CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Hoạt động truyền thông trong ngoại giao công chúng của Chính quyền Mỹ
2.1.2 Quá trình truyền thông đồng hành cùng ngoại giao công chúng Mỹ trước
Trong suốt thế kỷ XX, “danh tiếng” đã trở thành một khía cạnh quan trọng của an ninh và các quốc gia phát triển thịnh vượng khi họ có thể phát triển danh tiếng của mình thông qua các công cụ ngoại giao công chúng. Họ đã tìm cách kể những câu chuyện hiệu quả về chính họ ở nước ngoài và tìm cách tạo ra những nội dung đáng tự hào ở trong nước (Cull, Public Diplomacy and the Road to Reputational Security:
Analogue Lessons from US History for a Digital Age, 2022). Ở Mỹ, truyền thông tham gia vào chính sách đối ngoại công chúng với nhiều cái tên khác nhau, nhiều cơ quan/
bộ phận/kênh khác nhau tùy từng thời điểm lịch sử. Chiến tranh thế giới thứ nhất có đánh dấu cho hoạt động ngoại giao công chúng hiện đại của Hoa Kỳ khi Tổng thống
Woodrow Wilson thành lập Ủy ban Thông tin Công Cộng (Committee of Public Information - CPI) hoặc Ủy ban Creel, thông qua Sắc lệnh 2594 vào ngày 13/4/1917.
Ủy ban này có nhiệm vụ tập hợp sự ủng hộ của công chúng trong nước đối với việc Mỹ tham gia cuộc chiến tranh mà chính quyền Mỹ cho là vì dân chủ. Song song đó, cơ quan này còn phục vụ tuyên truyền ở nước ngoài để tìm cách gây ảnh hưởng đối với công chúng các nước. Đây được xem là cơ quan nhà nước đầu tiên đưa tin về tuyên truyền trong lịch sử Hoa Kỳ (Michael, 1995, tr.69). Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nó đã mất chức năng, Ủy ban Thông tin Công cộng đã bị đóng cửa.
Năm 1919, Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận được thành lập với mục đích thúc đẩy hòa bình và hiểu biết giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác thông qua hoạt động trao đổi giáo dục. Mặc dù IIE là một tổ chức phi chính phủ nhưng lại được Chính phủ Mỹ tài trợ, do đó về bản chất các hoạt động của IIE dưới hình thức trao đổi giáo dục là một bộ phận của ngoại giao công chúng Mỹ. Một điểm nổi bật trong hoạt động ngoại giao công chúng Mỹ giai đoạn này là việc sử dụng phim ảnh để gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở nước ngoài.
Cơ quan truyền thông và ngoại giao công chúng quan trọng nhất của Hoa Kỳ sau Ủy ban Creel là Văn phòng Thông tin Chiến tranh (Office of War Information – OWI), được thành lập bởi Franklin Roosevelt với tên gọi Văn phòng Thông tin Chiến tranh (OWI). Hoạt động từ tháng 6 năm 1942 cho đến tháng 9 năm 1945, OWI đã cung cấp thông tin về Chiến tranh Thế giới thứ hai cho công dân Mỹ và cả người nước ngoài thông qua các chương trình phát thanh, báo chí, áp phích, phim ảnh và các hình thức truyền thông khác. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America - VOA), đài phát thanh Chính phủ lâu đời nhất ở Hoa Kỳ, hoạt động dưới sự quản lý của OWI. Văn phòng này đã thực hiện các chức năng quan trọng trong việc thông báo cho công chúng về cuộc chiến cũng như cấu trúc và định hướng thông tin từ một nguồn duy nhất. Ngoài ra, các
chương trình phát thanh và truyền hình do chính phủ liên bang hỗ trợ cũng đã được tổ chức thông qua văn phòng này (Culbert, 1986).
Vào năm 1950 dưới sự bảo trợ bí mật của Cơ quan Tình báo Trung ương (được thành lập vào năm 1947), Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do (RFE/RL) bắt đầu phát sóng.
