3.5. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai và phân vùng thích nghi đất đai cho phát triển cây ăn quả
3.5.2. Phân vùng thích nghi đất đai cho phát triển cây ăn quả
Phân vùng thích nghi đất đai cho cây ăn quả của huyện Nghĩa Hành dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá thích nghi đất đai. Kết quả phân tích cho thấy có 05 vùng thích nghi đất đai cho cây ăn quả trên địa bàn, cụ thể như sau:
Bảng 10: Phân vùng thích nghi đất đai cây ăn quả
Vùng
ĐVĐĐ Diện tích Cây ăn quả chính
Đặc tính vùng thích nghi Số
lượng ĐVĐĐ số ha %
Bưởi da xanh
Sầu riêng
Chôm chôm Mít Vùng
1 3 25, 31, 36 722,35 3,08 S1-S2 S1-S2 S1 S1-S2 Rất thích nghi cho cây ăn quả Vùng
2 7
17, 19, 21, 27, 33, 48,
50
527,65 2,25 S2 S2 S2 S2 Thích nghi cho cây ăn quả
Vùng
3 5 2, 4, 6, 11,
13 1.037,88 4,42 S3 N S3 S2
Thích nghi phát triển mít, hạn chế phát triển cây ăn quả khác Vùng
4 6 38, 40, 42,
54, 55, 57 307,51 1,31 S3 S3 S3 S3 Ít thích nghi cho cây ăn quả Vùng
5 46 Các ĐVĐĐ
còn lại 19.471,64 83,01 N N N N
Không thích nghi cho cây ăn
quả Sông suối, mặt nước 1.390,97 5,93
Tổng DTTN 23.458,02 100
- Vùng 1: Vùng rất thích nghi cho cây ăn quả có diện tích 722,35 ha, chiếm 3,08% DTTN, bao gồm 3 ĐVĐĐ. Cả 3 ĐVĐĐ với 722,35 ha rất thích nghi cho cây chôm chôm; 536,51 ha rất thích nghi cho cây mít (ĐVĐĐ số 31); 179,04 ha rất thích nghi cho cây bưởi da xanh và cây sầu riêng (ĐVĐĐ số 25).
Bảng 11: Đặc điểm thích nghi đất đai cây ăn quả vùng 1 ĐVĐĐ Diện tích Đánh giá thích nghi
Cây trồng ưu tiên Số
LMU Mã số ha % DTTN
%
vùng Bưởi Sầu riêng
Chôm
chôm Mít
25 2.312.12 179,04 0,76 24,79 S1 S1 S1 S2 Chôm chôm, sầu riêng, bưởi 31 3.212.12 536,51 2,29 74,27 S2 S2 S1 S1 Chôm chôm, mít 36 3.312.12 6,80 0,03 0,94 S2 S2 S1 S2 Chôm chôm
82
- Vùng 2: Vùng thích nghi cho cây ăn quả có diện tích 527,65 ha, chiếm 2,25%
DTTN bao gồm 7 ĐVĐĐ. Toàn bộ vùng này đều thích nghi với các cây bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm, mít.
Bảng 12: Đặc điểm thích nghi đất đai cây ăn quả vùng 2
ĐVĐĐ Diện tích Đánh giá thích nghi
Cây trồng ưu tiên Số
LMU Mã số ha %
DTTN
%
vùng Bưởi Sầu riêng
Chôm
chôm Mít 17 2.212.22 7,62 0,03 1,44 S2 S2 S2 S2 19 2.311.12 132,75 0,57 25,16 S2 S2 S2 S2 21 2.311.22 11,66 0,05 2,21 S2 S2 S2 S2 27 2.312.22 104,71 0,45 19,84 S2 S2 S2 S2 33 3.212.22 35,07 0,15 6,65 S2 S2 S2 S2 48 5.312.12 72,00 0,31 13,65 S3 S2 S2 S2 50 5.312.22 163,84 0,70 31,05 S3 S2 S2 S2
- Vùng 3: Vùng thích nghi phát triển cây mít, hạn chế cây ăn quả khác có diện tích 1.037,88 ha, chiếm 4,42% DTTN bao gồm 5 ĐVĐĐ. Cả 5 ĐVĐĐ thích nghi cho cây mít và ít thích nghi với cây bưởi xa danh, 223,50 ha thích nghi cho cây sầu riêng và cây mít (ĐVĐĐ số 98, 100, 101).
