CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Hoạt động truyền thông trong ngoại giao công chúng của Chính quyền Mỹ
2.1.1. Các mô hình truyền thông đối ngoại của Chính quyền Mỹ
Cũng giống như các khái niệm về “truyền thông” từ lúc có những nghiên cứu nền tảng đầu tiên cho đến tận bây giờ vẫn chưa thể có một khái niệm hoàn hảo, có thể bao quát mọi nội hàm của nó, mô hình về truyền thông nói chung cũng vậy. Theo Lê Thanh Bình (2020), mô hình truyền thông đối ngoại có 2 dạng chiều kích dựa trên cơ cấu bộ máy tổ chức từ trung ương xuống địa phương – mô hình theo chiều dọc và dựa trên cách phối trộn của các phương tiện cũng như hình thức truyền thông khác nhau gọi là mô hình theo chiều ngang (tr.128). Với vị thế là một trong những quốc gia tiên phong trong triển khai sức mạnh mềm trên mặt trận truyền thông từ Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ sở hữu mô hình truyền thông đối ngoại khá tiêu biểu trong mắt giới nghiên cứu. Trong phần này, công trình sẽ giới thiệu mô hình truyền thông đối ngoại của Chính phủ Mỹ (Lê Thanh Bình, 2020, tr.133 – 153) để thấy được mục đích của việc sử dụng truyền thông trong tuyên truyền chính sách đối ngoại cơ bản, trong quảng bá hình ảnh cũng như “giá trị Mỹ” đến với chính phủ các nước và công chúng quốc tế.
Thứ nhất, mô hình truyền thông đối ngoại của Chính phủ Mỹ theo chiều dọc
a.Truyền thông đối ngoại tại các bộ và cơ quan ngang bộ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
“Truyền thông đối với Chính phủ Mỹ là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước, là một sức mạnh mềm, giúp lan tỏa mạnh mẽ ảnh hưởng của Mỹ đến toàn thế giới” (Lê Thanh Bình, Vũ Trọng Lâm, 2015, tr.35). Vì thế, “truyền thông đối ngoại” Hoa Kỳ được xem là một nhiệm vụ quan trọng và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phát triển một hệ thống các cơ quan chuyên trách cho nhiệm vụ này.
Một Thứ trưởng phụ trách ngoại giao công chúng được phân công chỉ đạo các hoạt động ngoại giao công chúng của Hoa Kỳ, bao gồm cả nhiệm vụ chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa bạo lực cực đoan. Các vụ, phòng thuộc phạm vi quản lý của Thứ trưởng phụ trách các vấn đề công chúng và ngoại giao công chúng gồm: Cục Giáo dục - Văn hóa; Cục Các chương trình Thông tin Quốc tế; Cục Quan hệ công chúng;
Trung tâm Phản ứng Toàn cầu; Phòng Chính sách, Kế hoạch và Tài nguyên; và Đơn vị Triển lãm.
Cục Giáo dục - Văn hóa chịu trách nhiệm thiết kế và tiến hành các chương trình trao đổi về giáo dục, chuyên môn, văn hóa và nhiều chương trình khác, nhằm tạo ra và duy trì sự hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia khác có tầm quan trọng trong các mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Trợ lý Bộ trưởng, các chương trình của Cục đã giúp xây dựng mạng lưới quan hệ giữa các nhà lãnh đạo toàn cầu của hiện tại và tương lai, từ đó tăng cường an ninh quốc gia và lan tỏa các giá trị của Hoa Kỳ như là một hoạt động truyền thông đối ngoại.
Cục Giáo dục - Văn hóa kết hợp các công cụ hiệu quả về trao đổi chuyên môn, văn hóa và học thuật với sự cải tiến về công nghệ giúp tăng khả năng tiếp cận và tác động đối với công chúng. Cục cũng liên tục tìm cách phát triển các mô hình mới và tiết kiệm chi phí hơn cho các chương trình, cũng như trao đổi trực tuyến, kết nối cựu sinh viên, bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa và phản ứng nhanh để đáp ứng nhanh chóng các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Cục cũng không ngừng tìm kiếm và phát triển nhóm công chúng mới .