Ban Phát thanh Quốc tế (BIB) được thành lập vào năm 1973 để tài trợ và giám sát các hoạt động của RFE/RL. Do đó, RFE/RL đã trở thành một đài truyền hình tư nhân, phi lợi nhuận nhận tài trợ của chính phủ thông qua BIB. Mục đích của BIB là cung cấp một bức tường lửa giữa chính phủ Hoa Kỳ (CIA) và đài truyền hình thay thế của RFE/RL đến Đông Âu và Liên Xô cũ. Họ cho rằng việc phân tách RFE/RL ra khỏi chính phủ Hoa Kỳ sẽ giúp cho uy tín của cơ quan truyền thông này được tăng lên. Năm 1977, tất cả các chức năng của Cục Văn hóa và Giáo dục Nhà nước và các hoạt động thông tin và phát thanh quốc tế của USIA được hợp nhất lại thành Cơ quan Truyền thông Quốc tế (ICA). Sau đó, vào năm 1982, Cơ quan Truyền thông Quốc tế (ICA) đổi tên thành Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (U.S. Information Agency - USIA). Năm 1994, Quốc hội loại bỏ việc phát sóng quốc tế khỏi USIA, thành lập Hội đồng thống đốc phát thanh truyền hình độc lập và cho phép loại bỏ dần Hội đồng phát sóng quốc tế5. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1999, do một đạo luật do Thượng nghị sĩ Elms, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện khởi xướng, nhằm tổ chức lại các cơ quan chính sách đối ngoại (phần lớn nhằm mục đích hợp lý hóa và tiết kiệm ngân sách), USIA đã bị bãi bỏ và các chức năng còn lại của nó (chương trình thông tin và trao đổi giáo dục và văn hóa) đã được chuyển trở lại Bộ Ngoại giao, vì các hoạt động trao đổi đã có trước năm 19776.
Trong thời kỳ này, với kỹ thuật truyền thông có nhiều tiến bộ, Mỹ sử dụng ngoại giao công chúng là công cụ để chống Chủ nghĩa Phát xít. Trước tiên là việc giữa chặt các nước Mỹ Latinh trong vòng ảnh hưởng của Mỹ, không để cho phe phát xít lợi dụng các nước này chống Mỹ. Năm 1940, Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu thực hiện Chương trình
5 Công Luật (1994) - Đề mục III – Đạo luật Phát thanh Quốc tế của Hoa Kỳ (P.L. 103 – 236)
6 Công Luật (1998) - (P.L. 105-277)
Khách tham Quan quốc tế (International Visitor Program – IVP). Đây là hình thức tuyên truyền trực tiếp về nước Mỹ. Chương trình IVP sau đó đã trở thành một trong những chương trình trao đổi văn hóa và giáo dục lớn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2010, tr.35-53).
Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các nhà truyền thông của chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận thuật ngữ ngoại giao công chúng như một giải pháp thay thế trung lập cho tuyên truyền, được dành riêng để chỉ hoạt động của các đối thủ. Tổng thống Roosevelt đã thành lập Trung tâm Thông tin Mỹ ở châu Âu và khai trương Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) phát ra nước ngoài các chương trình về tin tức và văn hóa hiện đại bằng hàng chục thứ tiếng khác nhau với 94 triệu người nghe khắp thế giới mỗi tuần. Thời gian này, ngoại giao công chúng nổi lên như là một phần cốt yếu trong chiến lược an ninh Mỹ, bao gồm hệ tư tưởng cũng như lĩnh vực văn hóa. Năm 1953, Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (United States Information Agency – USIA) được thành lập. Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (USIA) được thành lập bởi Bộ trưởng Dwight Eisenhower theo đề xuất của ủy ban vào năm 1953. USIA là cơ quan tổ chức và ứng dụng thông tin quốc tế của chính phủ, đối ngoại Hoa Kỳ. Nó được giao nhiệm vụ tổ chức các chương trình thay đổi để hỗ trợ chính sách (Nakamura, December 18, 2009). Kể từ khi thành lập vào năm 1953, USIA đã đi đầu trong lĩnh vực ngoại giao công chúng của Hoa Kỳ. Nó tập trung vào việc phổ biến và hiểu biết về thông tin và giao tiếp giữa người Mỹ và người nước ngoài nhằm theo đuổi lợi ích của người Mỹ. Chodkowski (2012) cho biết USIA đã mô tả các mục tiêu của mình như: Giải thích và bảo vệ các chính sách của Mỹ theo cách có ý nghĩa và được các nền văn hóa nước ngoài chấp nhận; Cung cấp thông tin về các chính sách, văn hóa và thể chế chính thức của Hoa Kỳ và từ đó tạo ra tác động tích cực đến lợi ích của Hoa Kỳ; Phát triển mối quan hệ lâu dài với các quốc gia và tổ chức đối tác vì lợi ích của các công dân và tổ chức Hoa Kỳ; USAI sẽ tác động đến người nước ngoài và để đảm bảo rằng các chính sách của Mỹ hoạt động hiệu quả bằng cách quảng
cáo cho Tổng thống Mỹ và các nhà hoạch định chính sách Mỹ (trích dẫn bởi Abdulsamet Gunek, 2018).
USIA chịu trách nhiệm quản lý VOA từ khi thành lập cơ quan này vào năm 1953 cho đến khi cải cách cơ chế giám sát phát sóng vào năm 1994. Cơ quan này đôi khi vụng về trong nỗ lực chỉ đạo VOA. Mặc dù việc kiểm soát chặt chẽ được thực hiện trong Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba là điều dễ hiểu, nhưng chính quyền đôi khi đã đi quá xa. Những căng thẳng về việc đưa tin về sự kết thúc chiến tranh ở Việt Nam và vụ Watergate đã đủ để thúc đẩy sự tài trợ của lưỡng đảng đối với điều lệ của VOA được viết thành luật vào năm 1976 (Cull, 2008; Heil, 2003). Nhiệm vụ tin tức của VOA đã bị thách thức trong thời kỳ đầu của Reagan, khi những người mới được bổ nhiệm chính trị coi nó như một cơ chế cho trận chiến với Liên Xô và không nắm bắt được giá trị danh tiếng về tính khách quan của nó (Cull, 2008).
Chuỗi cải cách dẫn đến việc thành lập Hội đồng Thống đốc Phát thanh truyền hình đã hạn chế vai trò của USIA trong việc giám sát phát thanh/truyền hình của Hoa Kỳ. Giám đốc USIA chỉ đơn giản là một thành viên Hội đồng. Điều này tiếp tục sau khi cơ quan này sáp nhập vào Bộ Ngoại giao và trở thành Cơ quan Truyền thông Toàn cầu (Agency for Global Media) hiện tại, với Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Ngoại giao Công chúng và Các vấn đề Công cộng với tư cách là đại diện hội đồng chính thức của Ngoại trưởng. Trong bối cảnh thể chế hỗn loạn, VOA và các đài khác đã cho thấy mình có khả năng tạo ra sự khác biệt đối với thính giả trên khắp thế giới. Các chiến lược nổi lên trong những năm 1990 bao gồm quan hệ đối tác với các đài phương Tây có cùng chí hướng, chẳng hạn như sáng kiến được gọi là “Phát sóng vì sự sống còn của trẻ em” (Broadcasting for Child Survival). VOA cũng cho thấy mình có thể duy trì sự
vô tư trong việc đưa tin những câu chuyện nhạy cảm về chính trị như “Monicagate”7 của Bill Clinton.