Bảng 13: Đặc điểm thích nghi đất đai cây ăn quả vùng 3
ĐVĐĐ Diện tích Đánh giá thích nghi
Cây trồng ưu tiên Số
LMU Mã số ha %
DTTN
%
vùng Bưởi Sầu riêng
Chôm
chôm Mít
2 1.211.12 397,64 1,70 38,31 S3 N S3 S2 Mít
4 1.211.12 43,93 0,19 4,23 S3 N S3 S2 Mít
6 1.311.12 541,25 2,31 52,15 S3 N S3 S2 Mít
11 1.312.12 45,83 0,20 4,42 S3 N S3 S2 Mít
13 1.312.22 9,22 0,04 0,89 S3 N S3 S2 Mít
- Vùng 4: Vùng ít thích nghi cho cây ăn quả có diện tích 307,51 ha, chiếm 1,31% DTTN bao gồm 9 ĐVĐĐ. Toàn bộ vùng này ít thích nghi với các cây bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm, mít.
83
Bảng 14: Đặc điểm thích nghi đất đai cây ăn quả vùng 4
ĐVĐĐ Diện tích Đánh giá thích nghi
Cây trồng ưu tiên Số
LMU Mã số ha % DTTN
%
vùng Bưởi Sầu riêng
Chôm
chôm Mít 38 4.212.12 20,23 0,09 6,58 S3 S3 S3 S3 40 4.232.12 52,35 0,22 17,02 S3 S3 S3 S3 42 4.232.22 43,01 0,18 13,99 S3 S3 S3 S3 54 5.332.12 69,87 0,30 22,72 S3 S3 S3 S3 55 5.332.22 97,10 0,41 31,58 S3 S3 S3 S3 57 5.333.22 24,95 0,11 8,12 S3 S3 S3 S3
- Vùng 5: Vùng không thích nghi cho cây ăn quả có diện tích 19.471,64 ha, chiếm 83,01% DTTN bao gồm 46 ĐVĐĐ. Toàn bộ vùng này đều không thích nghi với các cây bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm, mít.
Như vậy, theo kết quả phân vùng thích nghi bên trên cho thấy, diện tích phù hợp cho phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện là 2.287,87 ha (vùng 1, vùng 2 và vùng 3) chiếm 9,75% DTTN và được phân bố theo các đơn vị hành chính như sau:
Bảng 15: Diện tích thích nghi đất đai cho cây ăn quả theo các đơn vị hành chính Đơn vị tính: ha
STT ĐVHC
Phân theo loại cây ăn quả
Tổng diện tích thích nghi Bưởi Sầu riêng Chôm
chôm Mít
1 TT Chợ Chùa 91,35 0,00 0,00 7,60 98,95
2 Hành Đức 0,90 0,00 2,90 53,24 57,04
3 Hành Dũng 22,48 1,09 282,51 291,27 597,35
4 Hành Minh 3,19 0,00 51,82 43,24 98,25
5 Hành Nhân 121,71 6,58 127,77 196,81 452,87
6 Hành Phước 2,28 0,00 10,88 21,16 34,32
7 Hành Tín Đông 21,30 85,05 0,00 112,70 219,05
8 Hành Tín Tây 40,98 206,28 0,00 200,06 447,33
9 Hành Thịnh 8,17 3,61 5,38 46,22 63,38
10 Hành Thiện 50,88 39,62 0,00 64,07 154,56
11 Hành Thuận 1,22 0,00 52,85 1,51 55,58
12 Hành Trung 0,00 0,00 9,19 0,00 9,19
Toàn huyện 364,45 342,23 543,31 1.037,88 2.287,87
84 Nguồn: Trịnh Quốc Đoàn, 2022.
Hình 19: Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai cho cây ăn quả
85
3.5.2.2. Định hướng phát triển các loại cây ăn quả chính
Định hướng phát triển các loại cây ăn quả chính trên địa bàn huyện Nghĩa Hành dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá thích nghi đất đai phân vùng phát triển cây ăn quả, trên cơ sở định hướng phát triển vùng kinh tế, quy hoạch sử dụng đất bố trí sản xuất của địa phương, kết hợp với hiệu quả kinh tế của các loại cây ăn quả làm cơ sở so sánh:
- Bố trí sản xuất tại vùng rất thích nghi đến thích nghi cho các loại cây ăn quả.
- Trong điều kiện canh tác và giá thị trường bình quân ổn định, cây sầu riêng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn các loại cây trồng còn lại, tiếp đến là cây chôm chôm, cây bưởi và cây mít. Cây bưởi chi phí đầu tư lớn nhưng cũng mang lại lợi nhuận trong năm thu hoạch cao nhất, tiếp đến là cây sầu riêng, cây mít và cây chôm chôm.
Như vậy, xét về hiệu quả kinh tế, thứ tự ưu tiên phát triển các loại cây trồng chính như sau: sầu riêng, bưởi, chôm chôm, mít.
- Kết quả đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên giúp định hướng diện tích tối đa bố trí cho các loại cây trồng. Đối với các ĐVĐĐ được đánh giá thích nghi đất đai ưu tiên cho 01 cây trồng nhất định sẽ định hướng bố trí sản xuất theo loại cây trồng này.
