Vấn đề biển Đông

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của trung quốc đối với khu vực đông nam á dưới thời tập cận bình (Trang 46 - 53)

Chương 1. Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với

1.2. Nhân tố tác động đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của

1.2.3. Vấn đề biển Đông

Một trong những điểm nổi bật khi đề cập đến Biển Đông hiện nay là sự bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển này. Vậy, vì sao Biển Đông trở nên quan trọng đối với các quốc gia như vậy?

Nhìn vào hình 1.3, theo khảo sát của EIA (2018), hằng năm có khoảng 30%

khối lượng dầu mỏ nhập khẩu thế giới đi qua khu vực này. Đồng thời 50% tổng thương mại thế giới, hơn 40% tổng thương mại quốc tế của Trung Quốc được vận chuyển qua Biển Đông. Vì vậy, việc cả Trung Quốc và Mỹ đều muốn kiểm soát Biển Đông là điều tất yếu vì nơi đây là tuyến đường hàng hải trọng yếu của thương mại thế giới. (China Power, 2017)

Hình 1.3. Dòng chảy thương mại Dầu thô ở Biển Đông (Nguồn: EIA)

Bảng 1.1. Ước tính trữ lượng Dầu thô ở Biển Đông

Nguồn: EIA Ngoài ra, theo ước tính của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ EIA Biển Đông hiện có trữ lượng khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190.000 tỷ khối khí đốt (hơn 5.300 tỷ m3), chưa kể đến những vùng biển chưa được kiểm tra. (Bảng 1.1) Dù đến nay phần lớn tài nguyên năng lượng ở Biển Đông vẫn chưa được khai thác, tiềm năng về dầu khí ở khu vực này vẫn được các nước đánh giá cao, đặc biệt khi dầu mỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế các nước liên quan. (EIA, 2019)

Với những tiềm năng về dầu khí chưa được khai thác ở vùng biển này kèm theo vai trò quan trọng của vị trí địa lý, Trung Quốc coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi của riêng mình. Trong khi đó, Mỹ cho rằng Biển Đông không chỉ quan trọng với những quốc gia ven biển mà nó liên quan đến lợi ích kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới và an ninh với châu Á. Mỹ đề cao nguyên tắc tự do hàng hải, một trong những nguyên tắc mà nhờ đó Mỹ đã phát triển và duy trì vị thế siêu cường của mình, còn Trung Quốc lại diễn giải luật quốc tế theo cách riêng của mình, xây dựng các đảo nhân tạo và khẳng định chủ quyền với các đảo với mục đích riêng. Vì sự khác biệt trong tư duy về lợi ích, xuất phát từ những động thái của Trung Quốc

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Trữ lượng dầu thô và chất lỏng (Tỷ thùng)

Trữ lượng khí tự nhiên (Nghìn tỷ khối)

trên vùng biển này trái với nguyên tắc “tự do hàng hải” đang vận hành, nên việc Mỹ muốn duy trì trật tự tự do trên vùng biển này một phần vì lợi ích của Biển Đông mang lại cho Mỹ, một phần vì cam kết của Mỹ đối với việc đảm bảo an ninh đối với vùng biển quốc tế này, khi cam kết này được đảm bảo đồng nghĩa với việc quyền lực cứng của Mỹ ở khu vực vẫn chưa bị mất đi. Nếu Trung Quốc có quyền kiểm soát Biển Đông thì liệu tự do hàng hải có còn được thực thi, hay các nước phải trao đổi lợi ích với Trung Quốc để đổi lấy việc tự do đi lại trên vùng biển này, câu trả lời vẫn còn ở tương lai.

Với tất cả những động thái của chính quyền Bắc Kinh ở Biển Đông, chúng ta có thể thấy Trung Quốc của thế kỷ 21 đang chuyển hướng sức mạnh ra biển và mục tiêu kiểm soát Biển Đông là một trong những nguyên nhân tác động chính đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vậy lý do nào để Trung Quốc chuyển hướng ra Biển Đông trong cuộc chạy đua với Mỹ ở khu vực Đông Nam Á?

Trước hết, phải kể đến sự thuận lợi trong việc mở rộng không gian sinh tồn của quốc gia này khi lựa chọn Đông Nam Á là bước tiến đầu trong kế hoạch phô trương sức mạnh của mình. Phía Bắc, Trung Quốc phải đối mặt với Nga, một siêu cường về quân sự; phát triển sang phía Tây và Tây Nam, là vùng rừng núi hiểm trở, không thuận tiện cho việc giao thương; hướng sang phía Đông là Nhật Bản, Đài Loan, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời cũng không thuận tiện cho quá trình lưu thông thương mại đối với khu vực và thế giới. Trong khi đó, ở phía Nam là các quốc gia nhỏ, không có mối quan hệ bền chặt với các siêu cường trên thế giới nhưng lại có một vùng biển màu mỡ, đầy tiềm năng, do đó chỉ có phát triển xuống phía Nam, giành quyền kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc sẽ mở rộng được “không gian sinh tồn” mà không bị vướn bởi một lực cản nào, vì vậy Trung Quốc đã tập trung phát triển lực lượng Hải quân về phía Nam. (Nguyễn Thị Quế, 2017)

