Yêu cầu sinh thái của một số loại cây ăn quả chính

Một phần của tài liệu Phân vùng thích nghi đất đai để phát triển cây ăn quả huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 49)

Kết quả nghiên cứu về cầu sinh thái của cây trồng trong đề tài được tham khảo theo các kết quả nghiên cứu trong Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp – Tập 2: Phân hạng đánh giá đất đai do Bộ Nông nghiệp và PTNT phát hành năm 2009 [22]; Trung tâm Unesco phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng (2005). Cây ăn quả đặc sản và kỹ thuật trồng. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội [20] và một số nguồn tài liệu từ kiết quả điều tra thu thập.

3.2.1. Cây bưởi

Về nhiệt độ, ẩm độ không khí: Cây bưởi có thể sống và phát triển được trong khoảng 13 – 380C, nhiệt độ thích hợp để cây bưởi sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao từ 23 – 290C.

Về lượng mưa: Cây bưởi yêu cầu lượng mưa bình quân năm từ 1.500 – 2.000 mm/năm. Cây bưởi rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước, trong mùa mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao hoặc không thoát nước kịp thời cây sẽ thối rễ, vàng lá và chết.

Về ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000-15.000 lux, tương đương nắng lúc 8-9 giờ sáng hoặc 2-4 giờ chiều. Mùa hè cường độ ánh sáng lên đến 100.000 lux, đều này dễ làm trái bưởi bị nám nắng, ảnh hưởng đến phẩm chất và giá trị thương phẩm của trái bưởi. Vì vậy, khi thành lập vườn trồng bưởi nên bố trí mật độ trồng và khoảng cách trồng hợp lý để hạn chế trái bị nám nắng.

Về gió: Cây bưởi sợ gió lớn vì thân cây yếu, dễ gãy, gió lớn dễ bật gốc và mất nước nhiều, vì vậy nên trồng nơi kín gió hoặc có thêm cây chắn gió.

Về nước: Cây bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả.

Trong mùa nắng và những ngày khô hạn trong mùa mưa, cần phải tưới nước để duy trì sự phát triển nhanh của cây. Độ mặn trong nước tưới không quá 0,2% (2g/lít nước).

Về đất: Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ 5,5-7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, ít bị nhiễm mặn, mực thủy cấp thấp dưới 0,8 m.

44

3.2.2. Cây sầu riêng

Về nhiệt độ, ẩm độ không khí: Nhiệt độ thích hợp để cây sầu riêng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao từ 24 – 300C, ẩm độ không khí vào khoảng 75-80%, khi cây ra hoa cần có nhiệt độ không khí từ 20 – 220C, ẩm độ không khí vào khoảng 50-60%, trong trường hợp nhiệt độ thấp sầu riêng sẽ rụng hoa và ngừng phát triển.

Về lượng mưa: Cây sầu riêng chịu hạn yếu nên sinh trưởng trong các vùng có mùa khô không quá 3 tháng, lượng mưa bình quân năm từ 1.600 – 4.000 mm/năm và phân bổ đều trong năm, tốt nhất là 2.000 mm/năm nhưng trong thời kỳ quả già, chín nên không có mưa để đạt hiệu quả cao. Khả năng chống úng của cây sầu riêng không cao, nếu lượng mưa quá lớn hoặc tiêu thoát không kịp thời, cây có thể thối gốc, rụng hoa, thối quả, chết.

Về ánh sáng: Khi còn nhỏ cây sầu riêng không cần nhiều ánh sáng, thích bóng râm, vì ánh sáng nhiều làm cây dễ mất nước. Nhưng khi cây lớn thì lại cần nhiều ánh sáng để quang hợp, hình thành hoa quả thuận lợi và cho sản lượng cao.

Về gió: Cây sầu riêng sợ gió lớn vì thân cây yếu, dễ gãy, gió lớn dễ bật gốc và mất nước nhiều, vì vậy nên trồng nơi kín gió hoặc có thêm cây chắn gió.

Về cao độ: Cây sầu riêng không đòi hỏi khắt khe về cao độ, thường sinh trưởng và phát triển tốt ở độ cao từ 30 – 300 mét so với mực nước biển, cây sẽ phát triển ở mức bình thường với độ cao dưới 800 mét, còn ở độ cao trên 800 mét thì cây sẽ phát triển chậm hơn khoảng 1 – 2 tháng so với các cây trồng ở vùng đồng bằng.

Chính vì điều kiện này nên sầu riêng vùng Tây Nguyên ra trái chính vụ vào tháng 10- 12 dương lịch, không cần xử lý trái vụ như tại vùng ĐBSCL.

Về nước: Để cây phát triển tốt, cho nhiều quả và quả to cần cung cấp đầy đủ nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và đậu quả do đó trồng sầu riêng cần gần nguồn nước tưới. Cây sầu riêng rất mẫn cảm với mặn, nước có độ mặn 1 g/l sẽ gây hại cho cây, do đó các vùng bị nhiễm mặn cần hết sức lưu ý đến độ mặn trong nước tưới cho sầu riêng.

