Truyền thông phản tác dụng khi cam kết không được thực thi

Một phần của tài liệu Vai trò của truyền thông trong ngoại giao công chúng của mỹ thời kỳ tổng thống barack obama (Trang 166 - 196)

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA VIỆC DÙNG TRUYỀN THÔNG

3.2. Thách thức của truyền thông trong ngoại giao công chúng Obama146 1. Khó tiếp cận với những khu vực bảo thủ

3.2.4. Truyền thông phản tác dụng khi cam kết không được thực thi

Công chúng ngày càng trở nên thận trọng và nhạy cảm ơn về thông tin tuyên truyền. Những thông tin được dùng để tuyên truyền đơn thuần không chỉ bị coi rẻ mà có khi còn trở nên phản tác dụng nếu nó phá hủy danh dự của một quốc gia. Một chiến lược truyền thông không thể hoạt động nếu nó đi trái với mục đích cốt lõi của chính sách đó. Theo Joseph Nye (2004, tr.230), hành động thay cho lời nói và ngoại giao công chúng mà chỉ là một cái cửa sổ tô điểm cho kế hoạch của quyền lực cứng sẽ không bao giờ thành công. Ngoại giao công chúng hiệu quả là một con đường hai chiều bao gồm cả lắng nghe và nói chuyện. Hành động sẽ có ảnh hưởng lớn hơn là lời nói và những biểu tượng cũng có sức mạnh tương tự như lời nói. Khi áp dụng vào chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, chính quyền Obama cũng thực hiện những hành động được đánh giá cao chứ không chỉ dừng lại ở những cam kết. Tuy nhiên, dường như bấy nhiêu vẫn là chưa đủ với sự kỳ vọng của người dân nước Mỹ và công chúng thế giới dành cho Obama. Niềm tin này càng bị tổn thương sâu sắc hơn khi Chính quyền Obama đã khá thành công trong ngoại giao công chúng của mình bởi các bài phát biểu, các tuyên bố, thậm chí là cả các sáng kiến đã triển khai nhưng hiệu quả thực sự chưa như mong đợi. Lúc này đây, hệ thống truyền thông xã hội vốn là lợi thế để tăng tương tác với công chúng của Chính quyền Obama lại cũng trở thành hệ thống giám sát rất chặt chẽ mọi diễn biến, hành động của các cơ quan chính phủ. Những làn sóng phản

đối trên không gian ảo nhưng lại có thể gây hậu quả thật và sức lan truyền của những thông điệp không hài lòng với Chính quyền cũng sẽ nhanh chóng hơn nhiều so với trên các kênh thông tin truyền thống.

Đầu nhiệm kỳ của mình, khi vẫn còn một số hợp tác từ Quốc hội, Obama đã thông qua cải cách chăm sóc sức khỏe, đi một chặng đường dài hướng tới việc duy trì quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể đạt được bằng cách tăng cường khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế của người Mỹ. Ông đã ủng hộ bình đẳng hôn nhân, giúp đảm bảo sự công nhận mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao về quyền kết hôn đồng giới. Obama cũng chấm dứt “không hỏi, không kể” đối với những người đồng tính nam và đồng tính nữ đang phục vụ trong quân đội Mỹ, mở rộng nghĩa vụ quân sự cho tất cả mọi người không phân biệt xu hướng tính dục, kể cả người chuyển giới. Sự ủng hộ của Obama đối với cộng đồng LGBT cũng trở thành một phần ngày càng quan trọng trong chương trình nghị sự về chính sách ngoại giao công chúng của ông. Obama đã thúc đẩy một Quốc hội cải cách nhập cư, và bằng sắc lệnh hành pháp đã cố gắng che chở cho những cư dân lâu năm khỏi bị trục xuất, đặc biệt là những thanh niên lớn lên ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Obama đã bị cản trở bởi một lệnh của tòa án, được bảo đảm bởi những người phản đối cải cách, mà Tòa án Tối cao đã không đảo ngược phán quyết.

Đồng thời, Obama đã mở rộng đáng kể việc trục xuất. Mặc dù Obama tuyên bố ưu tiên trục xuất những người di cư là tội phạm nguy hiểm, nhưng cuối cùng ông lại nhắm mục tiêu vào hàng trăm nghìn người có tiền án cũ hoặc chưa thành niên.

