Trong giai đoạn 2016-2021 diện tích đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hành tăng 1.950 ha do việc khai thác hiệu quả đất chưa sử dụng vào sử dụng (chủ yếu là mục đích phát triển lâm nghiệp), một phần diện tích đất phi nông nghiệp được thống kê vào đất ở nay được tách ra đất nông nghiệp riêng theo quy định mới.
Bảng 2: Hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2016-2021
Đơn vị tính: ha STT Tên loại đất
HTSDĐ theo từng năm Biến động
2016 2020 2021 2016 -
2020
2020 - 2021
2016 - 2021 I Tổng DTTN 23.468,88 23.439,89 23.458,02 -28,99 18,13 -10,86 1 Đất nông nghiệp 17.625,90 19.586,56 19.576,18 1.960,66 -10,38 1.950,28 1.1 Đất trồng lúa 3.321,62 3.590,69 3.575,27 269,07 -15,42 253,65 1.2 Đất trồng cây hàng năm
khác 2.277,04 2.999,28 2.995,68 722,24 -3,60 718,64
1.3 Đất trồng cây lâu năm 2.709,90 2.619,30 2.599,38 -90,60 -19,92 -110,52 Trong đó cây ăn quả (*) 225,50 606,13 727,28 383,63 119,15 501,78 1.4 Đất rừng sản xuất 8.291,33 9.263,13 9.270,83 971,80 7,70 979,50 1.5 Đất rừng phòng hộ 1.007,00 1.054,95 1.075,81 47,95 20,86 68,81
1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 15,21 25,11 25,11 9,90 0 9,90
1.7 Đất nông nghiệp khác 3,80 34,10 34,10 30,30 0 30,30
2 Đất phi nông nghiệp 4.130,01 3.650,90 3.683,46 -479,11 32,56 -446,55 3 Đất chưa sử dụng 1.712,97 202,43 198,38 -1.510,54 -4,05 -1.514,59 Nguồn: Thống kê đất đai năm 2015, 2020, 2021
(*) Niên giám thống kê năm 2021
Tuy nhiên diện tích đất trồng cây lâu năm lại có xu hướng giảm, từ năm 2015 đến năm 2020 đã giảm 110,52 ha, chủ yếu chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp và một phần đất trồng cây hàng năm khác.
Tuy đất trồng cây lâu năm có xu hướng giảm nhưng đất trồng cây ăn quả có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2021, từ 225,50 ha năm 2016 lên 727,28 ha năm 2021. Diện tích đất trồng cây ăn quả tăng thể hiện xu hướng phát triển cây ăn quả tại huyện Nghĩa Hành, mặc dù diện tích trồng cây ăn quả trong những năm qua có tăng
39
lên nhưng mức tăng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
Diện tích cây ăn quả phân bố trên cả địa bàn 12 xã, thị trấn trong huyện, trong đó xã có diện tích nhiều nhất là xã Hành Nhân (106,20 ha), tiếp đến là các xã Hành Minh (48,90 ha), Hành Dũng (36,25 ha), Hành Trung (33,65 ha),…. Xã có diện tích ít nhất là xã Hành Thịnh (11,19 ha).
3.1.2. Thực trạng phát triển các loại cây ăn quả chính
Trong những năm gần đây nhờ khai thác tốt lợi thế về tự nhiên; Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi diện tích vườn tạp, tận dụng các khoảnh đất trống để trồng cây ăn quả, trên địa bàn huyện đã hình thành được nhiều vườn cây ăn quả với nhiều chủng loại cây trồng khác nhau, cho giá trị kinh tế cao, từng bước tạo dựng thương hiệu riêng và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho hộ dân, từ đó giúp hộ dân quan tâm đầu tư mở rộng diện tích cây ăn quả.
Kết quả điều tra, khảo sát thực tế đối với 04 loại cây ăn quả chính trên địa bàn huyện được tổng hợp tại Bảng 3.
Bảng 3: Diễn biến diện tích trồng các loại cây ăn quả chính huyện Nghĩa Hành
STT Cây trồng chính
Diện tích phân theo từng năm (ha) Biến động 2016 - 2021 Năm
2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Diện tích (ha)
Tốc độ tăng BQ (%/năm) 1 Cây bưởi 18,00 19,05 49,30 82,48 155,35 200,77 182,77 69,90 2 Cây sầu riêng 15,00 15,00 34,05 70,95 98,66 113,89 98,89 57,97 3 Cây chôm chôm 17,00 20,77 34,45 44,15 38,70 36,08 19,08 19,42
4 Cây mít 14,50 13,00 13,50 15,50 87,85 153,17 138,67 109,89
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2021 huyện Nghĩa Hành Qua kết quả tại Bảng 3 có nhận xét:
- Cây bưởi là cây ăn quả có xu hướng phát triển nhanh tại huyện Nghĩa Hành, diện tích trồng bưởi tăng bình quân 69,90%/năm từ 18,00 ha năm 2016 lên 200,77 ha năm 2021, tăng 182,77 ha. Diện tích bưởi hiện chiếm 41,59% diện tích của 04 loại cây ăn quả chính trên địa bàn. Giống bưởi chính được trồng là bưởi da xanh.
- Cây sầu riêng là cây ăn quả có xu hướng phát triển khá nhanh tại huyện Nghĩa Hành, diện tích trồng sầu riêng tăng bình quân 57,97%/năm từ 15,00 ha năm 2016 lên 113,89 ha năm 2021, tăng 98,89 ha. Diện tích sầu riêng hiện chiếm 22,51%
diện tích của 04 loại cây ăn quả chính trên địa bàn.