Về đất: Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất ở những vùng đất màu mỡ, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan, có khả năng thoát nước tốt, không bị nhiễm mặn, tầng canh tác dày. Đất chứa

45

nhiều chất hữu cơ sẽ giúp cây cho năng suất cao hơn. Độ pH thích hợp là 4,5 - 6,5 vì sầu riêng có bộ rễ chịu mặn và chịu phèn thấp, nên điều chỉnh pH đất trồng ở mức 5,5 - 6,5 để góp phần hạn chế sự phát triển của nấm Phytopthora palmivora hại cây. Đất trồng sầu riêng lý tưởng nhất có pH trong khoảng 6 - 6,5, trong điều kiện pH ở mức 5- 5,5, sầu riêng vẩn phát triển khá tốt.

3.2.3. Cây chôm chôm

Về nhiệt độ, ẩm độ không khí: Cây chôm chôm thích hợp ở nhiệt độ 22 - 300C, khi nhiệt độ trên 400C thì cây rụng hoa, rụng quả rất nhiều. Nhiệt độ dưới 220C thúc đẩy cây ra đọt do đó chôm chôm chậm ra hoa.

Về lượng mưa: Lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm, phân bố đều trong năm thích hợp cho chôm chôm phát triển. Nếu lượng mưa đầu mùa nhiều, làm màu sắc vỏ quả không đẹp và gây hiện tượng nứt quả trên chôm chôm cho quả sớm, nhất là giống chôm chôm có vỏ quả mỏng.

Cây cần khô hạn khoảng 01 tháng để hình thành mầm hoa, nếu mưa nhiều chỉ kích thích ra lá. Nhưng khô hạn vào thời kỳ thụ phấn, thụ tinh hoặc quả phát triển thì

quả rụng nhiều, quả nhỏ, ảnh hưởng đến phẩm chất quả, nên cây cần được tưới nước bổ sung.

Về ánh sáng, gió: Nắng nhiều kết hợp với gió mạnh làm chôm chôm cháy lá.

Gió mạnh và khô dẫn đến cháy lá và râu vỏ quả chôm chôm bị héo, do đó quả kém phẩm chất, nên thiết kế trồng hàng cây chắn gió cho vườn chôm chôm.

Về cao độ: Chôm chôm thích hợp trong vùng vĩ tuyến 120 Bắc trở vào phía Nam và ở độ cao dưới 600 - 700 m.

Về nước: Trồng chôm chôm đạt năng suất và chất lượng phải cung cấp đủ nước cho cây vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Nguồn nước tưới không bị nhiễm mặn (NaCl< 2g/l nước). Lượng nước tưới, chu kỳ tưới tuỳ loại đất, thời tiết, giai đoạn phát triển của cây. Cây con mới trồng tưới ít nhất 3 lần trong tuần, cần thiết tưới 2 lần trong ngày nhất là trong mùa nắng.

Về đất: đất không bị nhiễm mặn, đất thịt pha cát hay sét, tầng canh tác dày, thoát nước. Đất đỏ bazan không có tầng đá là thích hợp nhất. Độ pH thích hợp từ 4,5 - 6,5, nếu pH cao hơn cây có triệu chứng vàng lá do thiếu Zn, Fe.

46

3.2.4. Cây mít

Về nhiệt độ, ẩm độ không khí: Nhiệt độ tốt nhất cho cây mít sinh trưởng và phát triển là 20- 320C, độ ẩm tương đối của không khí thích hợp cho mít từ 70- 75%, độ ẩm chủ yếu tác động vào thời kỳ ra hoa, đậu quả, các giai đoạn khác ít ảnh hưởng.

Về lượng mưa: Mít có bộ rễ ăn sâu, chịu hạn tốt, có thể chịu được khô hạn 3- 4 tháng, nhưng để có năng suất cao nên trồng mít ở những vùng có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000- 2.000mm, ngược lại mít chịu úng kém.

Về ánh sáng, gió: Mít là cây ưa sáng. Ánh sáng từ 2.000- 2.500 giờ/năm, phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.

Về nước: Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên từ 02 - 03 ngày ít nhất trong một tháng đầu. Trồng trong mùa mưa, nếu trời không mưa phải để ý đến việc tưới nước. Cây mít khi còn nhỏ nếu thiếu nước cây sẽ chết. Ngược lại, trong mùa mưa nếu đất xung quanh gốc cây bị ẩm đọng nước cây con cũng bị chết vì bộ rễ thiếu dưỡng khí và thối rễ.

Về đất: Mít là cây dễ tính, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, gồm: Đất đỏ bazan, phù sa, đất xám, đất đồi núi… Tuy nhiên, đất trồng mít phải thoát nước tốt, có tầng canh tác sâu, mít chịu úng kém, ở các vùng đất thấp, khi trồng phải lên líp. Độ pH đất thích hợp cho trồng mít là 5- 7,5.

Một phần của tài liệu Phân vùng thích nghi đất đai để phát triển cây ăn quả huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)