CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC DU LỊCH 24 1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch
Điều kiện này thuận lợi cho hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch.
- Tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm toàn bộ các điều kiện môi trường tự nhiên như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi,…Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch.
+ Địa hình: Khách du lịch thường ưa thích những nơi có nhiều rừng, núi, biển,…, đặc biệt là những nơi có bờ biển đẹp thích hợp cho nhiều loại hình giải trí như vùng duyên hải miền Trung nước ta.
+ Khí hậu: Khí hậu ôn hòa khiến nhiều du khách ưa thích, người ta thường có xu hướng tránh những nơi quá nóng hoặc quá lạnh, quá khô hoặc quá ẩm ướt. Những nơi thường xuyên có gió lớn cũng khó thu hút được nhiều du khách.
+ Động, thực vật: Nguồn động thực vật phong phú sẽ không chỉ thu hút những du khách hiếu kỳ, muốn đến để nhìn, ngắm thưởng thức vẻ đẹp của
h
25
thiên nhiên, mà còn thu hút một lượng lớn các nhà khoa học đến để tiến hành những nghiên cứu phục vụ cho lợi ích của toàn thể cộng đồng.
+ Tài nguyên nước: ao, hồ, sông, rạch vừa có tác dụng điều hòa không khí, vừa làm đa dạng mạng lưới giao thông, góp phần mang lại sự hấp dẫn đối với du khách. Các nguồn nước khoáng, khoáng nóng, bùn nóng cũng là những nơi mà nhiều du khách thường tìm đến nhằm mục đích nghỉ ngơi cũng như chữa trị bệnh.
+ Vị trí địa lý: ảnh hưởng đến quãng đường mà du khách phải đi để đến địa điểm du lịch, các vùng du lịch ở quá xa thường tạo cảm giác ngại ngần về thời gian đi lại và cả chi phí để chuyên chở.
- Tài nguyên nhân tạo – các giá trị nhân văn:
+ Các giá trị văn hoá, lịch sử, các thành tựu về khoa học, chính trị, kinh tế mang ý nghĩa đặc trưng cho việc phát triển du lịch ở một địa điểm vùng hoặc quốc gia. Chúng có sức hấp dẫn đối với nhiều du khách với những nhu cầu và mục đích khác nhau.
+ Các giá trị lịch sử, văn hóa thu hút rất nhiều du khách, ví dụ như các di tích lịch sử: các đền đài, lăng tẩm ở Huế, di tích tại phố cổ Hội An, hay các giá trị văn hóa như văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây nguyên, Hát quan họ…).
+ Các thành tựu kinh tế, chính trị cũng có sức thu hút đối với nhiều khách du lịch. Các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút du khách. Các thương nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến để quan sát, xem xét và học hỏi.
1.3.2. Nhân tố về kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức,
h
26
doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch, điều đó cũng thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước.
Các nhân tố phi kinh tế, đặc biệt các nhân tố chính trị và văn hoá được các nhà kinh tế nhìn nhận là rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng và sự phát triển của các ngành trong một nền kinh tế. Đối với du lịch đây là một nhân tố đặc biệt quan trọng. Vì những người tiêu dùng du lịch phải đến tận
“nhà máy” để mua sản phẩm, nên các điều kiện chính trị xã hội ở “nhà máy”
đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chấp nhận sản phẩm và do đó ảnh hưởng đến sự thành công của ngành du lịch.
Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thể là nguyên nhân làm vai trò và sự đóng góp của ngành du lịch trong GDP không ổn định.
Trong khi thiên nhiên ban tặng các danh lam thắng cảnh phục vụ cho sự trải nghiệm du lịch thì chính quyền địa phương cần có những giải pháp cụ thể mang lại sự hiệu quả của hoạt động du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch được coi là một hoạt động đa chiều và hướng tới tổng thể thống nhất trong tương lai. Nó liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ. Điều này chủ yếu thông qua đầu tư vào các tiện ích cốt lõi và cơ sở hạ tầng và bằng cách quản lý Nhà nước và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
Xây dựng môi trường du lịch thông thoáng bằng các chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp cũng như chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng. Có hai loại cơ sở vật
h
27
chất kỹ thuật đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: bao gồm toàn bộ nhà cửa, phương tiện nhằm mục đích phục vụ và làm thỏa mãn những nhu cầu của khách du lịch. Đó có thể là: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển…
- Cơ sở hạ tầng xã hội: là những phương tiện vật chất, cơ sở hạ tầng không thuộc về một tổ chức, cá nhân hay đơn vị kinh doanh du lịch nào mà thuộc về toàn xã hội. Hệ thống đường, cầu cống, nhà ga, sân bay,… là những cơ sở hạ tầng không thể thiếu và rất thiết yếu cho hoạt động kinh tế - xã hội nói chung cũng như dành cho hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng.