Với vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, có lẽ cả thế giới đều ấn tượng bởi sự cam kết đầy táo tạo nhưng cũng rất quyết đoán của Obama khi ông phát biểu tại Praha. Tuy nhiên, đối với tất cả những lời hoa mỹ này, tổng thống đã phải vật lộn để thực hiện kết hoạch thay đổi. Kế hoạch lâu dài của ông nhằm thuyết phục Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước cấm thử nghiệm toàn diện (CTBT) và một sáng kiến khác là nhằm cam kết Hoa Kỳ thực hiện chính sách “không sử dụng trước”, chỉ nêu ra hai ví dụ, cuối cùng đã

bị hủy bỏ trước sự phản đối. Nhưng Obama cũng đã đàm phán một thỏa thuận không phổ biến vũ khí gây tranh cãi với Iran và ký hiệp ước cắt giảm vũ khí START mới với Nga, cam kết cả hai nước hạn chế kho vũ khí hạt nhân chiến lược được triển khai của họ ở mức 1.550 mỗi bên. Kể từ khi ký hiệp ước New START vào năm 2010, Mỹ đã giảm tổng kho dự trữ đầu đạn được triển khai từ 5.066 xuống còn 4.571 - giảm khoảng 10%. Việc cắt giảm vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ dưới chính quyền của Obama là tương đối khiêm tốn so với các chính quyền trước đây. Tuy kết quả khiêm tốn nhưng nó đã phải trả bởi cái giá khá đắt. Chi phí chính trị để phê chuẩn Hiệp ước New START là cam kết cải tiến và hiện đại hóa các đầu đạn hiện có cũng như “bao gồm các hệ thống phóng: máy bay, tàu ngầm và tên lửa liên lục địa. Điều này có thể cần đến khoản đầu tư 1 nghìn tỷ USD trong 30 năm tới. Trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, điều này có thể dẫn tới việc cắt giảm lực lượng thường trực. Những người ủng hộ chính sách cho rằng điều này là cần thiết để đảm bảo khả năng sử dụng và an toàn của kho vũ khí. Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng William J.Perry và Andy Weber lại cho rằng khoản đầu tư vượt quá yêu cầu răn đe của Mỹ và có thể tạo điều kiện cho xung đột hạt nhân xảy ra. Họ cho rằng đây là sự trở lại với "tư duy thời Chiến tranh Lạnh" và rất nguy hiểm (Jo Adetunji, 2016). Ví dụ này cho thấy, khi chính sách được công bố thì truyền thông chính là cánh tay đắc lực để quảng bá nhưng đồng thời truyền thông cũng chính là quan sát viên để giám sát quá trình thực thi các chính sách ấy. Do vậy, việc Chính phủ Obama chưa thực hiện được tốt nhất những cam kết của mình cũng đã được phản ánh qua lăng kính của truyền thông trong nước lẫn quốc tế. Không chỉ phản ánh, truyền thông còn tạo sức ép đến Chính phủ nhằm tìm kiếm những điều chỉnh phù hợp về mặt chính sách. Đây chính là một khía cạnh tác động của “Hiệu ứng CNN” của truyền thông. Thuật ngữ “Hiệu ứng CNN”(CNN Effect) đã xuất hiện và trở nên phổ biến từ sau chuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Qua việc nghiên cứu tác động của việc đưa tin về chiến sự của CNN trong cuộc chiến vùng Vịnh. “Hiệu ứng CNN” là thuật ngữ để chỉ quá trình tác động của các tin tức phủ sóng trên truyền hình

đến công luận 24/7, từ đó tạo sức ép đến chính phủ nhằm yêu cầu có những chính sách can thiệp phù hợp (Lý Thị Hải Yến, 2020, tr.183). Về sau, cụm từ này trở thành cách viết ngắn gọn linh hoạt và là một mô hình học thuật để giải thích cách thức đưa tin mới, theo thời gian thực trên các mạng truyền hình của Hoa Kỳ đã thúc đẩy các phản ứng của phương Tây, chủ yếu là quân đội, đối với các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên khắp thế giới. Kể từ đó, những thay đổi đáng kể trong bối cảnh truyền thông, được thúc đẩy bởi sự thay đổi về công nghệ và chính trị, đã tạo ra những khái niệm mới như

“Hiệu ứng Al Jazeera” và “ Hiệu ứng YouTube”. Theo Warren P. Strobel (1996),

“Hiệu ứng CNN” là mối liên hệ giữa quyền lực truyền thông và chính sách đối ngoại, nơi mà những hình ảnh được truyền đi ngay lập tức của truyền hình kích thích dư luận, đòi hỏi các quan chức chính phủ phải có phản ứng tức thì, định hình và định hình lại chính sách đối ngoại theo ý thích của điện tử. Trong khi đó, nhóm các tác giả nghiên cứu về tác động của hiệu ứng truyền hình lên chính trị như B. Bahador (2007), Livingston. S (1997) và E. Gilboa (2002) trong các nghiên cứu của mình đã cho rằng