Không chỉ mang thông tin tích cực đến công chúng bên ngoài lãnh thổ, truyền thông Hoa Kỳ còn tham gia trong việc chống lại thông tin sai lệch, đặc biệt là từ các phe đối lập. Đối với USIA trong những năm 1980, việc bác bỏ thông tin sai lệch của Liên Xô là một thách thức lớn. Truyền bá thông tin sai lệch đã trở thành một hoạt động cốt lõi của Liên Xô ở nước ngoài, do đó, Hoa Kỳ phải đối mặt với việc các câu chuyện gây kích động và các tài liệu giả mạo liên tục được lan truyền để ám chỉ Hoa Kỳ trong vụ ám sát, đảo chính hoặc bùng phát dịch bệnh mới nhất. Có lẽ chiến dịch tung tin sai lệch tai hại nhất của Liên Xô là chiến dịch tuyên bố rằng HIV/AIDS là một vũ khí sinh học của Mỹ. Sự việc này sau đó đã được mạng của cơ quan theo dõi thông tin sai lệch của Liên Xô. Sau đó, nó đã công bố những phát hiện của mình vì lợi ích của các cơ quan liên bang khác trong một bản tin thường kỳ có tên là Thông báo Tuyên truyền của Liên Xô, được lưu hành rộng rãi trong Beltway. Những bác bỏ của nó đã được suy nghĩ cẩn thận. Đại diện của cơ quan trong nhóm công tác liên cơ quan về thông tin sai lệch - Herbert Romerstein - hiểu rằng chứng minh và vạch trần màn tung tin sai lệch của Liên Xô cho khán giả có thể làm mất uy tín của Liên Xô. Romerstein đã gây ấn tượng với khán giả ở Tây Âu bằng các bằng chứng về những tuyên bố cực đoan nực cười của truyền thông Liên Xô ở các nước đang phát triển (Cull, 2008).
Sau Chiến tranh Lạnh, chính sách ngoại giao công chúng không còn được ưu tiên và ngân quỹ cho chính sách này giảm sút đáng kể. Công bằng mà nói, dường như chưa có giai đoạn nào Hoa Kỳ bỏ quên công cụ ngoại giao công chúng – giúp gia tăng quyền lực mềm của Mỹ trong chính sách đối ngoại. Nếu có thì có lẽ sự quan tâm đầu tư cho quyền lực mềm này không thực sự đáng kể so với các nguồn sức mạnh cứng mà thôi.
Hoa Kỳ đã phải trả giá nhất định cho việc xem nhẹ quyền lực mềm trong nhiệm kỳ của
7 Monica Samille Lewinsky là một phụ nữ Hoa Kỳ đã dính vào bê bối với cựu Tổng thống Bill Clinton khi cô
làm thực tập sinh tại Nhà Trắng vào các năm 1995 và 1996. Chuyện tình cảm này và hậu quả của nó, đặc biệt là cáo buộc với Tổng thống Bill Clinton thường được gọi là Vụ bê bối Clinton - Lewinsky.
Tổng thống G. Bush, khi ông cho rằng “Hoa Kỳ không cần phải lo lắng về trái tim và tâm trí của những người dân ở các quốc gia khác”( Ajami, 2003). Sự kiện Mỹ bị tấn công khủng bố chấn động toàn cầu vào ngày 11/9/2001 thực sự là dấu ấn đen tối của quốc gia này. Bên cạnh sự mất mát về con người, vật chất, nước Mỹ còn “ngậm đắng”
bởi niềm kiêu hãnh của một siêu cường quốc bậc nhất bị khiêu khích. Tuy nhiên, nó cũng khiến cho Chính phủ Mỹ phải nghiêm túc suy xét lại nguyên nhân xảy ra thảm họa này, nhất là cách hành xử của nước này với các quốc gia Hồi giáo. Và một trong những nguyên nhân được chỉ ra đó là việc Quốc hội Mỹ đã coi nhẹ hoạt động ngoại giao công chúng kể từ sau Chiến tranh Lạnh – một trong những công cụ quan trọng giúp gia tăng sức mạnh mềm của mỗi quốc gia. Thời điểm đó, hình ảnh nước Mỹ trong mắt cả thế giới là một thế lực nguy hiểm chứ không còn là quốc gia tiên phong cho những giá trị đáng ngưỡng mộ. Chính ánh nhìn đó vô tình đã khiến cho khả năng thành công trong cuộc chiến đấu giành quyền tự do, dân