CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ TÌNH HÌNH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch của tỉnh Quảng Bình Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.052 km2, dân số năm 2009 có 847.956 người . Quảng Bình có 7 đơn vị hành chính: thành phố Đồng Hới là tỉnh lỵ, đô thị loại 3, và 6 huyện gồm Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa (miền núi), Minh Hóa (miền núi). Toàn tỉnh có 139 xã, phường, thị trấn.
Quảng Bình là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ, một mặt giáp biển và 1 mặt dựa lưng vào dãy Trường Sơn. Quảng Bình nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Bình có quốc lộ 1A, đường sắt, đường Hồ Chí Minh nhánh đông và tây; có quốc lộ 12 nối với nước bạn Lào qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo theo "Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây", tỉnh lộ 20, tỉnh lộ 16, đường 10, có cảng biển nước sâu Hòn La, sân bay Đồng Hới. Mặt khác, Quảng Bình là một tỉnh ven biển, hướng ra biển trong phát triển và giao lưu kinh tế. Vị trí địa lý là một lợi thế trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, ranh giới là núi Hoành Sơn. Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị. Phía Đông giáp biển với bờ biển dài 116,04 km. Phía Tây giáp Lào với đường biên giới dài 201,87 km.
Về phương diện vị trí, có thể xem Quảng Bình là một bản lề trong không gian đất nước cũng như trong lịch sử dân tộc, là nơi giao thoa của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa hai miền Bắc - Nam.
h
37
Tài nguyên du lịch
Thế mạnh về hệ sinh thái: Quảng Bình là tỉnh có sự đa dạng về hệ sinh thái bao gồm hệ sinh thái rừng núi, hệ sinh thái biển... Nổi bật và đặc trưng cho hệ sinh thái đa dạng của Quảng Bình là khu vực Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được WWF thừa nhận là khu vực có tính đa dạng sinh học cao nhất hành tinh. Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm.
Tài nguyên hang động
Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có hệ thống hang động kỳ vĩ được mệnh danh là "Vương quốc hang động" với khoảng 300 hang động, nơi đây tiềm ẩn nhiều điều mới lạ và hấp dẫn như Hang Phong Nha, Hang Tiên Sơn, Hang Tối, Hang E, Hang Vòm, hang Thung... Đặc biệt là động Phong Nha thực sự nổi bật với chiều dài khảo sát gần 8 km, chủ yếu là sông ngầm và được đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất. Hang Sơn Đoòng, được đánh giá là một trong những hang động đẹp, có chiều cao và chiều rộng lớn nhất thế giới. Đồng thời, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là 1 trong 10 địa danh được xếp hạng Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trong cả nước.
Tài nguyên biển, biển đảo
Quảng Bình có bờ biển dài 116 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với các bãi biển đặc sắc cùng những đồi cát trắng, những rừng phi lao ven biển, những bãi tắm đẹp, bãi cát bằng phẳng, nước sạch và không khí trong lành, dài từ 3 - 7 km có sức chứa tới hàng vạn khách du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển, có giá trị để phát triển thành các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp, có sức cạnh tranh cao. Tiêu biểu là: Nhật Lệ-Quang Phú, Mỹ Cảnh-Bảo Ninh, Lý Hoà–Đá Nhảy, Vũng chùa – Đaỏ Yến, Hải Ninh Ngư Hoà …
h
38
Tiềm năng về tài nguyên rừng
Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha; hiện nay, Quảng Bình đang dẫn đầu cả nước về tốc độ che phủ rừng (trên 70%, cả nước là hơn 40%). Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản Thiên nhiên Thế giới ngày 5 tháng 7 năm 2003, có hệ thống các giá trị đặc biệt về địa chất, địa mạo và tính đa dạng địa chất cao có giá trị toàn cầu với nhiều cảnh quan kỳ vĩ và đặc sắc, sinh cảnh quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và chứa đựng nhiều loại động, thực vật đặc hữu được ghi vào sách đỏ Việt Nam và Thế giới.