“Hiệu ứng CNN” có tác động tới chính trị ở các khía cạnh sau: là nhân tố thúc đẩy chính sách; nhân tố cản trở chính sách, nhân tố sắp đặt các chương trình nghị sự, và nhân tố thách thức đối với chính sách, từ đó đem lại các tác động về mặt chính trị. Việc tham gia phản ánh các vụ xung đột trên chiến trường quốc tế của các phương tiện truyền thông đại chúng có thể thu hút không chỉ các chính phủ và tạo áp lực để họ phải đưa ra các chính sách đối ngoại phù hợp để làm giảm bớt các xung đột này và hệ lụy của nó. Ngược lại, nếu truyền thông phớt lờ hoặc giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng (cụ thể là số người chết) của các vụ xung đột thì cũng đã phần nào khiến cho việc điều chỉnh chính sách đối ngoại hợp lí không được diễn ra hoặc diễn ra chậm chạp. Bởi lẽ chính phủ và công chúng ít được tiếp cận thông tin. Mặt khác, đôi khi truyền thông tham gia một cách tích cực trong phản ánh các xung đột nhưng lại không nằm trong mong muốn, hay mục đích tuyên truyền của các chính phủ thì cũng có thể sẽ không có sự thay đổi, điều chỉnh nào trong việc thiết lập các chương trình nghị sự quốc gia mà

mục tiêu cuối cùng là giảm xung đột, khắc phục hệ lụy của xung đột (Hawkins, 2011).

Trong nhiệm kỳ của mình, Obama và cả những cộng sự của ông với đường lối đối ngoại ôn hòa, rất hạn chế đề cập đến các vấn đề về xung đột trong các bài diễn văn trước công chúng. Điều đó cũng đã hạn chế sự xuất hiện của của các vấn đề xung đột trên các phương tiện truyền thông một cách có chủ đích của các nhà ngoại giao công chúng. Nhưng không phải lúc nào truyền thông cũng nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ bởi lẽ trong quan hệ quốc tế, truyền thông còn được xem như một chủ thể phi quốc gia tham gia vào mối quan hệ đó. Bên cạnh hệ thống truyền thông trong nước thì mạng lưới truyền thông quốc tế và cả truyền thông của đối thủ vẫn luôn hoạt động rất tích cực để quan sát mọi hành động của Chính quyền Obama và có những thông điệp công kích. Nếu can thiệp quá sâu vào truyền thông để dẫn dắt dư luận thì thông điệp đưa ra thậm chí không thể thuyết phục công chúng mà còn gây mất niềm tin và chia rẽ nội bộ. Thách thức của “Hiệu ứng CNN” trong thời đại truyền thông internet với độ mở lớn sẽ càng có sức ảnh hưởng nhiều hơn đối với chính sách ngoại giao công chúng của Chính quyền Obama.

Tiểu kết chương 3

Bằng sự nhạy bén trong việc tiếp cận với công nghệ truyền thông mới trên nền tảng internet mà đặc biệt là mạng xã hội, Obama và các cộng sự trong chính phủ của mình đã tận dụng công cụ truyền thông linh hoạt và hiệu quả trong triển khai đường lối đối ngoại công chúng. Khởi đầu nhiệm kì với nhiều thách thức khi đất nước đang rơi vào khủng hoảng kinh tế lẫn suy giảm uy tín trầm trọng trong mắt cộng đồng quốc tế, Obama kiên trì theo đuổi chính sách ngoại giao cởi mở, thân thiện để đưa đất nước trở lại với vị thế dẫn đầu vốn có. Hệ thống hạ tầng truyền thông truyền thống kết hợp với truyền thông trên nền tảng mạng xã hội đã lan tỏa những thông tin tích cực và đầy thiện chí của Chính quyền Obama trong việc giải quyết xung đột với khu vực cộng đồng Hồi Giáo, ổn định kinh tế trong nước và tăng cường hợp tác quốc tế. Những giá trị Mỹ như

nhân quyền, nền văn hóa, giáo dục hấp dẫn được truyền thông quảng bá đến các cộng đồng quốc tế. Đây cũng chính là những nguồn lực tạo nên sức mạnh mềm của Mỹ.

Chia sẻ và lắng nghe đó là cách mà Obama kết nối với người dân nước Mỹ và công chúng quốc tế thông qua các phương tiện truyền thông và đặc biệt là mạng xã hội.