1.3.3. Sự phát triển của du lịch
Đây là đối tượng của QLNN du lịch trên địa phương hay lãnh thổ. Hoạt động du lịch tốt thể thiện qua sự phát triển của du lịch. Khi du lịch phát triển, quy mô của nó ngày càng lớn hơn, phạm vi mở rộng hơn và chất lượng cao hơn cũng như nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn. Hay nói cách khác, đối tượng của QLNN du lịch vận động và thay đổi theo thời gian và theo quy luật kinh tế khách quan.
Trong khi các quyết định của QLNN mang tính chủ quan, chỉ có hiệu lực nếu phù hợp và có tính khoa học cao. Do đó, QLNN du lịch cũng luôn phải đổi mới toàn diện từ hoạch định, tổ chức, điều hành tới kiểm soát và điều chỉnh. Chỉ có như vậy QLNN mới có hiệu lực thực sự.
1.3.4. Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch bao gồm các cơ quan và tổ chức trong một hệ thống chung nhằm thực hiện các chức năng của quản lý nhà nước về du lịch. Bộ máy tổ chức này ở địa phương cấp tỉnh được tổ chức theo mô hình trực tuyến cao nhất là UBND tỉnh tiếp đó là sở VHTT và Du lịch và các phòng VHTT và Du lịch ở cấp huyện thành phố trực thuộc tỉnh. Ngoài ra
h
28
theo ngành dọc thì các cơ quan quản lý nhà nước du lịch tỉnh còn chịu sự quản lý và chi phối của Tổng cụ Du lịch và Bộ VHTT và Du lịch.
Bộ máy này hoạt động theo một cơ chế nào hay cách thức để vận hành, ra các quyết định quản lý nhà nước cũng rất quan trọng. Một trong đó chính là các thủ tục hành chính. Trước hết các thủ tục hành chính là nhân tố đáng quan tâm đầu tiên. Nhân tố này thường gây ra trở ngại khó khăn và tốn kém chi phí cho các đối tượng của QLNN về du lịch. Chẳng hạn, các thủ tục hành chính rườm ra khiến cho chính các quyết định quản lý nhà nước chậm phát huy hiệu lực. Hay việc cấp giấy phép cho một dự án du lịch nào đó với nhiều thủ tục kéo dài khiến nhà đầu tư tốn kém thời gian và chi phí. Hay việc kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn của các khách sạn hay tổ chức cung cấp dịch vụ kéo dài, các dịch vụ sẽ lâu đưa ra cung cấp cho khách hàng. Do đó, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện sẽ phục vụ đắc lực cho công tác QLNN về du lịch, tạo điều kiện cho các quyết định nhanh chóng phát huy tác dụng và hiệu lực quản lý nhà nước được phát huy.
QLNN về du lịch là hoạt động của con người – cơ quan quản lý nhằm tác động vào đối tượng quản lý. Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về du lịch nơi tập hợp các nhà quản lý và họ có chức năng phân tích đánh giá tình hình từ đó hoạch định, định hướng, tổ chức điều hành và kiểm tra kiểm soát các hoạt động du lịch. Quá trình này là quá trình liên tục ra quyết định và điều chỉnh, chúng chỉ đúng khi các nhà quản lý có đủ trình độ năng lực, nắm vững các quy luật khách quan thì các quyết định mới đúng đắn, kịp thời và phù hợp với thực tiễn.
Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch bản thân nó cũng là một hoạt động kinh tế khi nó cung cấp sản phẩm là các quyết định quản lý nhà nước.
Quá trình này cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện. Do đó số lượng điều kiện nguồn lực cũng quyết định tới chất lượng hoạt động của công
h
29
tác quản lý nhà nước về du lịch.