Tài nguyên du lịch văn hóa, nhân văn
Quảng Bình là vùng đất văn hóa cổ gắn liền với văn hóa Bàu Tró có niên đại hàng nghìn năm, là vùng đất giao thoa tiếp biến văn hoá trên hai chiều Bắc Nam và Đông Tây; trong lịch sử hình thành, đấu tranh dựng nước và giữ nước còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể rất thuận lợi để kết hợp phát triển nhiều loại hình du lịch. Hiện nay, toàn tỉnh có 87 di tích lịch sử - văn hoá, trong đó có 51 di tích quốc gia, 36 di tích cấp tỉnh; điển hình như: Bến phà Long Đại, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Cổng Trời, hang Tám Cô, Chùa Non - Núi Thần Đinh, Đền Công chúa Liễu Hạnh, Khu du lịch sinh thái văn hóa Vực Quành; các di tích gắn với các danh nhân văn hóa, Hoàng Hối Khanh, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Cảnh, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp… có thể nói đây là những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh Duyên hải Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Quảng Bình luôn là địa phương đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Trong giai đoạn
h
39
2002 – 2012: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10%/năm. Trong đó, nông lâm thủy sản tăng 6,5%/năm, công nghiệp –xây dựng tăng 14,2%/năm, dịch vụ tăng 16%/năm.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng GDP tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1996-2012 Đơn vị tính: %
Chia ra Thời kỳ
Toàn bộ nền kinh
tế
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp,
xây dựng Dịch vụ
Thời kỳ 1996-2000 8,9 7,2 15,3 9,3
Thời kỳ 2001-2005 8,9 5,7 12,9 13,6
Thời kỳ 2006-2012 10,9 7,2 15,4 16,6
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2012, Cục Thống kê Quảng Bình Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng khá nhanh nên đã làm cho GDP bình quân đầu người được cải thiện nhanh chóng, GDP bình quân đầu người năm 2012 ước đạt 1050 USD, gấp 5 lần so với năm 2002 (năm 2000 đạt 203 USD/người). Nhìn tổng quát từng giai đoạn 5 năm, tốc độ tăng tổng sản phẩm tỉnh Quảng Bình tương đối ổn định, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước.
Thế mạnh kinh tế nổi bật của Quảng Bình là các ngành Công nghiệp vật liệu xây dựng và dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế tiến bộ. Nền kinh tế tronng những năm trước năm 2000 có nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nhưng đến những năm 2005 trở lại đây tỷ trọng nông nghiệp đã giảm đáng kể, tương ứng tăng tỷ trọng công nghiệp, khu vực dịch vụ tương đối ổn định, góp phần định hướng cơ cấu kinh tế hiệu quả.
h
40
Bảng 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tính: %
Năm 2000 2005 2008 2009 2012
Nông – Lâm – Ngư nghiệp 42,3 38,3 37,8 35,37 35,7 Công nghiệp – Xây dựng 22,6 26,7 28,0 26,72 27,2
Dịch vụ 35,1 35,0 34,2 37,91 37,1
Nguồn: Niêm giám thống kê Quảng Bình 2011. Cục Thống kê Quảng Bình Tỷ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm từ mức 42,3% năm 2000 xuống còn 38,3% năm 2005 và 35,7% năm 2012. Công nghiệp – xây dựng tăng từ 22,6% năm 2000 lên 26,7% năm 2005 và 27,2% năm 2012. Khu vực dịch vụ ổn định khoảng 35%. Sự thay đổi tỷ trọng các ngành cho thấy nền kinh tế Quảng Bình chuyển dịch theo hướng xây dựng cơ cấu kinh tế tiến bộ.
Các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch và liên kết, hợp tác kinh tế tiếp tục phát triển. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10,2%/năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư. Từ năm 2006 - 2010 đã huy động vốn đầu tư khoảng 30,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,2% GDP. Cơ cấu lao động có bước chuyển dịch theo hướng giảm dần trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và tăng trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ.
Dân số toàn tỉnh năm 2012 là 850.000 người. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 200 người/km2. Tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm 06 huyện, 01 thành phố. Đông Hới là thành phố, đô thị loại 3, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh.
Hoạt động văn hoá thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống được chú trọng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được tiếp tục phát triển, hầu hết địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình.