tập Cận Bình
1.1. Tình hình quốc tế, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á từ năm 2013 đến năm 2021
1.1.1. Tình hình thế giới
Bước vào thế kỷ 21, thế giới đang đối diện với những biến đổi khôn lường, với sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi, sự định hình trong lợi ích quốc gia ngày càng rõ nét, cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, hay những ảnh hưởng của các vấn đề toàn cầu như làn sóng chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy, dịch bệnh hay sự phát triển khoa học - công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã thúc đẩy sự hình thành một trật tự thế giới với nhiều xu hướng mới.
Thứ nhất, cục diện thế giới hiện nay có xu hướng đa cực, đa trung tâm với Mỹ là siêu cường và một số cường quốc thế giới như Trung Quốc, Nga, Đức, Anh, Nhật Bản.
Điều này thể hiện rõ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ ra sức củng cố sức mạnh nhằm thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Tuy nhiên, các sự kiện xảy ra trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21 như việc Nhật Bản nâng cấp Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng nhằm tăng cường thực lực quân sự, giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ; sự ly tâm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối với Mỹ; nước Nga sau sự kiện Crimea đã phá vỡ thế cấm vận, lấy lại vị thế của mình, đồng thời mở rộng lợi ích tại các khu vực chiến lược, thúc đẩy hợp tác với các nước lớn, gia tăng ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương; cùng đó Australia, Hàn Quốc vừa là đồng minh Mỹ, vừa tạo dựng một vị thế độc lập với Mỹ hướng đến vị thế cường quốc hạng trung; đặc biệt sự trỗi dậy của Trung Quốc trong
“Giấc mơ Trung Hoa” đã cho thấy thế giới hiện nay đã không còn xoay quanh một trục là Mỹ. (Nguyễn Nhâm, 2016) Để lợi ích quốc gia được bảo vệ, các nước ưu tiên hợp tác ở cấp độ khu vực và tiểu vùng nhằm tạo dựng các mối liên kết khu vực
sâu hơn khi đứng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và thế nước đôi của Mỹ trong các vấn đề quốc tế trong một thập kỷ gần đây. Cùng với sự cạnh tranh Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chiến tranh giành vị trí lãnh đạo thế giới đã làm thay đổi cơ chế đa phương toàn cầu.
Thứ hai, toàn cầu hóa có phần chững lại do các phản ứng trái chiều của chính nó như nhập cư trái phép, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, diễn ra với quy mô rộng, biến đổi khó lường. Cùng với đó, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh tiềm ẩn, hiện diện ở nhiều khu vực, với nhiều hình thái khác nhau, các nước lớn cũng không tránh khỏi. Điều này càng khẳng định vai trò của việc hợp tác đa phương để đối phó với thách thức toàn cầu là cần thiết. Mặc dù những bất đồng lợi ích sẽ nảy sinh trong quá trình cam kết, hợp tác giữa các chủ thể quốc gia trong quan hệ quốc tế, nhưng với mục tiêu chung, đặc biệt trong việc giải quyết các mối đe dọa toàn cầu như y tế, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thì việc tạo ra một trật tự đa phương không bị giới hạn bởi những liên minh là cấp thiết đối với thế giới hiện nay.
Và đặc biệt, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến mới chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra. Đại dịch COVID-19 đã và đang tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, nhất là kinh tế, chính trị, xã hội của hầu hết các quốc gia; làm đình trệ gần như toàn bộ nền kinh tế thế giới, đứt gãy các chuỗi cung ứng trên toàn cầu, các hợp đồng kinh tế bị phá vỡ, các cơ hội kinh doanh bị mất đi, dẫn đến giảm thu nhập của người lao động, tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Thứ ba, những đột phá công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi những nền tảng truyền thống của thế giới. Ngoài công nghệ thông tin, các lĩnh vực có sự đột phá mạnh mẽ hàng đầu còn bao gồm y học, năng lượng, sinh học, môi trường. Chuyển đổi số thúc đẩy sự cạnh tranh, tăng cường tiềm lực sức mạnh và năng lực sản xuất quốc gia; đồng thời đòi hỏi năng lực thích ứng và cải tiến của các quốc gia nếu không muốn tụt lại phía sau. Do đó, để tận dụng các cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các nước đang phát triển cần tăng cường liên kết, hợp tác về khoa học - công
nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này dẫn đến sự gia tăng các cơ chế hợp tác mới trong khu vực và sự chuyển dịch lớn trong trật tự kinh tế thế giới.
Thứ tư, thế giới đang dịch chuyển trọng tâm quyền lực từ Tây sang Đông. Tỷ trọng của các nền kinh tế phương Tây, kể cả Mỹ, các nước Tây Âu có xu hướng giảm dần; tỷ trọng của các nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ ngày một tăng lên trong nền kinh tế thế giới. Theo khảo sát của Research FDI (2021) khu vực châu Á - Thái Bình Dương tập trung 3/6 nền kinh tế lớn nhất thế giới gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, với sự hiện diện của nhiều nước lớn và các nền kinh tế năng động; hiện diện các liên minh, tổ chức, thể chế đa phương quan trọng và ra đời những sáng kiến mới về kinh tế, an ninh - quốc phòng ở mọi cấp độ. Từ đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành trung tâm của cạnh tranh quyền lực. (Bùi Thanh Tuấn, 2021)
Thế giới đa cực, đa phương với nhiều quy mô, đan xen đối tác, lĩnh vực đã rõ.
Nhưng nhìn chung, trật tự thế giới vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, trật tự cũ đã không thể tiếp tục tồn tại, nhưng trật tự mới chưa hình thành. Vấn đề là cách thức mà các cường quốc sử dụng để liên kết, hợp tác, tìm kiếm đồng minh để cán cân quyền lực nghiêng về phía mình là quan trọng. Giai đoạn này sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian dài, tuy nhiên sự phức tạp của các vấn đề xuyên quốc gia mà thế giới đang phải đối mặt cho thấy mức độ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ của các quốc gia và xã hội. Những thách thức này đang tái định hình một trật tự đa cực đa dạng hơn nhưng kết nối nhiều hơn, với ngày càng nhiều các nhân tố có ảnh hưởng đến quản trị toàn cầu. Vì thế, một trật tự thế giới đơn cực sẽ không thể xảy ra trong một thế giới tồn tại nhiều biến số như hiện nay.
1.1.2. Tình hình Trung Quốc
Kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 diễn ra vào năm 2012, với sự thay đổi ban lãnh đạo mới, cùng với chương trình mở cửa, cải cách toàn diện và sâu rộng để bắt đầu bước vào thời đại mới, Trung Quốc đã đối mặt với thế giới một cách bình tĩnh và tự tin hơn. Trung Quốc xuất hiện trên chính trường