CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.3. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch
Hệ thống cơ quan QLNN về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh xuống huyện, thị, thành phố (sau đây gọi cấp huyện) cho đến xã, phường và thị trấn (sau đây gọi là cấp xã), đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong HĐDL (như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch...). Theo đó, cần nghiên cứu việc
h
84
phân cấp quản lý HĐDL phù hợp cho cấp huyện và xã theo vị trí của các khu, tuyến, điểm du lịch. Thành lập ban quản lý du lịch tại một số khu vực trọng điểm để trực tiếp quản lý các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng lực quản lý ngành bằng các nguồn vốn ngân sách trung ương, tỉnh và tài trợ của các tổ chức quốc tế. Củng cố tổ chức bộ máy QLNN về du lịch ở tỉnh phải đảm bảo việc tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; kiểm tra hoạt động của các ban quản lý các khu, điểm du lịch của tỉnh.
Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, QLNN về du lịch của tỉnh Quảng Bình cần hướng vào việc hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển và cơ chế, chính sách cho phù hợp với những yêu cầu mới, đặc biệt là những quy định của WTO. Vấn đề cần quan tâm trong QLNN về du lịch ở tỉnh là sự vận dụng cơ chế, chính sách của Trung ương vào điều kiện đặc thù của địa phương
Minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tư, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch. Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN đối với HĐDL trên địa bàn tinh thông về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định. Theo đó, cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình, tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ QLNN về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên
h
85
môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại... Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy QLNN về du lịch.
Trong đào tạo, cần định hướng đúng nội dung đào tạo, những gì còn yếu, chưa chuyên sâu thì tổ chức đào tạo lại, hoặc mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn theo từng chuyên đề. Mặt khác, phải từng bước thực hiện "xã hội hóa"
công tác đào tạo; thực hiện chế độ Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, mua tài liệu học tập... Bên cạnh đó, khuyến khích cán bộ tự rèn luyện, học tập để trưởng thành, hạn chế sự trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước. Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất kém và năng lực yếu. Đổi mới cách thức đánh giá cán bộ. Theo đó, không thể đánh giá cán bộ một cách chung chung mà phải dựa trên tiêu chuẩn đã quy định. Năng lực cán bộ phải được đo bằng chất lượng và hiệu quả công việc được giao.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong quản lý du lịch
Cải cách hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ phải đẩy mạnh công cuộc CCHC, coi đây là một nguồn lực quan trọng của phát triển đất nước.
Nội dung CCHC rộng, nhiều vấn đề phức tạp, có tính chất nhạy cảm, liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực; đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách liên tục, với quyết tâm cao, vừa làm vừa nghiên cứu, tổng kết thử nghiệm những mô hình tổ chức và quản lý mới. Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách hành chính một mặt làm cho các dịch vụ công có chất lượng cao hơn, thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế và tiết kiệm chi phí xã hội. Chấp hành chủ trương chung, Quảng Bình đã chủ trương phải đẩy mạnh hơn cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực đặc bệt trong lĩnh vực du lịch.
h
86
Từ những phân tích những vấn đề tồn tại của môi trường kinh doanh nói chung và công tác cải cách hành chính nói riêng ở chương 2 có thể thấy ngành du lịch cần thiết phải :
ã Tăng cường sự lónh đạo, chỉ đạo của chớnh quyền địa phương đối với công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn
ã Đẩy mạnh cụng tỏc tuyờn truyền, giỏo dục về cải cỏch thủ tục hành chính.
ã Tiếp tục rà soỏt, làm rừ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các ban, ngành ở cả 2 cấp huyện và xã để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Hướng mạnh vào việc sắp xếp kiện toàn tổ chức trong nội bộ một cơ quan, đơn vị chứ không chỉ là tập trung sắp xếp đầu mối tổ chức. Kiện toàn các phòng, ban chuyên môn cấp huyện theo quy định mới của Chính phủ, nhanh chóng ổn định tổ chức, biên chế, hợp đồng lao động từng cơ quan để đảm bảo thực hiện công việc liên tục, hiệu quả phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương trong tình hình mới.
