Những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.4. Những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Bình

Qua nghiên cứu tình hình QLNN về du lịch trên một số lĩnh vực của một số địa phương trong nước có ngành du lịch phát triển hoặc đang phát triển, có thể rút ra một số bài học đối với QLNN về du lịch tỉnh Quảng Bình, như sau:

Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và miền Trung nói riêng, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng hoặc là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển.

Các tỉnh, thành phố này đều có quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch và các chính sách phát triển du lịch được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, các tỉnh, thành phố này cũng rất

h

34

quan tâm đến việc đầu tư phát triển KCHT, CSVC-KT du lịch.

Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Xã hội càng văn minh, nhu cầu của khách du lịch càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt.

Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Để làm tốt công tác này, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý. Theo UNWTO, ngân sách về tuyên truyền, quảng bá du lịch càng tăng thì hiệu quả của nó đem lại ngày càng lớn. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng đưa du lịch phát triển.

Bốn là, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam là thành thành viên chính thức của WTO, ngành du lịch phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác trong du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tua, tuyến du lịch và trong việc thực hiện xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch,... để thu hút du khách, nhất là du khách quốc tế.

Năm là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ, có đối tượng phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó phải mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ đều phải được trang bị đầy đủ kiến thức về du

h

35

lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao.

Sáu là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với HĐDL, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình văn hóa, lịch sử và kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Du lịch một trong những ngành kinh tế đang được chú trọng phát triển, hiện nay đang đóng góp lớn vào việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của nhiều địa phương cũng như đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Để ngành du lịch có thể phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự quản lý của chính quyền nhằm khắc phục tính chất tự phát và cạnh tranh thiếu lành mạnh và cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch.

Quản lý NN về du lịch bao gồm các nội dung sau đây: (i) Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch của địa phương; (ii) Xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; (iii) Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch; (4i) Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch; (5i) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch; (6i) Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoạt động du lịch.

h

36

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)