chủ, và nhân phẩm cho các dân tộc bị áp bức mà Mỹ là người phát động giảm xuống đáng kể. Các chuyên gia, quan chức Mỹ đều cho rằng, Mỹ phải thay đổi và cần chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ giữa nhân dân Mỹ với nhân dân các nước. Henry J.Hyde - Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ nghị viện Mỹ là một trong những nhân tố tích cực ủng hộ việc tăng cường hoạt động ngoại giao công chúng trở lại. Ông thừa nhận công tác ngoại giao công chúng đã bị “xem nhẹ” trong nhiều năm trước đó. Do vậy, những chính sách cũng như thông tin chính xác khác của Hoa Kỳ đã không còn đến được với công chúng quốc tế. Điều này khiến cho không chỉ an ninh của quốc gia bị de dọa mà tầm ảnh hưởng của Mỹ đến các quốc gia cũng như công chúng ngoài nước giảm đi. Theo Hyde cho rằng, để giải quyết vấn đề này cần đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao công chúng một các hiệu quả nhất nhằm “chinh phục trái tim và trí óc” của nhân dân các nước, họ chính là “những đồng minh lâu dài và có sức mạnh nhất của chúng ta”. (Kirsten Bound, Rachel Briggs, John Holden, Samuel Jones, 2007).
Tháng 9/2002, chính quyền G.W.Bush công bố bản “Chiến lược An ninh Quốc gia” xác định rõ: “sử dụng hiệu quả ngoại giao công chúng nhằm thúc đẩy tự do thông tin và tự do tư tưởng để khơi dậy những kỳ vọng và lòng mong muốn tự do của những người đang sống trong những xã hội bị cai trị bởi những kẻ bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố toàn cầu”8. Điều đó cho thấy, chính quyền G.W.Bush đã thừa nhận một bộ phận không thể thiếu trong chính sách đối ngoại lúc này chính là ngoại giao công chúng. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của internet thì chính quyền cần tận dụng tối ưu công cụ truyền thông để lan tỏa chính sách cũng như hình ảnh quốc gia, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ vốn là đặc sản của mình và tăng cường giao lưu văn hóa. Bởi lẽ, những “giá trị Mỹ” đó vốn luôn có sức cuốn hút mạnh mẽ với công chúng toàn cầu.
Sau khi nhận thức được tầm quan trọng của ngoại giao công chúng thì chính quyền G. W. Bush đã bổ nhiệm Charlotte Beers phụ trách công tác ngoại giao công chúng Mỹ. Charlotte Beers đã thử đưa ra một số kế hoạch nhằm xây dựng “thương hiệu” Mỹ. Hai trong số đó là cho ra mắt tạp chí Ả-rập mang tên “Xin chào” và chiến dịch truyền thông mang tên “chia sẻ các giá trị”. Dù tiêu tốn không ít chi phí nhưng cả hai dự án này đều không thành công và Charlotte Beers đã từ chức sau gần 17 tháng ở vị trí này vào tháng 3/2003. Nguyên người phát ngôn và Đại sứ Mỹ tại Morocco là Margaret Tutwiler đã lên kế thừa vị trí phụ trách ngoại giao công chúng mà Charlotte Beers để lại. 8 tháng sau khi nắm giữ vị trí quan trọng, Margaret Tutwiler cũng từ chức do không đảm đương tốt.
Mãi đến năm 2005 thì Tổng thống G. W. Bush đã chỉ định bà Karen Hughes làm Thứ trưởng phụ trách ngoại giao công chúng. Khi giữ vị trí này, bà Hughes đã là một chuyên gia có hơn 10 năm năm kinh nghiệm làm tư vấn cho Tổng thống Bush. Bà đã có "chuyến nghe ngóng" (listening tour) vòng quanh Trung Đông trong tháng 9-2005
8 Office of the Under Secretary of State for Public diplomacy and Public Affairs (2010), Public Diplomacy:
StrengThening U.S. Engagement with the World .