ã Tăng cường việc thực hiện chương trỡnh hiện đại hoỏ nền hành chớnh theo quy định của Chính phủ, trước mắt thực hiện tin học hoá hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Muốn vậy cần đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, máy vi tính, đảm bảo các yêu cầu, điều kiện cho việc nối kết mạng tin học. Đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về tin học, sử dụng các chương trình phần mềm ứng dụng quản lý hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức, kể cả cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị trong toàn huyện.
ã Thụng qua họat động thực tiễn và phong trào ở cơ sở, nõng cao trỡnh độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ. Cán bộ và phong trào cách mạng của quần chúng có mối quan hệ biện chứng nên khi xây dựng cán bộ phải kết hợp với họat động thực tiễn và phong trào cách
h
87
mạng của quần chúng mới có hiệu quả. Thực tiễn phong trào cách mạng của quần chúng làm sản sinh những cán bộ tốt. Đó là môi trường rèn luyện, thử thách và sàng lọc cán bộ. Mặt khác, cán bộ là người tuyên truyền, tổ chức, duy trì phong trào cách mạng của quần chúng. Tiếp tục rà soát đội ngũ cán bộ, công chức hiện có của huyện, đánh giá sát thực để có cơ sở khoa học xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Việc quy hoạch cán bộ phải mang tính chiến lược và thực hiện phù hợp trong từng giai đoạn, thời kì. Công tác này phải được chuẩn bị chu đáo, nhất là quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải gắn với nhiệm vụ chính trị, với từng đối tượng cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế tại nơi công tác. Qui hoạch phải dựa trên trình độ chuyên môn, quá trình công tác, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức và nhu cầu vị trí chức danh; gắn kết chặt chẽ giữa qui hoạch với đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức.
ã Gắn cải cỏch hành chớnh với việc thực hiện quy chế dõn chủ ở cở và giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của công dân.
ã Việc cải cỏch này phải được thực hiện dựa trờn một quy trỡnh được hoạch định chặt chẽ bảo đảm các nguồn lực và tổ chức thực hiện để thực hiện.
ã Cần nhận thức đỳng về tầm quan trọng của dịch vụ hành chớnh cụng và phải cải cách hành chính chưa đúng từ lãnh đạo Sở VHTT và DL tới các cơ quan chức năng như phòng VHTT và Du lịch ở các huyện thị trong tỉnh ;
ã Phải bảo đảm sự nhất quỏn, liờn tục trong triển khai cụng tỏc cải cỏch hành chính; các cơ quan, đơn vị từ huyện đến xã cần xác định rõ các mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.
ã Đổi mới phương thức, nõng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành cụng tác cải cách hành chính từ huyện đến cơ sở đảm bảo đạt kết quả. Rà soát các văn bản quy phạm phát luật đã bàn hành của cấp trên để bải bỏ, bổ sung theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công dân.
h
88
ã Nõng cao hiệu quả hoạt động cải cỏch hành chớnh, giảm thủ tục rườm rà và phương thức hoạt động kém hiệu quả, việc triển khai cải cách hành chính theo tinh thần của chính phủ; đặc biệt là hoạt động của phòng VHTT và Du lịch ở huyện.
ã Nõng cao tớnh chuyờn nghiệp của cỏn bộ cụng chức và trỡnh độ chuyên môn, nhất là khả năng tin học và ứng dụng tin học vào quản lý nhà nước về du lịch;
ã Tăng cường tổ chức cỏc khúa đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cụng chức viên chức, đồng thời tăng kinh phí cho công tác đào tạo cũng như sự quan tâm tới công tác này;
ã Tỡm cỏch nõng cao thu nhập của đội ngũ cụng chức viờn chức trờn cơ sở tiết kiệm chi phí hành chính để có thể sống không phải dựa vào các hoạt động kinh tế phụ của gia đình đồng thời giảm tiêu cực trong công tác của công chức gây tác động xấu;