Vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Vai trò của truyền thông trong ngoại giao công chúng của mỹ thời kỳ tổng thống barack obama (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Ngoại giao công chúng

1.2.2. Vai trò của ngoại giao công chúng trong quan hệ quốc tế

Với những khái niệm cơ bản đã tìm hiểu ở phần 1.2.1, ngoại giao công chúng không hẳn là ngoại giao nhân dân như nhiều người nhầm lẫn và không thuần túy là công tác thông tin hay tuyên truyền đối ngoại. Ngoại giao công chúng như là một bộ phận bổ trợ của ngoại giao nhà nước và có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, bổ sung lẫn nhau với các hình thức ngoại giao khác. Việc nhận thức đúng bản chất, vai trò của ngoại giao công chúng và phối hợp thành công giữa các hình thức ngoại giao này sẽ giúp cho các quốc gia xây dựng được một chiến lược ngoại giao toàn diện, bền vững, hiệu quả, thích ứng tốt với môi trường quốc tế những thập niên đầu thế kỷ XXI.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của ngoại giao công chúng và các chủ thể phi nhà nước ngày càng trở nên quan trọng, đóng góp hiệu quả vào quá trình xây dựng quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, cũng như những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm đối phó, giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Ngoại giao công chúng không phải là một “phiên bản” ngoài nước của quan hệ công chúng vì quan hệ công chúng chủ yếu xử lý mối quan hệ với giới truyền thông trong nước (cung cấp và giải thích thông tin cho công chúng), mang tính phản ứng thụ động trong những vụ việc hay tình huống cụ thể nên thiếu tầm chiến lược dài hạn. Trái

lại, với tư cách là một bộ phận cấu thành của chính sách đối ngoại, ngoại giao công chúng mang tính chủ động, tích cực cao. Hình thức ngoại giao này không chỉ cung cấp thông tin đối ngoại mà còn chú trọng xây dựng và vun đắp các mối quan hệ không chỉ với giới truyền thông mà còn với nhiều chủ thể nhà nước và phi nhà nước rất đa dạng của nước sở tại. Do đó, ngoại giao công chúng mang tầm chiến lược dài hạn. Ngoại giao công chúng tùy từng thời điểm, địa điểm và vấn đề cụ thể còn được sử dụng như một hình thức tuyên truyền hiệu quả bởi điểm chung giữa hai loại hình này là nhằm phát huy ảnh hưởng của quốc gia ra bên ngoài. Tuy nhiên, nội hàm “tuyên truyền”

trong ngoại giao công chúng hiện nay không nhất thiết phải theo kiểu Chiến tranh lạnh hay chiến tranh thông tin khi thông tin chỉ mang tính một chiều (không có đối thoại) và yếu tố sự thật không được phản ánh một cách đầy đủ. Ngoại giao công chúng nếu muốn thành công phải mang tính thông tin hai chiều (coi công chúng nước sở tại là chủ thể tham gia tích cực) và tôn trọng đến mức có thể yếu tố sự thật, tính khách quan nhằm phục vụ những mục tiêu chiến lược lâu dài trong chính sách đối ngoại.

Hiện nay, do tầm quan trọng về chiến lược và tính tổng quan, ngoại giao công chúng được nhìn nhận như một khái niệm bao trùm cả ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế và thông tin, tuyên truyền đối ngoại...Theo lối phát triển này, ngoại giao công chúng trở thành một các phương diện tạo nên sức mạnh mềm của một quốc gia. Phân tích về tương quan giữa sức mạnh mềm và ngoại giao công chúng, Joseph Nye (2008, tr. 95) cho rằng ngoại giao công chúng là công cụ tạo nên sức cuốn hút của một quốc gia. Phương thức ngoại giao này giúp cho một nhà nước trở nên cuốn hút hơn trong mắt của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, vị giáo sư này cũng cho rằng mệnh đề trên chỉ đúng với điều kiện quốc gia phải thực sự hấp dẫn từ trong nội tại. Điều này có nghĩa là chính phủ cầm quyền quốc gia đó phải được thành lập một cách chính danh. Song song đó, quốc gia đó cần có một nguồn văn hóa, chính trị lôi cuốn cùng một nền kinh tế vững chắc. Nói cách khác, sức mạnh mềm – một khái niệm mang đậm tính Quan hệ

quốc tế - và ngoại giao công chúng là hai phạm trù bổ khuyết cho nhau. Nếu cụm từ đầu là “cốt lõi” thì ngoại giao công chúng là “hình thức” bên ngoài – thứ có nhiệm vụ khiến cho thế giới tò mò và khao khát muốn tìm hiểu về giá trị nội tại kia.