Cục Các chương trình Thông tin quốc tế hỗ trợ đối thoại trực tiếp với công chúng nước ngoài về các ưu tiên trong chính sách của Hoa Kỳ. Để thực hiện nhiệm vụ này, Cục Các chương trình Thông tin quốc tế ứng dụng công nghệ truyền thông kỹ thuật số để tiếp cận công chúng trên nhiều loại nền tảng, từ các hình thức truyền thông truyền thông đến các kênh truyền thông mới.
Cục Thông tin tiếp cận một cách chiến lược, dựa trên dữ liệu để phát triển các sản
phẩm đa phương tiện, truyền thông kỹ thuật số và để quản lý mạng lưới cơ sở American Spaces (Không gian Mỹ) ở nước ngoài. Dù các cuộc thảo luận diễn ra trực tiếp hay trên không gian ảo, mục tiêu hàng đầu của Cục Thông tin vẫn là kết nối con người với chính sách thông qua đối thoại hợp tình hợp lý. Bên cạnh các chương trình đang được thực hiện, Cục Thông tin cũng xây dựng các chiến dịch truyền thông chuyên biệt để đáp ứng kịp thời các vấn đề phát sinh.
Cục Các chương trình Thông tin quốc tế trực thuộc hệ thống các Cục phụ trách vấn đề ngoại giao công chúng của Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong khi Cục Quan hệ công chúng lo phần tin tức trong ngày chủ yếu cho công chúng Mỹ ; Cục Giáo dục - Văn hóa phụ trách xây dựng các mốĩ quan hệ lâu dài thông qua các chương trình trao đổi, thì Cục Các chương trình Thông tin quốc tế trực tiếp thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với công chúng của thế giới với sự hỗ trợ của các đại sứ quán, lãnh sự quán và phái đoàn ngoại giao của Mỹ ở nước ngoài.
Cục Quan hệ công chúng tham gia vào truyền thông trong nước và quốc tế để truyền đạt thông tin kịp thời và chính xác nhằm xúc tiến chính sách đối ngoại và lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, đồng thời lan tỏa các giá trị Mỹ. Khi thực hiện chức năng này, Cục Quan hệ công chúng sử dụng một loạt các nền tảng truyền thông, cung cấp quan điểm lịch sử và tiến hành tiếp cận công chúng.
Cục Quan hệ công chúng thực hiện sứ mệnh của Bộ Ngoại giao về việc thông tin cho nhân dân Mỹ và công chúng toàn cầu qua nhiều cách, bao gồm: sử dụng các chiến lược và chiến thuật truyền thông để gia tăng lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ; Tổ chức họp báo cho đoàn báo chí trong và ngoài nước; Tiếp tục tiếp cận công chúng thông qua truyền thông, cho phép người dân Mỹ ở khắp mọi nơi nghe trực tiếp từ các quan chức sở chủ chốt thông qua các cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi truyền thông địa phương, khu vực và quốc gia; Quản lý trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ và phát triển các trang web với thông tin cập nhật về chính sách đốì ngoại của Mỹ; Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội (social media) và các công nghệ hiện đại khác để
kết nối với công chúng; Giám sát sáu Trung tâm quốc tế về Truyền thông khu vực của Bộ Ngoại giao Mỹ; những trung tâm này hoạt động với tư cách là các nền tảng ở nước ngoài để kết nối với công chúng quốc tế thông qua mạng Internet, các phương tiện phát sóng và các ấn phẩm; Trả lời câu hỏi của công chúng về các vấn đề chính sách đốì ngoại hiện hành qua điện thoại, email, thư, hoặc thông qua phương tiện truyền thông xã hội; Sắp xếp các cuộc họp của địa phương và lên lịch cho các diễn giả đến thăm các trường đại học, phòng thương mại và cộng đồng để thảo luận về chính sách đối ngoại của Mỹ và tầm quan trọng của nó đối với nhân dân Mỹ; Sản xuất và điều phối các sản phẩm và dịch vụ nghe nhìn trong và ngoài nước Mỹ cho công chúng; giới báo chí; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, các phòng ban, văn phòng; Biên soạn các nghiên cứu lịch sử về các vấn đề ngoại giao và quan hệ quốc tế của Mỹ.