Phong cách thân thiện, gần gũi và tích cực tương tác với người dân đã khiến cho Obama trở thành một biểu tượng của ngoại giao công chúng Mỹ bấy giờ. Ông đã dùng tầm ảnh hưởng của cá nhân để tăng cường kết nối với cộng đồng quốc tế và đưa hình ảnh Hoa Kỳ đến gần hơi với họ. Công nghệ internet đã rút ngắn khoảng cách giữa Chính quyền và người dân, sự tương tác trở nên không giới hạn bởi không gian và thời gian là những lợi thế vô cùng lớn để các nhà hoạch định chính sách có thể kịp thời nắm bắt nguyện vọng, lắng nghe tiếng nói người dân và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.

Tuy nhiên, thử thách mà nền tảng công nghệ đặt ra cho các nhà chức trách cũng không hề nhỏ. Khi mà mỗi cá nhân đều có thể trở thành nguồn phát tin, sự giả mạo dễ dàng trên không gian ảo, việc rò rỉ thông tin quan trọng và lộ lọt thông tin cá nhân…đều là thách thức của Chính quyền Obama khi tận dụng triệt để công cụ truyền thông mới.

Mặt khác, việc các đối thủ của Hoa Kỳ cũng tăng cường hoạt động truyền thông với những chiêu trò phức tạp khiến cho Mỹ cũng phải theo sát tình hình để kịp thời phản ứng. Có một điều đáng tiếc cho Obama đó là việc viễn cảnh chính sách mà ông đưa ra thường tươi đẹp hơn so với diễn biến thực tế trong việc triển khai. Việc không tìm được tiếng nói chung với Quốc hội, không có đủ nguồn lực tài chính và nhân sự để hiện thực hóa những chính sách ngoại giao khiến cho một số nỗ lực không đạt được kết quả. Trong những trường hợp đó, truyền thông đóng vai trò giám sát và đưa ra những phản biện khá gay gắt bởi sự hoài nghi và phẫn nộ của công chúng đối với Chính quyền được cho là quá mềm yếu, nhu nhược của Obama. Thiết nghĩ, sự giám sát và phản biện này là cần thiết, tuy nhiên, không phải lúc nào Chính quyền cũng tiếp nhận và điều chỉnh bởi dù sao, truyền thông với họ cũng chỉ là kênh để tham khảo và công cụ để phục vụ cho các mục đích chính trị.

KẾT LUẬN

Trong suốt tiến trình lịch sử nhân loại, quyền lực mềm là một công cụ được sử dụng trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay. Từ đầu thế kỷ XXI, truyền thông đã nổi lên như một yếu tố phi truyền thống đóng vai trò quan trọng trong chính trị quốc tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông và xu hướng đề cao “sức mạnh mềm”, ngoại giao công chúng đang trở thành xu thế phổ biến, là một trong những ưu tiên của nhiều quốc gia nhằm hỗ trợ cho các hoạt động ngoại giao truyền thống. Thông qua quá trình nghiên cứu lịch sử dùng truyền thông trong hoạt động ngoại giao công chúng đối với chính sách đối ngoại của chính phủ Mỹ và chọn nhiệm kỳ của Tổng thống Obama để làm rõ vai trò của truyền thông, công trình đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, cả truyền thông và ngoại giao công chúng đều có thể giúp chính sách đối ngoại của Chính phủ gia tăng sức mạnh mềm quốc gia. Josepp Nye chỉ ra rằng, ngoại giao công chúng là công cụ mà Chính phủ sử dụng để huy động các nguồn lực thông qua truyền thông và giao tiếp với công chúng quốc tế. Ngoại giao công chúng cố gắng thu hút sự chú ý của công chúng đến các giá trị/ mô hình của quốc gia mình thông qua phương tiện truyền thông khác nhau. Theo cách phân tích đó, truyền thông được nhắc đến như một trong những công cụ hỗ trợ ngoại giao công chúng để quảng bá giá trị và bản sắc quốc gia tới thế giới. Khi các giá trị được quảng bá ấy thỏa mãn nhu cầu và đồng điệu với công chúng quốc tế, chúng sẽ được chấp nhận và góp phần tạo nên sức mạnh mềm quốc gia. Tác động của truyền thông sẽ nhằm vào cách tổ chức hoạt động ngoại giao để thực hiện những mục tiêu mà chính sách đề ra. Nói cách khác, truyền thông không chỉ là công cụ gia tăng sức mạnh của chính sách ngoại giao công chúng mà đôi khi còn tác động lên chính sách đối ngoại công chúng của quốc gia ở cả hai khâu: hoạch định chính sách và triển khai thực hiện chính sách. Bên cạnh vai trò như một công cụ của ngoại giao công chúng thì đôi khi truyền thông cũng có thể làm

Một phần của tài liệu Vai trò của truyền thông trong ngoại giao công chúng của mỹ thời kỳ tổng thống barack obama (Trang 166 - 196)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)