Truyền thông là công cụ thực hiện “sức mạnh mềm” của ngoại giao công chúng

Một phần của tài liệu Vai trò của truyền thông trong ngoại giao công chúng của mỹ thời kỳ tổng thống barack obama (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Mối liên hệ giữa truyền thông và ngoại giao công chúng

1.3.1. Truyền thông là công cụ thực hiện “sức mạnh mềm” của ngoại giao công chúng

Nhiều nghiên cứu về lịch sử ngoại giao và quan hệ quốc tế đã chỉ ra việc sử dụng quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại các nước đã có từ rất sớm. Thế nhưng, đến giai đoạn cuối của Chiến tranh lạnh, Joseph S. Nye - cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ dưới thời Bill Clinton mới lần đầu tiên chính thức đưa ra khái niệm “quyền lực mềm” hay “sức mạnh mềm” (soft power). Từ sau những nghiên cứu của Joseph S.

Nye, khái niệm “quyền lực mềm” được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về ngoại giao lẫn chính trị quốc tế. Theo Nye (2004, tr.7) thì quyền lực mềm là khả năng đạt được những mong muốn thông qua sự hấp dẫn hơn là ép buộc hoặc thanh toán. Nó phát sinh từ sự hấp dẫn của nền văn hóa, lý tưởng chính trị và các chính sách của một quốc gia. Khi chính sách của quốc gia được xem là hợp pháp trong mắt của người khác, quyền lực mềm của quốc gia đó được tăng cường. Nhà nghiên cứu chỉ ra, ngoại giao công chúng chính là một công cụ mà các chính phủ sử dụng để huy động các nguồn lực này nhằm giao tiếp và thu hút công chúng của các quốc gia khác, thay vì chỉ đơn thuần là chính phủ của họ. Ngoại giao công chúng cố gắng thu hút bằng cách thu hút sự chú ý đến những nguồn tài nguyên tiềm năng này thông qua phát thanh truyền hình, trợ cấp xuất khẩu văn hóa, dàn xếp các hoạt động trao đổi, v.v… Theo cách phân tích này thì truyền thông được nhắc đến như một trong những công cụ hay phương thức hỗ trợ ngoại giao công chúng nhằm huy động các nguồn lực cấu thành sức mạnh mềm của quốc gia. Truyền thông góp phần không nhỏ để cung cấp thông tin chính sách, phổ biến các giá trị/ mô hình/ bản sắc của một quốc gia đến rộng rãi các cộng đồng, cá nhân ở các quốc gia khác khiến họ bị chú ý. Nếu những giá trị được quảng bá ấy thỏa mãn được sự mong chờ và đồng điệu với suy nghĩ của họ thì họ sẽ chấp nhận và làm theo.

Đó chính là lúc các giá trị về sức mạnh mềm của quốc gia được thực hiện. Điều này cũng được Nye (2004) nhắc đến rằng các quốc gia có sức hấp dẫn hơn và có quyền lực

mềm trong thời đại thông tin là những nước có nhiều kênh truyền thông giúp đưa ra các vấn đề; có nền văn hóa và ý tưởng thống trị gắn với các chuẩn mực phổ biến hiện nay (hiện nay nhấn mạnh chủ nghĩa tự do, đa nguyên và tự trị); có sự tín nhiệm được nâng cao do giá trị trong và ngoài nước cũng như chính sách nông nghiệp của họ. Theo lý thuyết Quyền lực mềm của Joseph Nye, hoạt động của Ngoại giao công chúng có thể mô tả như Hình 1.3:

Hình 1.3 Mô hình hoạt động của Ngoại giao công chúng theo lý thuyết Quyền lực mềm của Joseph Nye. Nguồn: tác giả.

Trên thế giới, hầu như quốc gia nào cũng sử dụng truyền thông như là một phần quan trọng và thiết yếu của công tác đối ngoại. Trong Ngoại giao văn hóa: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng (Phạm Thái Việt, 2021, tr.79) thì truyền thông đại chúng là một trong những công cụ cơ bản của ngoại giao văn hóa và ngoại giao công chúng (Phạm Thái Việt và Lý Thị Hải Yến, 2012). Hai hình thức ngoại giao này đều có mục đích là gây ảnh hưởng đến chính sách của những quốc gia khác, bằng cách

Nguồn quyền lực mềm:

Sự hấp dẫn của nền văn hóa Giá trị chính trị Chính sách đối ngoại

Phương thức triển khai:

Phương tiện truyền thông;

Trợ cấp/xuất khẩu văn hóa;

Các hoạt động trao đổi; …

Hiệu quả:

Công chúng (quốc tế) yêu thích, làm

theo

hấp dẫn các công dân của họ, thông qua các phương tiện truyền thông, từ đó đạt tới các mục tiêu chính trị của chủ thể.