Cùng với sự phát triển ngày càng cao theo hình trôn ốc của truyền thông cùng xu hướng đề cao “sức mạnh mềm”, ngoại giao công chúng đang trở thành xu thế phổ biến, là một trong những ưu tiên của nhiều quốc gia nhằm hỗ trợ cho các hoạt động ngoại giao truyền thống giữa các nước. Khái niệm ngoại giao công chúng đã trở thành một khía cạnh ngày càng phổ biến của nghệ thuật quản lý nhà nước, do sự gia tăng của các chủ thể phi nhà nước với tư cách là các bên liên quan then chốt trong quan hệ quốc tế và sự phổ biến của công nghệ thông tin và truyền thông giúp tạo ra quyền lực chính trị của họ (Kelley, 2010). Trên thế giới, các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga... đều đã thành lập cơ quan chuyên trách hoặc có các chương trình riêng dành cho việc nghiên cứu, phát triển các chính sách về ngoại giao công chúng dưới nhiều hình thức khác nhau. Mục tiêu là tối đa hóa công tác thông tin đối ngoại, cũng như góp phần duy trì sức ảnh hưởng nhất định của mỗi quốc gia đối với khu vực và toàn thế giới.

Thực tế cho thấy, không chỉ các cường quốc mới triển khai ngoại giao công chúng thành công. Theo bảng xếp hạng “Sức mạnh mềm” toàn cầu năm 2017 của Trung tâm Ngoại giao công chúng thuộc Đại học Southern California, (Mỹ), Thụy Sĩ xếp thứ 7 và Singapore xếp thứ 20 về “sức mạnh mềm” toàn cầu, trong khi Trung Quốc xếp thứ 25 và Nga xếp thứ 26, mặc dù hai quốc gia nhắc đến phía sau có nguồn lực lớn hơn nhiều (Lê Thị Thu Hằng, 2019).

Có thể thấy, các nước bắt đầu triển khai ngoại giao công chúng khi đạt được một số điều kiện trong và ngoài nước. Cụ thể, trong nước, quốc gia cần có tiềm năng “sức mạnh mềm” như sự phát triển ổn định mặt kinh tế, độ ổn định chính trị. Bên ngoài, chủ thể qua hệ quốc tế này đã đạt đến một mức độ nhất định về danh tiếng và sức ảnh hưởng. Ví dụ, giữa thập niên đầu thế kỷ XXI, khi đã vượt qua “giai đoạn đen tối” và

bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi - phát triển, Liên bang Nga dần nhận thức được mức độ quan trọng của ngoại giao công chúng. Việc cải thiện hình ảnh quốc tế của Nga càng trở nên cấp bách hơn giai đoạn trong và sau giai đoạn 2011 - 2012 với những cuộc xuống đường phản đối chính phủ liên quan đến cuộc khủng hoảng Crưm. Quốc gia này đã triển khai một chiến dịch đưa thông tin, hình ảnh của nước chủ nhà ra thế giới nhằm tái cấu trúc, định hình lại hình ảnh để thích ứng với bối cảnh và lợi ích của mình. Kênh truyền hình Nước Nga ngày nay (Russian Today), nhất là Quỹ Thế giới Nga (Ruski Mir) do Tổng thống Nga V. Pu - tin ký sắc lệnh thành lập chính là sản phẩm của ngoại giao công chúng Nga với mục tiêu thúc đẩy ngôn ngữ, văn hóa và quan điểm của Nga ra toàn thế giới.