- Cây chôm chôm là cây ăn quả có xu hướng phát triển khá nhanh tại huyện
40
Nghĩa Hành, diện tích trồng chôm chôm tăng bình quân 19,42%/năm từ 17,00 ha năm 2016 lên 36,08 ha năm 2021, tăng 19,08 ha. Diện tích chôm chôm hiện chiếm 4,34%
diện tích của 04 loại cây ăn quả chính trên địa bàn.
- Cây mít là cây ăn quả có xu hướng phát triển nhanh tại huyện Nghĩa Hành, diện tích trồng mít tăng bình quân 109,89%/năm từ 14,50 ha năm 2016 lên 153,17 ha năm 2021, tăng 136,67 ha. Diện tích mít hiện chiếm 31,56% diện tích của 04 loại cây ăn quả chính trên địa bàn.
Diện tích cho sản phẩm của 04 loại cây ăn quả chính toàn huyện năm 2021 khoảng 188 ha, chiếm khoảng 51,00% tổng diện tích trồng cây ăn quả đã cho ra sản phẩm. Tổng sản lượng sản phẩm bưởi đạt 1.093 tấn (năng suất bình quân 13,13 tấn/ha), sầu riêng 145,10 tấn (năng suất bình quân 2,83 tấn/ha), chôm chôm đạt 160,78 tấn (năng suất bình quân 7,46 tấn/ha), mít đạt 470,80 tấn (năng suất bình quân 10,85 tấn/ha).
Theo số liệu thống kê năm 2021 huyện Nghĩa Hành đến năm 2021, sản lượng của 04 loại cây ăn quả chính trên địa bàn huyện được tổng hợp tại Bảng 4.
Bảng 4: Diễn biến sản lượng các loại cây ăn quả chính huyện Nghĩa Hành
STT Cây trồng chính Sản lượng phân theo từng năm (tấn)
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1 Cây bưởi 98,40 63,00 220,26 270,46 766,92 1.093,00
2 Cây sầu riêng 2,20 23,45 33,72 27,93 195,00 145,10
3 Cây chôm chôm 60,60 86,25 138,58 161,50 240,00 160,78
4 Cây mít 185,90 147,55 141,09 149,50 285,60 470,80
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2021 huyện Nghĩa Hành
Qua kết quả tại Bảng 4 có nhận xét:
- Cây bưởi là cây ăn quả có sản lượng tăng nhanh tại huyện Nghĩa Hành, sản lượng tăng từ 98,40 tấn năm 2016 lên 1.093,00 tấn năm 2021, tăng 994,90 tấn.
- Cây sầu riêng là cây ăn quả có sản lượng thấp nhất, tuy vậy, sản lượng sầu riêng cũng tăng nhanh, sản lượng tăng từ 2,20 tấn năm 2016 lên 145,10 tấn năm 2021, tăng 142,90 tấn.
- Cây chôm chôm là cây ăn quả có sản lượng thấp, khá ổn định giữa các năm, sản lượng tăng từ 60,60 tấn năm 2016 lên 160,78 tấn năm 2021, tăng 100,18 tấn và tăng thấp nhất trong 04 cây.
41
- Cây mít là cây ăn quả có sản lượng tăng khá ổn định từ năm 2016 đến năm 2019 và tăng nhanh từ 2020 đến nay, sản lượng tăng từ 185,90 tấn năm 2016 lên 470,80 tấn năm 2021, tăng 284,90 tấn.
3.1.3. Một vài vấn đề còn tồn đọng trong việc phát triển cây ăn quả
Nhìn chung, trong những năm gần đây, cây ăn quả huyện Nghĩa Hành có xu hướng phát triển khá nhanh, phù hợp với chiến lược của huyện là đưa cây ăn quả trở thành loại cây có giá trị đóng góp cao trong kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển cây ăn quả tại huyện vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, chưa tạo được sự liên kết vùng; chưa có các nghiên cứu cụ thể về tài nguyên đất cũng như các khu vực thích nghi để trồng cây ăn quả do đó chưa thể khai thác hiệu quả tiềm lực phát triển cây ăn quả tại địa phương.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển cây ăn quả vẫn chưa được chú trọng: Hệ thống các kênh mương dẫn tưới cho khu vực trồng cây ăn quả vẫn chưa được đầu tư xây dựng. Việc phát triển cây ăn quả tại Nghĩa Hành phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước tưới, tuy nhiên hiện nay chủ yếu tưới bằng hệ thống giếng khoan sâu, khai thác nguồn nước dưới đất.; Hệ thống giao thông và hệ thống mạng lưới điện sản xuất vẫn chưa gắn kết, lưu thông từ khu vực sản xuất đến thị trường tiêu thụ.
Trình độ sản xuất của người dân ở một số khu vực vẫn còn lạc hậu, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất cũng như các biện cải tạo đất đai còn nhiều hạn chế nên tiềm năng đất đai chưa được khai thác hoàn toàn, hoặc một số nơi việc lạm dụng phân bón hóa học và các chế phẩm bảo vệ thực đã làm cho tài nguyên đất đai bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
42 Nguồn: Trịnh Quốc Đoàn, 2022.
Hình 6: Bản đồ hiện trạng nông nghiệp huyện Nghĩa Hành
43