Trung tâm Phản ứng Toàn cầu chịu trách nhiệm định hướng cho Chính phủ Mỹ trong việc chống lại tuyên truyền và đưa thông tin sai lệch từ các tổ chức khủng bố quốc tế và các quốc gia khác.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ thành lập Trung tâm Phản ứng toàn cầu vào tháng 4/2016. Sau đó, Trung tâm được Quốc hội luật hóa theo Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) vào năm tài chính 2017. Đạo luật này đã xác định rõ nhiệm vụ của Trung tâm là “chỉ đạo, đồng bộ hóa và điều phối các nỗ lực của chính quyền liên bang để nhận diện, hiếu rõ, vạch trần, phản bác những luận điệu tuyên truyền và thông tin sai lệch từ các yếu tố nhà nước và phi nhà nước trên thế giới nhằm gây tổn hại đến lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ”. Trung tâm hoạt động như một tổ chức tân tiến, có thể thay đổi mục tiêu một cách nhanh chóng để ứng phó kịp thòi với các đối thủ khó lường. Trung tâm ứng dụng khoa học dữ liệu, công nghệ quảng cáo tiên tiến và tài năng hàng đầu từ khu vực tư nhân. Với các cán bộ luân phiên đến từ các bộ, ngành, Trung tâm điều phối các nỗ lực truyền thông điệp để đảm bảo thông tin được tinh giản và không bị trùng lặp.
Trung tâm này đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược của Chính phủ Mỹ nhằm đánh bại các tổ chức khủng bố và triệt tiêu khả năng chiêu mộ quân mới của chúng.
Trung tâm tiếp cận nhiệm vụ làm suy yếu tư tưởng khủng bố với suy nghĩ: những người và những nhóm gần nhất vói những tường thuật về chiến trường là các nhân tố hiệu quả nhất trong việc chống lại các tổ chức khủng bố.
Công việc của Trung tâm xoay quanh bốn lĩnh vực chính: khoa học và công nghệ, kết nối liên ngành, kết nối đối tác và sản xuất nội dung.
Về khoa học và công nghệ, nhóm phụ trách khoa học và công nghệ của Trung tâm chịu trách nhiệm giúp Chính phủ Mỹ và các đối tác tăng cường khả năng và hiệu quả trong quá trình thông tin. Nhóm cũng tiến hành nghiên cứu về công chúng mục tiêu và sử dụng các kỹ thuật khoa học dữ liệu để đo lường tính hiệu quả của những nỗ lực tiếp cận công chúng đã thực hiện. Với những kỹ thuật khác, nhóm đo lường tính hiệu quả của công tác phân phối nội dung.
Về kết nối liên ngành, cán bộ của Trung tâm thưòng xuyên liên lạc với nhau từ mọi bộ, ngành và phối hợp chặt chẽ với các sở, cơ quan an ninh quốc gia có liên quan để xác định hiệu quả và cơ hội truyền thông điệp và hợp tác. Nhân viên của Trung tâm gồm rất nhiều cán bộ luân phiên đến từ các bộ, ngành, bao gồm Bộ Quốc phòng, Cộng đồng tình báo, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ và Ban Điều hành phát thanh truyền hình.
Về kết nối đối tác, một trong những chiến lược bao quát của Trung tâm là xác định, xây dựng và mở rộng mạng lưới đối tác toàn cầu có ảnh hưởng đến nhóm cá nhân dễ bị ảnh hưởng bởi luận điệu tuyên truyền sai trái. Những đối tác này luôn nỗ lực phá mối liên kết giữa những công chúng dễ bị ảnh hưởng và những quốc gia, nhóm hay những kẻ khủng bố cố tìm cách gây ảnh hưởng lên họ. Trung tâm tiến hành các buổi đào tạo cho phép các đối tác này phát triển và lan truyền nội dung của riêng họ qua mạng lưới phân phối tin tức của mình. Trung tâm cũng ứng dụng những nghiên cứu chặt chẽ và khoa học dữ liệu để cải thiện chiến thuật, kỹ thuật và kích thích đổi mới.
Về sản xuất nội dung, Trung tâm và các đối tác đã sản xuất chương trình trên nhiều nền tảng, bao gồm truyền thông xã hội, truyền hình vệ tinh, radio, phim và các ấn
phẩm. Các chương trình này được thực hiện bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Arập, tiếng Urdu, tiếng Somali và tiếng Pháp. Các nền tảng này cho phép chính phủ Mỹ và các đối tác đưa nội dung thực tế về các tổ chức khủng bố vào môi trường thông tin để triệt tiêu những nỗ lực chiêu mộ quân mới và hiện tượng cực đoan hóa thành bạo lực.
Phòng Chính sách, Kế hoạch và Tài nguyên cho Ngoại giao công chúng có nhiệm vụ xây dựng chiến lược và đo lường tính hiệu quả về lâu dài cho các chương trình ngoại giao công chúng. Phòng này cũng giúp Thứ trưỏng hoàn thiện những tư vấn về phân bổ nguồn lực ngoại giao công chúng, tập trung những nguồn lực vào các mục tiêu an ninh quốc gia khẩn cấp nhất và đo lường tính hiệu quả của công tác ngoại giao công chúng.
Các đơn vị triển lãm: triển lãm là một nền tảng vô cùng hiệu quả mà lại ít tốn kém để quảng bá các mục tiêu ngoại giao thương mại và công chúng, có thể tiếp cận trực tiếp hàng triệu người qua truyền thông xã hội và truyền thống.
Bộ Ngoại giao Mỹ chịu trách nhiệm thay mặt quốc gia tham gia các triển lãm quốc tế. Đơn vị triển lãm của Bộ, thuộc Văn phòng Thứ trưởng phụ trách Ngoại giao công chúng, có nhiệm vụ quản lý mối quan hệ của Mỹ với Cục Triển lãm quốc tế, sắp xếp sự tham gia của Mỹ tại các hội chợ triển lãm ở nước ngoài và kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế về việc Mỹ ứng cử tổ chức triển lãm.
Úy ban Tư vấn Ngoại giao công chúng của Mỹ (USACPD)
Ủy ban được thành lập năm 1950, phụ trách đánh giá và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp cho các chính sách và chương trình hoạt động của các cơ quan của Mỹ tham gia hoạt động công chúng trong và ngoài nước.
Cơ quan thông tin Hoa Kỳ (USIS)
Cơ quan thông tin Hoa Kỳ (USIS) được thành lập năm 1953 với nhiệm vụ chính là tìm hiểu, cung cấp thông tin và gây ảnh hưởng vổi công chúng ở nước ngoài nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia của Mỹ, tăng cường đối thoại giữa người Mỹ, các cơ quan của
Mỹ với các đối tác nước ngoài.
Các cơ quan phụ trách chương trình phát thanh và truyền hình bao gồm một số cơ quan độc lập thuộc chính phủ liên bang cũng tham gia tích cực vào hoạt động thông tin đối ngoại như: ủy ban Quản lý Phát thanh và Truyền hình quốc tế (BBG), hiện nay được gọi là US Agency for Global Media - Cục Truyền thông thế giới của Mỹ; Cục Phát thanh và Truyền hình quốc tế (IBB).
Để tương tác trực tiếp với người dân, các website của Chính phủ Mỹ đóng vai trò quan trọng và được sử dụng ngày càng rộng rãi bởi các cơ quan chính phủ nhằm mục đích truyền tải thông tin và đạt được sự minh bạch hơn nữa trong hoạt động của chính phủ với người dân trong nước và quốc tế.
