3.6.1. Giải pháp phát huy tiềm năng đất đai và hạn chế các vấn đề sử dụng đất - Bổ sung chất dinh dưỡng, tăng độ phì của đất: Nghiên cứu này đã chỉ ra 03 nhóm đất phù hợp cho phát triển cây ăn quả là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám. Tuy nhiên, trong 03 loại hình thổ nhưỡng này thì nhóm đất xám là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước kém hơn so với 02 nhóm còn lại. Như vậy, để tăng cường hiệu quả sử dụng đất cần phải tăng cường bổ sung thêm phân hữu cơ và tàn dư cây trồng: Bón phân hữu cơ sẽ làm gia tăng lượng chất hữu cơ, mùn và đạm cho đất, đồng thời tăng số lượng và mật độ của vi khuẩn, vi sinh vật, nấm và một số loài động vật nhỏ trong đất như giun đất và một số loài côn trùng góp phần giữ ẩm, tăng khả năng giữ nước cho đất. Ðất được bón phân hữu cơ càng ngày càng dồi dào chất dinh dưỡng, tơi xốp rất thích hợp cho sử dụng trồng trọt. Như vậy, việc sử dụng phân hữu cơ một mặt cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mặt khác có tác động rất lớn trong cải tạo đất.
89
- Gia tăng độ che phủ đất: Đây là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa quá trình rửa trôi đất và quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong đất. Có thể che phủ đất bằng lớp phủ thực vật sống, đã chết hoặc sử dụng nilon để che phủ cho đất. Riêng đối với che phủ đất bằng thảm thực vật sống, cây che phủ đất còn có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện đặc tính vật lý và độ phì của đất như: tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng cho đất, cải thiện cấu trúc đất, tăng độ xốp, độ hấp thu nước và độ ẩm đất, giảm lượng nước bốc hơi và điều hoà nhiệt độ bề mặt đất.
- Hạn chế khô hạn, hoang mạc hóa và sa mạc hóa: Khô hạn, hoang mạc hóa và sa mạc hóa là tình trạng thiếu nước mặt, do không có tưới và có lượng mưa thấp, bốc hơi cao. Trong điều kiện thiếu nước vào mùa khô do lưu lượng của các con sông suy giảm, để khắc phục tình trạng khô hạn có thể phải xây dựng các hồ chứa nước khu vực để trữ nước cho mùa khô.
- Giảm thiểu sử dụng phân vô cơ và các loại hoá chất nông nghiệp: Dư lượng phân bón hóa học và các loại hoá chất bảo vệ thực vật sẽ tồn lưu trong đất, điều này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đất mà còn ảnh hưởng môi trường xung quanh và sức khỏe người tiêu dung nếu các sản phẩm của cây ăn quả không đảm bảo thời gian thu hoạch sau khi sử dụng hóa chất. Vì vậy, cần tuyên truyền hoặc tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp sử dụng hợp lý phân vô cơ và các loại hoá chất nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về bảo vệ môi trường.
3.6.2. Giải pháp kỹ thuật
- Về kiến thiết vườn trồng: Thiết kế vườn trồng, làm đất đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sẽ giúp tăng năng suất cây trồng:
+ Đối với cây bưởi: Khuyến cáo trồng với mật độ 250 cây/ha. Tiến hành đào mô, đắp mương đối với các khu vực thấp trũng; đối với vùng đất bằng phẳng, đất gò đồi: tiến hành phát dọn thực bì, đào hố để trồng cây, hố đào có kích thước: 60 x 60 x 60cm.
+ Đối với cây sầu riêng: Khuyến cáo trồng với mật độ 125 cây/ha.Tiến hành đào mô, đắp mương đối với các khu vực thấp trũng, mỗi mô đất rộng 5 – 7m, đào mương sâu 1 – 2m, rộng 2 – 3m có thể điều tiết được lượng nước trong và giúp đất
90
tươi xốp; đối với vùng đất cao: tiến hành phát dọn thực bì, đào hố để trồng cây, hố đào có kích thước: 60 x 60 x 60cm.
+ Đối với chôm chôm: Khuyến cáo trồng với mật độ 204 cây/ha. Tiến hành phát dọn thực bì, đào hố để trồng cây, hố đào có kích thước: 50 x 50 x 50cm.
+ Đối với mít: Khuyến cáo trồng với mật độ 210 cây/ha. Đối với đất bằng phẳng: xẻ rãnh sâu ít nhất 30 – 40 cm để chống úng vào mùa mưa, đào hố sâu 50 x 50 x 50cm và đắp mô cao 40 – 70cm; Đối với đất vùng cao, độ dốc trên 5%: đào hố kích thước 40 x 40 x 40cm để trồng cây.
- Về hạ tầng kỹ thuật: Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, toàn diện góp phần phát triển vùng sản xuất tập trung, sử dụng đất hiệu quả, bảo vệ môi trường.
+ Tăng cường đầu tư hoàn chỉnh các công trình thủy lợi như hệ thống kênh mương tưới tiêu, trạm bơm để tạo nguồn nước tưới cho sản xuất. Có kế hoạch nạo vét, duy tu, sửa chữa các công trình phục vụ phòng, chống khô hạn trên địa bàn.
+ Phát triển hệ thống giao thông liên kết, đảm bảo lưu thông thuận lợi từ khu vực sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Khuyến khích nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng kết hợp xây dựng nông thôn mới.
+ Phát triển hệ thống điện an toàn; có kế hoạch đầu tư, nâng cấp cải tạo hệ thống điện.
+ Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất;
tăng cường cơ giới hóa; sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc hữu cơ và vi sinh...
3.6.3. Chính sách hỗ trợ
- Thực hiện đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông chuyên về cây ăn quả, các cán bộ hợp tác xã. Thực hiện phương thức chuyển giao kỹ thuật, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất, kinh doanh cho lao động nông thôn theo hướng hiện đại, tham quan học tập các mô hình sản xuất hiệu quả trong và ngoài tỉnh để xuất cây ăn quả hiệu quả, an toàn, chất lượng cao được thị trường chấp thuận.
- Khuyến khích các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng các công trình, các dự án liên quan đến sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