Trong sức lan tỏa của internet và truyền hình, tin tức toàn cầu, thông tin về mọi mặt của đời sống quốc tế luôn được phát đi nhanh chóng, với tin tức và hình ảnh được truyền đi gần như đồng thời với thời gian thực tế sự kiện xảy ra. Điều này tạo ra sức ép lên các chính phủ, buộc họ phải đưa ra quyết định nhanh hơn trong mọi tình huống.

Truyền thông chuyển từ vị trí quan sát và đưa tin, sang việc can dự trực tiếp vào những sự kiện diễn ra trên toàn cầu, tạo thành dòng thác của những sự kiện trong đời sống chính trị quốc tế.

Như đã phân tích ở trên, ngoại giao công chúng là hình thức chính quyền huy động những nguồn lực hướng đến các cộng đồng ở trong và ngoài nước, thông qua các hoạt động giao tiếp, mục đích là để xây dựng hình ảnh quốc gia trong lòng công chúng các nước khác. Việc triển khai ngoại giao công chúng sẽ được diễn ra trên ba khía cạnh, mỗi khía cạnh đòi hỏi những tỉ lệ liên quan khác nhau của thông tin trực tiếp từ chính phủ và các mối quan hệ văn hóa lâu dài triển khai ngoại giao công chúng. Hai khía cạnh còn lại:

Thứ nhất, giao tiếp/truyền thông hàng ngày với giới truyền thông và công chúng, bao gồm cả việc giải thích các quyết định chính sách, là điều quan trọng đối với các chính phủ. Sau khi đưa ra quyết định, các quan chức tập trung vào việc gửi thông điệp gì và gửi như thế nào. Họ thường nhắm mục tiêu truyền thông trong nước, tuy nhiên những cơ quan báo chí nước ngoài nên là mục tiêu quan trọng nhất trong khía cạnh đầu tiền của ngoại giao công chúng. Đôi khi, trong quá trình truyền thông có những thông tin giải thích về các quyết định chính sách đối nội tập trung vào công chúng trong nước mà không để ý đến phản ứng của công chúng quốc tế khi tiếp nhận các thông tin ấy, dẫn đến những hiểu lầm, làm giảm đi giá trị quốc gia đó trong mắt thế giới. Ví dụ, sau hàng loạt vụ tai nạn tàu hỏa liên tiếp xảy ra, báo chí Anh mô tả một cách châm biếm

rằng Vương quốc Anh là "thế giới thứ ba", hàm ý chê bai việc giải quyết vấn đề của nước này. Tuy nhiên, khi truyền thông quốc tế dẫn lại không đi kèm tình huống cụ thể rõ ràng thì vô tình danh tiếng của Vương quốc Anh đã trở nên xấu đi. Khía cạnh hàng ngày cũng phải tính đến ứng phó phó với khủng hoảng và chống lại các cuộc tấn công thông tin. Nhưng phản ứng nhanh cũng không cho phép cách xử lý sai lầm, gây hiểu nhầm. Ví dụ, khi Al Jazeera phát sóng cuốn băng đầu tiên của Osama Bin Laden vào năm 2001, ban đầu các quan chức Mỹ đã cố gắng ngăn chặn việc phát sóng vì không muốn thông tin này lan đi. Tuy nhiên, hạn chế thông tin trong thời hiện đại là thiếu khôn ngoan, trái ngược với các giá trị cởi mở của Mỹ vẫn tuyên truyền. Cách xử ký khéo léo hơn là chuẩn bị các phản ứng để chống lại sự thù địch của Bin Laden. Trong trường hợp này, tận dụng nhu cầu truyền tải thông tin đa chiều của các kênh truyền thông quốc tế như Al Jazeera sẽ giúp bày tỏ được quan điểm của Chính phủ Mỹ một cách khách quan, đồng thời xóa bỏ những hoài nghi của dư luận quốc tế.

Thứ hai, truyền thông chiến lược, trong đó bao gồm một bộ các chủ đề được phát triển; giống như những gì xảy ra trong một chiến dịch chính trị hay quảng cáo. Chiến dịch này lên kế hoạch cho các sự kiện biểu trưng và truyền thông trong vòng một năm để tìm ra chủ đề trung tâm, hoặc để thúc đẩy một chính sách đặc biệt của chính phủ.

Các chủ đề đặc biệt tập trung vào phương án giải quyết cho những chính sách cụ thể.