Các website chính như website của Nhà Trắng, Bộ Quốc phòng Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang. Đặc biệt Bộ Quốc Phòng Mỹ duy trì hầu hết quản trị online hiệu quả và mở rộng trên trang web của mình. Mục đích của các website liên quan đến việc thông tin cho dân chúng như một chức năng quản lý và các website trở thành công cụ chủ yếu nhằm duy trì quan hệ với các nhóm công chúng mục tiêu nhò vào khả năng tương tác và phản hồi nhanh chóng, đối thoại online trực tiếp giữa nhân dân và các công chức của Chính phủ ở các cấp.
Cục Quan hệ công (The Bureau of Public Affairs) là cơ quan chuyên trách về PR Chính phủ với nhiệm vụ tương tác với truyền thông trong nước và quốc tế nhằm truyền tải thông tin chính xác và kịp thời về chính sách của Mỹ, về lợi ích an ninh quốc gia cũng như sự hiểu biết sâu hơn về giá trị Mỹ. Để thực hiện được điều đó, cơ quan của Cục Quan hệ Công quản lý hàng loạt các nền tảng truyền thông khác nhau, cung cấp các quan điểm lịch sử cũng như tiến hành tiếp cận công chúng.
b.Truyền thông đối ngoại cấp địa phương và người dân
Ở cấp tiểu bang, mỗi tiểu bang đều có cơ quan cung cấp thông tin cho công chúng, ở California chẳng hạn, có khoảng 175 nhân viên truyền thông (PIO) đang làm
việc trong khoảng 70 cơ quan nhà nước, hằng ngày cung cấp thông tin đều đặn cho công chúng và báo chí về chính sách và hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau. Các cơ quan này cũng tiến hành các chiến dịch truyền thông và quảng cáo về những vấn đề cụ thể. Các cơ quan nhà nước cấp tiểu bang cũng thường xuyên tổ chức các chiến dịch cung cấp thông tin và tác động đến người dân về một vấn đề nào đó (Morgan, 1986).
Các cơ quan cấp thành phố cũng có nhân viên truyền thông để cung cấp thông tin cho người dân và báo chí tại các địa điểm như sân bay, các văn phòng phát triển, công viên, khu vực hội họp và điểm tham quan du lịch, cảnh sát, cứu hỏa, hội đồng thành phố và văn phòng chủ tịch thành phố. Các dòng chảy thông tin rất đa dạng, nhưng đều có chung một mục tiêu là cung cấp thông tin cho người dân, kể cả du khách và giúp họ tận dụng các cơ hội và lợi thế một cách tối đa. Chẳng hạn, hội đồng thành phố tổ chức các cuộc họp cho người dân trong khu vực, du khách qua lại sân bay tổ chức các cuộc triển lãm để gia tăng nhu cầu sử dụng sân bay, các khu vực thể thao quảng bá cho các lớp học thể thao, hay ủy ban nhân quyền của thành phố tổ chức các festival nhằm quảng bá cho nét đẹp đa văn hóa, thu hút du lịch từ các bang khác, các quốc gia khác...
Các quyết sách về đối ngoại, kể cả truyền thông đối ngoại được đưa ra bởi nhánh hành pháp, trong khi phần lớn là kết quả của sự tương tác giữa các nhân tố chính phủ và phi chính phủ liên quan như Tổng thống, Thống đốc, các cấp chính quyền, Cố vấn Tổng thống chính thức và không chính thức, thành viên Quốc hội, đại diện các nhóm lợi ích liên quan, công chúng, các lãnh đạo nước ngoài và Tòa án Liên bang. Những tương tác này được ghi lại bởi nhiều yếu tố khác nhau nằm trong phương tiện truyền thông quốc gia, đồng thòi những phương tiện này cũng có thể trở thành một yếu tố quyết định việc một chính sách được thành lập hay không, và nếu có thì hình thành như thế nào. Không như các quốc gia khác, quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ được đánh giá là rất cởi mở, cho phép sự có mặt của nhiều bên có thể chịu tác động nếu chính sách đó được thông qua. Như vậy, quá trình truyền thông đối ngoại diễn ra hai chiều đầu vào và đầu ra. Và sự đóng góp của các nhân tố khác như các nhóm lợi