Thứ hai, việc kiểm soát quân sự trên Biển Đông vừa giúp Trung Quốc ngăn chặn các hoạt động do thám trên biển, vừa tạo ra các điểm dễ tổn thương mới cho

các nước khu vực và Mỹ, đồng thời tạo cơ sở hợp lý cho việc vi phạm các quy tắc về tự do hàng hải mà Trung Quốc với lập luận “không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và tất cả các yêu sách của Trung Quốc đều hợp pháp”. (Baruah, 2014) Điều này sẽ giúp cho Trung Quốc mở rộng vành đai an ninh cho Trung Quốc nhưng cũng đồng thời làm giảm vùng đệm an ninh của các nước láng giềng.

(Tkacik, 2019) Ngoài ra, nếu không có sự kiểm soát trên toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc sợ rằng sẽ bị tổn thương bởi một chiến lược phong tỏa trên biển về quân sự cũng như kinh tế từ Mỹ và các đồng minh. Vì thế, Biển Đông là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi nhất để thách thức Mỹ do sự gần gũi về địa lý của Trung Quốc và khả năng A2/AD3 của Trung Quốc có thể được tận dụng tối đa nhất trong khu vực.

Trung Quốc đang xây dựng chiến lược A2/AD nhằm đẩy lực lượng Mỹ khỏi vùng biển này, đồng thời loại bỏ những trung tâm quyền lực cạnh tranh và tất yếu dẫn sự ra đời của bá quyền khu vực.

Thứ ba, sự can dự của Mỹ trước sự hiện diện quân sự phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, thúc giục hải quân Trung Quốc càng cứng rắn hơn nữa trong các hoạt động trên Biển Đông.

Trung Quốc luôn kêu gọi giải quyết các tranh chấp về Biển Đông trên cơ sở đối thoại song phương thay vì đa phương. Trung Quốc luôn từ chối thảo luận đa phương hay trên các diễn đàn quốc tế với các quốc gia có tranh chấp như Malaysia, Brunei, Việt Nam, Philippines, vì mục đích của Trung Quốc là duy trì tối đa ảnh hưởng lên từng quốc gia tranh chấp riêng lẻ, nơi sức mạnh Trung Quốc luôn lớn hơn. Vì tìm cách duy trì tối đa ảnh hưởng lên từng quốc gia tranh chấp riêng lẻ, nên Trung Quốc luôn tìm cách ngăn cản sự tham gia của các cường quốc vào vấn đề Biển Đông. Điều này thể hiện rõ qua những tuyên bố của Trung Quốc khi cho rằng sự can dự của Mỹ trong việc phòng ngừa và giải quyết các khủng hoảng trong khu vực bằng cách tăng cường các luật lệ và thể chế là gây mất ổn định trong khu vực.

Đồng thời, khi chính quyền Mỹ nêu rõ các lợi ích quốc gia của Mỹ tại Biển Đông,

3 A2/AD (Anti - access/Area Denial): Hệ thống vũ khí chống tiếp cận/ chống xâm nhập là chiến lược biển được xây dựng nhằm ngăn không cho lực lượng hải quân đối phương tự do di chuyển trong một không gian chiến đấu

kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quyền tự do đi lại trên biển và tôn trọng luật pháp quốc tế, Trung Quốc đã nhanh chóng phủ nhận và cho rằng Trung Quốc không bao giờ cản trở tự do hàng hải hay gây ảnh hưởng đến việc tàu thuyền qua lại trên vùng biển này. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ về sự qua lại của các tàu thương mại, mà là việc không được phép do thám quân sự bởi bất kỳ một quốc gia nào tại vùng biển này, vì nó là lợi ích toàn cầu để giữ cho khu vực không có xung đột.

Đặc biệt, khi Mỹ tăng cường hoạt động trên vùng biển này như điều động các nhóm tấn công tàu sân bay, các nhóm sẵn sàng đổ bộ, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và nhiều máy bay ném bom B-52H cũng như B-1B đến Biển Đông;