Thứ ba, ngoại giao công chúng được triển khai qua việc thúc đẩy các mối quan hệ lâu dài với các nhân vật chủ chốt qua nhiều năm thông qua những học bổng, những chương trình trao đổi, đào tạo, hội thảo, hội nghị và tiếp cận các kênh truyền thông.

Theo Joseph S.Nye, “quyền lực mềm” là khả năng đoạt lấy thứ mình muốn thông qua sự hấp dẫn thay vì ép buộc. Ông phân tích, sức mạnh mềm của một quốc gia bao gồm năng lực hấp dẫn của văn hóa, các chuẩn mực giá trị, năng lực định hướng sở thích của các chủ thể khác, xây dựng thể chế hay các chuẩn mực khác mà được các chủ thể khác chấp nhận và làm theo. Như vậy có thể thấy rằng, sức mạnh mềm phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thuyết phục cộng đồng quốc tế, mà đây lại là thế mạnh của

truyền thông. Truyền thông góp phần làm gia tăng sức mạnh mềm quốc gia, thúc đẩy các phong trào dân chủ; tác động tới chính sách đối ngoại, hoạt động ngoại giao nói chung và ngoại giao công chúng nói riêng. Trong vai trò công cụ gia tăng sức mạnh mềm quốc gia này, truyền thông cùng những chức năng đặc thù của mình như chức năng thông tin, giải trí…đã phổ biến các giá trị, chuẩn mực, mô hình mà một chủ thể (chính trị) mong muốn chi phối các chủ thể khác. Trong các năm đầu thế kỷ XXI, truyền thông phương Tây đã tác động đến việc phổ biến các giá trị dân chủ theo mô hình phương Tây ra toàn cầu, làm gia tăng sức mạnh mềm quốc gia các nước phương Tây, đồng thời cũng kích thích các quốc gia khác học tập theo xu hướng đó.

Theo ba nguồn lực chính tạo nên sức mạnh mềm trong lập luận của Nye thì chính sách đối ngoại chính là một trong ba nguồn ấy bên cạnh văn hóa và lý tưởng chính trị.

Vậy truyền thông cũng có thể làm tăng hay giảm quyền lực mềm của quốc gia bằng cách ủng hộ hay cản trở các chính sách đối ngoại. Tương tự, truyền thông cũng tác động đến hoạt động ngoại giao bởi ngoại giao là hoạt động để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách đối ngoại của quốc gia. Tác động của truyền thông sẽ nhằm vào cách tổ chức hoạt động ngoại giao để thực hiện những mục tiêu mà chính sách đề ra. Nói cách khác, truyền thông không chỉ là công cụ gia tăng sức mạnh của chính sách ngoại giao công chúng mà đôi khi còn tác động lên chính sách đối ngoại công chúng của quốc gia ở cả hai khâu: hoạch định chính sách và triển khai thực hiện chính sách.

Thứ nhất, truyền thông can thiệp vào quá trình hoạch định chính sách đối ngoại.

Những tin tức liên tục và nhanh chóng về những vấn đề quốc tế luôn đòi hỏi một quá trình ra quyết định nhanh hơn. Những thông điệp (phản ứng) ngoại giao vì thế cũng đưa ra “từ tốc độ hàng tuần trong thế kỷ XX, nay chỉ còn vài phút”. Những tin tức trước đây phải lấy từ nguồn tình báo, thì nay cũng có thể tìm thấy từ truyền thông.

Người ta thấy rằng các phương tiện truyền thông đại chúng ở Hoa Kỳ đóng vai trò

quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại thông qua sự đóng góp của họ với tư cách là người quan sát, người tham gia và chất xúc tác. Tổng thống Bush từng thừa nhận “trong giai đoạn khủng hoảng chiến tranh vùng Vịnh 1990 - 1991, tôi biết tin từ CNN thậm chí còn nhiều hơn từ CIA” (Friedland, 1992, tr.7). (Qua truyền thông, tin tức nhanh chóng được cập nhật. Nhưng mặt trái của những tác động này là các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra những quyết định vội vàng dựa trên phản ứng thái quá từ truyền thông và dư luận xã hội mà truyền thông tạo ra. Các phương tiện truyền thông đại chúng của Hoa Kỳ đã đưa tin về các vấn đề quốc tế từ quan điểm của các lợi ích và ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Một số nghiên cứu điển hình nhấn mạnh rằng các chủ sở hữu và người hành nghề truyền thông đại chúng Mỹ đã trở nên cực kỳ yêu nước và theo chủ nghĩa dân tộc trong thời kỳ khủng hoảng. “Họ đã nêu bật quan điểm và chính sách của Tổng thống và do đó góp phần tạo ra hiện tượng dựa vào lá cờ. Sau sự kiện 11/9, các phương tiện thông tin đại chúng của Mỹ đã áp dụng chính sách phục tùng và phục vụ cho chương trình nghị sự của Nhà Trắng liên quan đến Iraq, Iran, Syria, Afghanistan, Pakistan và trên hết là cuộc chiến chống Al Qaeda /khủng bố” (Muhammad Khalid & Muhammad Ashraf Khan, 2008).