Ngày nay, dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0), môi trường thông tin cũng thay đổi nhanh chóng. Các phương thức triển khai thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại - hai thành tố chính của ngoại giao công chúng - đến nay đã bộc lộ sự “tới hạn”. Các hình thức, như xuất bản các tờ báo đối ngoại, ấn phẩm tuyên truyền, tổ chức các tuần/ngày văn hóa... hầu hết đã và đang phát huy hiệu quả. Những cách tuyên truyền mang tính chất “một chiều” không gần với nhu cầu công chúng, thiếu hấp dẫn, thiếu độ tin cậy, đã cho thấy sự giới hạn của nó. Do đó, việc tìm những phương thức, cách thức mới có hiệu quả hơn là vấn đề cần thiết. Sự phát triển của truyền thông mới, nhất là mạng xã hội đang tạo ra những cơ hội lớn cho ngoại giao công chúng, giúp các nước đi tắt, đón đầu; tạo điều kiện cho việc thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, với dung lượng thông tin lớn hơn, dễ chia sẻ;

tạo ra sự tương tác hai chiều thuận tiện, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho công tác đối ngoại giữa cơ quan đối ngoại của Nhà nước với các tổ chức phi chính phủ, giữa Nhà nước với nhân dân diễn ra dễ dàng, hiệu quả hơn. Mạng xã hội mở ra cơ hội có thể sử dụng vào ngoại giao công chúng một cách “nhanh về thời gian, rộng về diện tiếp cận và rẻ về chi phí” mà các phương thức truyền thống không có được. Theo báo cáo tổng quan

toàn cầu về kỹ thuật số năm 2023 của We are social và Meltwater (xem Bảng 1.1), tổng số người dùng mạng internet đã lên đến con số 5,16 tỷ chiếm 64,4% dân số thế giới, tăng trưởng 1,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó lượng người dùng mạng xã hội tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 4,76 tỷ người - chiếm 59,4% dân số toàn cầu, tăng trưởng 3% tương đương với 137 triệu người dùng mới.

Bảng 1.1 Tổng quan toàn cầu về kỹ thuật số tháng 1/2023 (Nguồn: We are social và Meltwater)

Dân số thế giới

(Người)

Người dùng mạng internet/ tỷ lệ so với dân số thế

giới

Người dùng mạng xã hội/tỷ lệ so

với dân số thế giới

Phương tiện truy cập internet

phổ biến nhất

8,01 tỷ 5,16 tỷ/ 64,4% 4,76 tỷ/ 59,4% 96,2% (người dùng internet) Sự phát triển của các phương thức thông tin đối ngoại tất yếu dẫn đến sự thay đổi trong tư duy, cách thức đối ngoại của các quốc gia. Mười hai năm sau khi mạng internet được giới thiệu đến với thế giới, năm 2004, Trung Quốc đã thành lập Phòng Ngoại giao công chúng, trực thuộc Vụ Thông tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Việc ứng dụng ngoại giao công chúng vào công tác thông tin đối ngoại đã giúp Trung Quốc tạo dựng ảnh hưởng không chỉ đối với các quốc gia láng giềng, mà còn vươn xa tới các quốc gia phương Tây, như Mỹ, Ca-na-đa... Nếu không theo kịp sự phát triển của công nghệ, giữ nguyên tư duy, phương thức cũ trong thông tin đối ngoại, nền đối ngoại sẽ dần mất đi sự tin cậy, xa rời nhu cầu của công chúng.

Trong những năm gần đây, thế giới xuất hiện nhiều biến động mới, bất định, khó lường, đe dọa đến an ninh toàn cầu, chủ nghĩa đa phương, làm nảy sinh căng thẳng

giữa các quốc gia không cùng lợi ích. Những biện pháp ngoại giao truyền thống không còn phát huy tác dụng tối ưu trong việc tham gia giải quyết các mối căng thẳng này, đặc biệt là khi xuất hiện mâu thuẫn có thể dẫn tới xung đột vũ trang. Vì vậy, ngoại giao công chúng trở thành biện pháp mới nhằm ứng phó với những thách thức mới, các vấn đề bao trùm, mang tính toàn cầu. Theo nhà nghiên cứu Joseph Nye, ngoại giao công chúng cũng là công cụ giải quyết khủng hoảng. Thay cho các hoạt động trao đổi, quan hệ giữa các chính phủ và các chính khách, ngoại giao công chúng hướng phần nhiều tới người dân, qua đó giúp xây dựng mối quan hệ bền vững, hiệu quả hơn và tránh các xung đột không cần thiết.

Một phần của tài liệu Vai trò của truyền thông trong ngoại giao công chúng của mỹ thời kỳ tổng thống barack obama (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)