Xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá khả năng thích nghi đất đai và phân vùng thích

Một phần của tài liệu Phân vùng thích nghi đất đai để phát triển cây ăn quả huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 59 - 62)

Để đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho cây ăn quả, điều kiện cần là phải xây dựng được các tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở tham khảo các hướng dẫn của FAO về đánh giá thích nghi cũng như dựa vào các yêu cầu sinh thái, sinh lý của cây ăn quả, có rất nhiều yếu tố tự nhiên liên quan cần được đưa vào xem xét. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, như đã đề cập trong phần giới hạn nghiên cứu, khi xem xét các yếu tố có liên quan, giới hạn tập trung chủ yếu vào các yêu cầu sử đất của cây trồng.

Trên cơ sở đó, các yếu tố tự nhiên có liên quan đến đất đai được đưa vào xem xét, cụ thể: 1) Loại đất hay loại hình thổ nhưỡng; 2) Thành phần cơ giới của đất; 3) Độ dày tầng canh tác; 4) Độ dốc địa hình; 5) Khả năng tưới; 6) Khả năng ngập. Ngoài ra, các yếu tố tự nhiên khác như địa chất và một số đặc tính lý hoá học đất, mặc dù rất quan trọng trong bố trí sử dụng đất, tuy nhiên, hoặc là đặc điểm của chúng được gắn liền với một trong các yếu tố nói trên hoặc là có tính chất đồng nhất tương đối trong toàn vùng, nên không được đưa ra xem xét.

Trong mỗi yếu tố nêu trên, được phân thành các mức độ khác nhau để làm cơ sở phân cấp thích nghi:

1) Loại hình thổ nhưỡng

Như đã trình bày ở trên (mục 3.3.1), vùng nghiên cứu có 06 nhóm đất chính với 11 chú dẫn đơn vị bản đồ đất. Tuy nhiên, xét về đặc điểm sử dụng, tác giả phân thành 06 loại hình:

- (So1) Nhóm đất xám, đất phù sa địa hình thấp trồng lúa và đất dốc tụ (Pf, Xg và D).

- (So2) Nhóm đất phù sa (P và Pb).

- (So3) Nhóm đất xám và đất nâu vàng trên phù sa cổ (X và Fp).

- (So4) Nhóm đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa).

- (So5) Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất (Fs).

- (So6) Nhóm xói mòn trơ sỏi đá và Đất bãi cát (E và Cs).

57

2) Thành phần cơ giới đất

Theo kết quả kết quả khảo sát thực địa lấy mẫu phân tích và kế thừa, chỉnh lý bản đồ đất thì vùng nghiên cứu có 3 loại thành phần cơ giới:

- (Te1) Đất thành phần cơ giới nhẹ (cát pha).

- (Te2) Đất thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ).

- (Te3) Đất thành phần cơ giới trung bình (thịt trung bình).

3) Độ dày tầng canh tác

Tương tự, vùng nghiên cứu có 4 nhóm tầng dày đất:

- (De1) Tầng đất hiện hữu dày (>100 cm).

- (De2) Tầng đất hiện hữu trung bình khá (70-100 cm).

- (De3) Tầng đất hiện hữu trung bình (50-70 cm).

- (De4) Tầng đất hiện hữu mỏng (<50 cm).

4) Độ dốc địa hình

Vùng nghiên cứu có 5 nhóm cấp độ dốc:

- (Sl1) Địa hình thấp, bằng.

- (Sl2) Địa hình bậc thềm hoặc đồi ít dốc (<80) - (Sl3) Địa hình đồi núi dốc trung bình (8-150) - (Sl4) Địa hình đồi núi khá dốc (15-200).

- (Sl5) Địa hình đồi núi dốc mạnh (>200).

5) Khả năng tưới

Vùng nghiên cứu có 3 nhóm khả năng tưới:

- (Ir1) Có khả năng tưới chủ động từ nước mặt.

- (Ir2) Có khả năng tưới chủ động từ nước dưới đất.

- (Ir3) Khả năng tưới nhờ trời.

6) Khả năng ngập

Vùng nghiên cứu có 2 cấp khả năng ngập:

- (Fl1) Có khả năng ngập cao.

- (Fl2) Không hoặc ít ngập.

58

Bảng 6: Bộ tiêu chí để đánh giá khả năng thích nghi và phân cấp

Tiêu chí và phân cấp Tiêu chuẩn

số Ký hiệu

1 - Loại hình thổ nhưỡng So

- Đất xám, đất phù sa địa hình thấp trồng lúa và đất

dốc tụ Pf, Xg và D 1 So1

- Đất phù sa P và Pb 2 So2

- Đất xám và đất nâu vàng trên phù sa cổ X và Fp 3 So3

- Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 4 So4

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá biến chất Fs 5 So5

- Đất xói mòn trơ sỏi đá và Đất bãi cát E và Cs 6 So6

2 - Thành phần cơ giới Te

- Thành phần cơ giới nhẹ (cát pha) b 1 Te1

- Thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ) c 2 Te2

- Thành phần cơ giới trung bình thịt trung bình d 3 Te3

3 - Độ dầy tầng đất De

- Tầng đất hữu hiệu dày >100 cm 1 De1

- Tầng đất hữu hiệu trung bình khá 70-100 cm 2 De2

- Tầng đất hữu hiệu trung bình 50-70 cm 3 De3

- Tầng đất hữu hiệu mỏng <50 cm 4 De4

4 - Độ dốc địa hình Sl

- Địa hình thấp, bằng Vàn thấp, vàn trung bình 1 Sl1

- Địa hình bậc thềm hoặc đồi ít dốc Vàn cao, dốc <80 2 Sl2 - Địa hình đồi núi dốc trung bình Đồi núi, dốc 8-150 3 Sl3

- Địa hình đồi núi khá dốc Đồi núi, dốc 15-200 4 Sl4

- Địa hình đồi núi dốc mạnh Đồi núi, dốc >200 5 Sl5

5 - Khả năng tưới Ir

- Có khả năng tưới chủ động từ nước mặt Có khả năng tưới mặt 1 Ir1 - Có khả năng tưới chủ động từ nước dưới đất Có khả năng tưới ngầm 2 Ir2

- Khả năng tưới nhờ trời Tưới nhờ mưa 3 Ir3

6 - Khả năng ngập Fl

- Có khả năng ngập cao Nguy cơ ngập lũ cao 1 Fl1

- Không hoặc ít ngập Không hoặc ít chịu ảnh

hưởng ngập lũ 2 Fl2

59

Một phần của tài liệu Phân vùng thích nghi đất đai để phát triển cây ăn quả huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)