Thứ hai, truyền thông góp phần vào thực thi chính sách đối ngoại của quốc gia.

Truyền thông thông tin về chính sách của quốc gia tới cộng đồng quốc tế, qua đó truyền thông quảng bá và xây dựng uy tín, hình ảnh quốc gia, tạo thuận lợi cho chính phủ triển khai chính sách đối ngoại. Đầu thế kỷ XXI, hiện diện trên truyền thông là nhu cầu của mọi nền văn hóa. Quốc gia nào cũng sử dụng truyền thông đối ngoại để thông tin với thế giới về mình, qua đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận thế giới về những chính sách mà quốc gia này đang theo đuổi. Truyền thông internet đã mở ra cơ hội cho tất cả các quốc gia để tiếp cận tới công chúng của mình. Nắm bắt được điều đó sẽ thúc đẩy cho việc gia tăng “quyền lực truyền thông” – thứ “quyền lực” đang ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế. Chính sách của Nga là một ví dụ điển

hình. Nhận thấy sự đưa tin thiên lệch từ các hãng tin tức truyền hình phương Tây đang ngày càng làm cho hình ảnh nước Nga ở nước ngoài bị nhận thức sai lệch và méo mó, Nga đã tăng cường nhiều biện pháp để xây dựng lại hình ảnh nước Nga trong con mắt cộng đồng quốc tế. Chính sách đối ngoại mà nước Nga ban hành năm 2016 nêu rõ

“hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga là đưa đến cộng đồng thế giới những thông tin khách quan về lập trường của Nga trong các vấn đề quốc tế 4. Trong chính sách đó, Nga nhấn mạnh đến việc củng cố các phương tiện truyền thông đại chúng của Nga và ngôn ngữ tiếng Nga trong không gian truyền thông quốc tế, đồng thời sử dụng rộng rãi các phương tiện truyền thông trên internet để hỗ trợ cho quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Nga. Nga đã đầu tư ngân sách để phát triển kênh RT trở thành một mạng lưới truyền hình tin tức phát sóng rộng rãi trên toàn cầu, gồm nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Arab,Tây Ban Nha, đồng thời mỏ rộng ứng dụng trên nhiều phương tiện truyền thông mới, từ truyền hình cáp, truyền hình trên internet tới các mạng xã hội như YouTube, tạo điều kiện dễ dàng nhất cho khán giả quốc tế tiếp cận kênh này, qua đó củng cố vị thế nước Nga trên trường quốc tế. Những năm gần đây, truyền thông phương Tây đã buộc phải thừa nhận “có một nước Nga không như phản ánh trên báo chí. Các quốc gia thừa nhận nước Nga đang đóng vai trò quan trọng hơn trong các vấn đề quốc tế so với một thập kỷ trước.

Chính sách đối ngoại của một quốc gia luôn là tâm điểm chú ý của các nhà quan sát quốc tế khi đánh giá mối quan hệ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tính phụ thuộc lẫn nhau tăng lên, thì nhu cầu được chấp nhận, được đồng tình bởi cộng đồng quốc tế luôn là một mục tiêu mà chính sách đối ngoại của mỗi một quốc gia theo đuổi. Do đó, truyền thông có nhiệm vụ không chỉ đưa thông tin mà quan trọng hơn là diễn giải và đem lại sự hiểu biết đầy đủ cho công chúng quốc tế về chính sách đốỉ ngoại để tạo ra sự đồng thuận của dư luận quốc tế và

17 Bộ Ngoại giao Liên bang Nga: “Khái niệm về Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga” - Phê duyệt theo sắc lệnh của Tổng thông Liên bang Nga ngày 30/11/2016”

các chính phủ nước ngoài. Trong một số trường hợp, sự ủng hộ của quốc tế giúp cho chính sách của quốc gia thuận lợi hơn trong quá trình triển khai. Chẳng hạn truyền thông Mỹ thường xuyên đưa tin về chính sách chống khủng bố, đã giúp cho việc Mỹ triển khai chính sách này của mình thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Vai trò của truyền thông trong ngoại giao công chúng của mỹ thời kỳ tổng thống barack obama (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)