Đối với các ĐVĐĐ được đánh giá thích nghi đất đai cho đa số các loại cây trồng sẽ xét đến yếu tố kinh tế và định hướng sản xuất tại địa phương để phân bổ diện tích sản xuất. Như vậy, theo kết quả đánh giá thích nghi đất đai sẽ có:
+ 01 ĐVĐĐ (36) ưu tiên bố trí trồng cây chôm chôm với diện tích 6,80 ha.
+ 05 ĐVĐĐ (2, 4, 6, 11, 13) ưu tiên bố trí trồng cây mít với diện tích 1.037,88 ha.
+ Đối với các ĐVĐĐ có cùng ưu tiên phát triển các loại cây trồng khác nhau sẽ được xét cụ thể theo các tiêu chí như sau:
Các cây trồng đã được bố trí diện tích sản xuất lớn sẽ ít được ưu tiên hơn.
Các loại cây trồng đã được bố trí diện tích sản xuất tương đồng nhau sẽ xét đến hiệu quả kinh tế.
Các loại cây trồng gặp ít yếu tố hạn chế hơn sẽ được ưu tiên phát triển.
86
Bảng 16: Định hướng phát triển các loại cây trồng đối với các ĐVĐĐ có mức thích nghi ngang nhau
ĐVĐĐ Diện tích Đánh giá thích nghi
Cây trồng đề xuất Số
LMU Mã số ha %
DTTN Bưởi Sầu
riêng
Chôm
chôm Mít
31 3.212.12 536,51 2,29 S2 S2 S1 S1 Chôm chôm
25 2.312.12 179,04 0,76 S1 S1 S1 S2 Bưởi
17 2.212.22 7,62 0,03 S2 S2 S2 S2 Bưởi
19 2.311.12 132,75 0,57 S2 S2 S2 S2 Bưởi
21 2.311.22 11,66 0,05 S2 S2 S2 S2 Bưởi
27 2.312.22 104,71 0,45 S2 S2 S2 S2 Sầu riêng
33 3.212.22 35,07 0,15 S2 S2 S2 S2 Bưởi
48 5.312.12 72,00 0,31 S3 S2 S2 S2 Sầu riêng
50 5.312.22 163,84 0,70 S3 S2 S2 S2 Sầu riêng
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đối với từng loại cây trồng trên từng ĐVĐĐ cụ thể, phương án bố trí tối đa diện tích đất phát triển cây ăn quả huyện Nghĩa Hành được thể hiện tại Bảng 17.
Bảng 17: Định hướng phát triển diện tích cây ăn quả theo vùng thích nghi
STT Cây trồng
Diện tích ĐVĐĐ Vùng
thích nghi
Phân theo cấp thích nghi
ha %
CAQ
Số
lượng ĐVĐĐ số S1 S2
1 Bưởi 364,45 15,93 5 17, 19, 21, 33, 25 1, 2 179,04 185,41
2 Sầu riêng 342,23 14,96 3 27, 48, 50 2 342,23
3 Chôm chôm 543,31 23,75 2 31, 36 1 543,31
4 Mít 1.037,88 45,36 5 2, 4, 6, 11, 13 3 1.037,88
Tổng diện tích 2.287,87 100 722,35 1.565,53
87 Nguồn: Trịnh Quốc Đoàn, 2022.
Hình 20: Bản đồ định hướng phát triển cây ăn quả
88
Theo kết quả được thể hiện ở Bảng 10 và Hình 20, định hướng phát triển cho 4 loại cây ăn quả chính trên địa bàn huyện theo đơn vị hành chính như sau:
- Vùng thích nghi được đề xuất để phát triển cây bưởi tập trung chủ yếu ở TT Chợ Chùa và các xã Hành Nhân, Hành Thiện, Hành Tín Tây, Hành Dũng, Hành Tín Đông và một phần nhỏ diện tích xã Hành Thịnh, Hành Minh, Hành Phước, Hành Thuận, Hành Đức.
- Vùng thích nghi được đề xuất để phát triển cây sầu riêng tập trung chủ yếu ở các xã Hành Tín Tây, Hành Tín Đông, Hành Thiện và một phần nhỏ diện tích xã Hành Nhân, Hành Thịnh, Hành Dũng.
- Vùng thích nghi được đề xuất để phát triển cây chôm chôm tập trung chủ yếu ở các xã Hành Dũng, Hành Nhân, Hành Thuận, Hành Minh và một phần nhỏ diện tích xã Hành Phước, Hành Trung, Hành Thịnh, Hành Đức.
- Vùng thích nghi được đề xuất để phát triển cây mít tập trung chủ yếu ở các xã Hành Dũng, Hành Nhân, Hành Minh, Hành Tín Tây, Hành Tín Đông, Hành Thiện, Hành Đức, Hành Thịnh, Hành Thuận và một phần nhỏ diện tích xã Hành Phước và TT Chợ Chùa.