Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân vùng thích nghi đất đai để phát triển cây ăn quả huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 36 - 40)

2.2.1. Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu

Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu bao gồm các tài liệu nghiên cứu về tài nguyên đất và các số liệu thống kê về cây ăn quả. Cụ thể, nghiên cứu này đã kế thừa kết quả điều tra thành lập bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi năm 2006 do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung thực hiện. Đây là tài liệu cơ sở để xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát thực địa, lấy mẫu đất phân tích nhằm phục vụ cho việc cập nhật, chỉnh lý bản đồ đất huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi có tham vấn chuyên gia khoa học đất; Kế thừa các số liệu thống kê về cây ăn quả trong niên giám thống kê năm 2021 huyện Nghĩa Hành.

2.2.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu

Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ tại các cơ quan chuyên môn của địa phương, các cơ quan bộ, ngành có liên quan. Cụ thể đã thu thập được các tài liệu sau:

(i) Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến năm 2022; (ii) Niên giám thống kê năm 2021 huyện Nghĩa Hành; (iii) Bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi năm 2006; (iv) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 tỉnh Quảng Ngãi;… Ngoài ra còn có các tài liệu về khí hậu, địa chất, thủy văn, …

Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân : Điều tra tình hình sử dụng đất: các loại hình sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất; các vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng đất.

2.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa lấy mẫu đất phân tích

Phương pháp điều tra theo điểm được áp dụng trong điều tra phục vụ xây dựng các bản đồ chuyên đề. Các điểm điều tra, khảo sát được tính toán, bố trí theo đặc

34

trưng xuất hiện các loại đất và thuận tiện giao thông. Đối với các khu vực khó khăn trong việc tiếp cận có thể lựa chọn các điểm tương đồng có khả năng lưu thông thuận lợi hơn để thay thế.

Phương pháp lấy và bảo quản mẫu đất phân tích được áp dụng theo quy định chung của phương pháp lấy mẫu phân tích tính chất hóa học và vật lý của đất (Sổ tay điều tra phân loại đánh giá đất của Hội khoa học đất Việt Nam, 2015). Mẫu đất phân tích được lấy ở độ sâu 0-25 cm.

Tùy theo địa mạo và địa hình khu vực đất, tại mỗi điểm khảo sát lấy ít nhất 5 mẫu đất phân bố theo quy tắc đường chéo hay đường vuông góc.

Ngoài ra, tránh lấy mẫu ở các vị trí đặc thù như nơi đổ phân, vôi, gần bờ, gần đường giao thông, mương thoát nước và các vị trí quá trũng hay quá cao.

Bảo quản mẫu: Mẫu đất được

lấy sau đó cho vào túi nilon ghi ký hiệu mẫu kèm theo phiếu lấy mẫu theo quy định.

2.2.4. Phương pháp phân tích đất trong phòng thí nghiệm

Sử dụng để phân tích các chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá chất lượng đất, cách xác định một một số chỉ tiêu được áp dụng theo các tiêu chuẩn sau:

Bảng 1: Phương pháp phân tích đất

STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp

1 Thành phần cơ giới

Phương pháp ống hút Robinson TCVN 6862:2001

TCVN 8567:2010

2 Dung trọng Phương pháp ống trụ kim loại

Nguồn: Trịnh Quốc Đoàn, 2022.

Hình 4: Bản đồ vị trí điểm lấy mẫu

35

STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp

3 pHKCl

TCVN 5979:2007 (ISO 10390:2005) TCVN 4401:1987

4 Tổng số muối tan ISO 11265:1994

5 N tổng số TCVN 6645:2000 (ISO 13878:1998

TCVN 6498:1999

6 P tổng số TCVN 7374:2004

7 K tổng số TCVN 8660:2011

8 Cacbon hữu cơ TCVN 6642:2000

TCVN 6644:2000 9 Dung tích hấp phụ (CEC)

BS ISO 23470:2007 ISO 11260:1994 TCVN 8568:2010 TCVN 8466:2010

Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.

2.2.5. Phương pháp ứng dụng GIS xây dựng bản đồ chuyên đề

Từ dữ liệu thu thập ban đầu, đề tài ứng dụng kỹ thuật thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) để số hoá, xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích và tích hợp các lớp thông tin, xây dựng và biên tập bản đồ. Các phần mềm GIS chuyên về bản đồ được sử dụng bao gồm:

+ Phần mềm ArcGis 10.0: Trong nghiên cứu này, ứng dụng phần mềm ArcGis để phục vụ cho việc xây dựng mô hình độ cao số (DEM - Digital Elevation Model) và xây dựng cơ sở dữ liệu cho các bản đồ chuyên đề.

(1) Xây dựng mô hình số độ cao (DEM - Digital Elevation Model): Độ cao địa hình thường được thể hiện bằng các đường đồng mức mà các điểm trên một đường đồng mức có cùng một giá trị độ cao. Bằng phương pháp này thì yếu tố địa hình cũng được thể hiện và lưu trữ trong GIS như trong các bản đồ số chuyên dùng khác. Tuy vậy phương pháp biểu thị này chưa phải là tối ưu khi đề tài cần tính toán và xây dựng thêm bản đồ độ dốc địa hình, đây là một trong các bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ đất đai. Do đó, đề tài lựa chọn phương pháp mô hình số độ cao để hiển thị và phân

36

tích loại dữ liệu thay đổi liên tục này. Cụ thể, trong nghiên cứu này, DEM được biểu thị theo phương pháp vật thể bản đồ dạng vector: Mạng tam giác không đồng đều (triangular irregular network – TIN) (xem Hình 3).

(2) Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các bản đồ chuyên đề: Ứng dụng phần mềm ArcGis để truy vấn, nội suy và phân tích dữ liệu không gian; chồng xếp các lớp dữ liệu; xây dựng cơ sở dữ liệu cho các bản đồ chuyên đề.

+ MapInfo 10.5: Phần mềm MapInfo được sử dụng để biên tập và xuất dữ liệu bản đồ phục vụ cho nghiên cứu này.

2.2.6. Phương pháp đánh giá thích nghi theo yếu tố hạn chế tối đa

Trong nghiên cứu này, mức độ thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất được xác định theo phương pháp hạn chế tối đa (the maximum limitation method), nghĩa là, mức độ thích nghi của mỗi một loại hình sử dụng đất được xác định bởi yếu tố đất đai có mức độ hạn chế cao nhất.

Theo phương pháp vừa nêu, tập hợp các tính chất đất đai trong yêu cầu sử dụng đất được xem như những yếu tố hạn chế. Phù hợp với 4 loại thích nghi, mỗi một yếu tố đất đai được phân chia tối đa ra 4 mức độ hạn chế đối với từng loại hình sử dụng đất (Theo hệ thống phân vị khả năng thích nghi đất đai của FAO (1976, 1983));

trong đó, không hạn chế là số 1 tương đương với thích nghi cao (S1), ít hạn chế là số 2 tương đương với thích nghi trung bình (S2), hạn chế trung bình là số 3 tương đương với loại ít thích nghi (S3), hạn chế nhiều tương đương với loại không thích nghi (N).

Khi xét loại thích nghi cho một loại hình sử dụng đất trên một đơn vị đất đai, tất cả các mức độ hạn chế của các tiêu chí sẽ được rà soát và mức độ thích nghi đất đai sẽ được xác định theo mức độ hạn chế cao nhất.

37

Một phần của tài liệu Phân vùng thích nghi đất đai để phát triển cây ăn quả huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)