hay gia tăng hoạt động bay gần bờ biển Trung Quốc, nhằm răn đe Trung Quốc, và cũng như đang gửi thông điệp cho Trung Quốc về sức mạnh của hải quân Mỹ càng khiến Trung Quốc quan ngại hơn về mục đích của Mỹ ở vùng biển này. Liệu rằng Mỹ có tập hợp các đồng minh và đối tác trong khu vực để can thiệp vào các vấn đề khu vực, cũng như gia tăng cường độ hoạt động của Mỹ trong khu vực nhằm nỗ lực kiềm chế sức mạnh Trung Quốc trên biển hay không? Tuy nhiên, theo Robert Kaplan (CNAS) lập luận rằng liên minh phải dựa vào răn đe, và răn đe phải dựa vào cam kết chiến lược vững chắc. Thế nhưng, hiện nay các đồng minh và đối tác châu Á của Mỹ vẫn thấy không an toàn và dễ bị bỏ rơi. (Kaplan, 2020) Vì vậy, trong khi phải thận trọng để tránh va chạm trực tiếp với Bắc Kinh, các nước trong khu vực vẫn khá dè dặt với Mỹ, vì chính quyền Mỹ vẫn chưa có một cam kết đủ mạnh rằng sẽ không bỏ rơi Đông Nam Á vì một lý do nào khác. Cụ thể, gần đây nhất việc hải quân Mỹ điều tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76), đang đồn trú tại Yokosuka (Nhật Bản), đến sát Afghanistan để hỗ trợ việc rút quân của Mỹ khỏi nước này trong khi tình hình eo biển Đài Loan, Biển Đông và Hoa Đông đều đang căng thẳng, đã tạo nên thắc mắc về thái độ nước đôi của Mỹ trong các cam kết tham gia đảm bảo an ninh trong khu vực cũng như nỗ lực đối phó các hành vi gây quan ngại của Trung Quốc. (Hoàng Đình, 2021)

Rõ ràng, Trung Quốc đang bắt nạt các quốc gia láng giềng phía Nam bằng cách sử dụng thuật ngữ bảo vệ “lợi ích cốt lõi”4. Tuy nhiên, “tâm lý nạn nhân” của chính phủ Trung Quốc dường như đã trở thành xu hướng, khi liên tiếp phản bác những thông tin cho rằng Trung Quốc đang bành trướng ở Biển Đông bằng lập luận Trung Quốc chỉ đang bảo vệ lợi ích cốt lõi quốc gia, hay cho rằng “họ đang kiềm chế hoạt động của các đoàn tàu đánh cá nước ngoài ở vùng biển tranh chấp”. (Phúc Duy, 2020) Những động thái này mang tính khiêu khích và không phù hợp với chuẩn hệ thống quốc tế tự do.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc vẫn liên tiếp thực hiện các hoạt động bất hợp pháp của mình như đe dọa khai thác dầu và khí của Malaysia trên Biển Đông;

chiếm trái phép bãi cạn Scarborough của Philippines (06/2012) và duy trì các tàu thuyền trong khu vực, coi bãi cạn là lãnh thổ của mình; ra quy định cấm đánh bắt cá trên những vùng biển mà Trung Quốc yêu sách (11/2013); thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông (2013); tấn công các tàu cá nước ngoài bằng cách bắn vòi rồng vào thuyền và giữ tàu thuyền, bắt thủy thủ; xây dựng bảy hòn đảo nhân tạo ở Trường Sa; đưa trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thậm chí, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố chủ quyền không thể chối cãi trên biển, phân định yêu sách trên các bản đồ chính thức bằng đường chín đoạn trải dài từ Trung Quốc đại lục, uốn khúc dọc bờ biển của Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines, và Đài Loan. Những hành động này của Trung Quốc đều ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế, điều này đã được Tòa trọng tài ở La Haye phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bỏ qua UNCLOS và tiếp tục thực thi yêu sách Đường chín đoạn trên Biển Đông. Tất cả những hoạt động phi pháp trên đều đang đi ngược lại so với những tuyên bố của Trung Quốc về việc duy trì một môi trường khu vực hòa bình, ổn định.

Hầu hết, các tranh chấp liên quan đến vấn đề Biển Đông của Trung Quốc xảy ra với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, vì vậy, vấn đề mà chính phủ Trung

4 Để đạt được các lợi ích này, một quốc gia có thể sử dụng đến vũ lực để theo đuổi mục tiêu của mình trong rất nhiều cuộc tranh chấp

Quốc cần giải quyết là xoa dịu sự phẫn nộ của các quốc gia này thông qua các chính sách đối ngoại, chẳng hạn như những ưu đãi về kinh tế. Tuy nhiên hành vi này có khiến cho Trung Quốc mạnh hơn trong khu vực? Liệu rằng các quốc gia Đông Nam Á có vì những lợi ích kinh tế mà đánh đổi chủ quyền quốc gia? Và điều quan trọng, những hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc sẽ đẩy các quốc gia trong khu vực xích lại gần Mỹ hơn trong tương lai. Đa số các thành viên ASEAN, đặc biệt các quốc gia ven biển, ít nhất đang lặng lẽ ủng hộ sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực để kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc, đồng thời đang cố gắng xây dựng một mạng lưới các đối tác an ninh rộng lớn hơn. Hầu như tất cả các nước ASEAN đều muốn né tránh đối đầu với Trung Quốc, vì mối quan hệ của Trung Quốc với các nước trong khu vực về mặt kinh tế còn rất sâu sắc, không thể phá vỡ. Nhận thức được điều này, càng thúc giục Trung Quốc đẩy mạnh ngoại giao với các nước Đông Nam Á nhằm ngăn cản việc hình thành liên minh hoặc việc hợp tác của khu vực ra khỏi những bên cạnh tranh khác, đặc biệt Mỹ.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của trung quốc đối với khu vực đông nam á dưới thời tập cận bình (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)