CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
Về bộ máy tổ chức quản lý: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước đây là Sở Du lịch) là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 33/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh , ngày 03 tháng 12 năm 2008, trên cơ sở hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch và Sở Văn hóa Thông tin. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 7 phòng ban nghiệp vụ và 9 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý phát triển du lịch có phòng Nghiệp vụ du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch, ở các huyện, thị xã công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn hóa - Thông tin.
Hiện nay bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh cũng giống như các địa phương khác trong cả nước và bao gồm các cơ quan và tổ chức trong một hệ thống chung nhằm thực hiện các chức năng của quản lý nhà nước về du lịch và được tổ chức theo mô hình trực tuyến cao nhất là UBND Tỉnh tiếp
h
61
đó là Sở VHTT và Du lịch và các Phòng VHTT và Du lịch ở cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Ngoài ra theo ngành dọc thì các cơ quan quản lý nhà nước du lịch tỉnh còn chịu sự quản lý và chi phối của Tổng cục Du lịch và Bộ VHTT và Du lịch. Với cơ cấu tổ chức như vậy, mỗi cơ quan tùy từng cấp sẽ được quy định chức năng cụ thể và mọi quyết định quản lý của cấp dưới sẽ phải thông qua cấp trên và tuân theo những văn bản luật và các quy định của cơ quan cấp trên. Trong những năm qua bộ máy QLNN về du lịch của Quảng Bình được củng cố, kiện toàn.
Về cơ chế hoạt động và phối hợp vẫn còn nhiều điểm bất cập khiến nhiều quyết định quản lý chậm triển khai hay không phù hợp với thực tiễn.
Nhiều chính sách và quyết định QLNN khi ban hành được triển khai từ Tỉnh xuống các địa phương và doanh nghiệp rất chậm, độ trễ rất lớn. Cấp Sở có chức năng cụ thể hóa và tham mưu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh có những quyết định đi kèm và triển khai cho cấp dưới bằng gửi văn bản và trong nhiều trường hợp đã tổ chức họp triển khai bằng các hội nghị ngành. Sau đó các cấp huyện và tổ chức doanh nghiệp tiếp thu và triển khai. Ở đây đã bộc lộ một số vấn đề như : (1) nhiều quyết định không có sự tham khảo ý kiến cơ sở nên không sát với thực tế và mang tính áp đặt; (2) việc nhận thức của các cấp dưới cũng còn hạn chế hay chưa thống nhất với những quyết định này khiến hiệu lực của các quyết định không cao.
Ngoài ra thủ tục hành chính quá rườm rà phức tạp đang là rào cản cơ chế vận hành trong quản lý nhà nước. Những năm qua, thủ tục hành chính đã được cải tiến đơn giản hóa nhưng vẫn chưa thật sự thông thoáng .
2.3.4. Thực trạng tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch
UBND Tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, các buổi gặp gỡ kết hợp xúc tiến kêu gọi đầu tư vào Quảng Bình. Đồng thời, tổ chức ký kết văn
h
62
bản thỏa thuận hợp tác phát triển KT-XH giai đoạn 2010-2020. Theo thoả thuận đã được ký kết, các nhà đầu tư đã ký ghi nhớ đầu tư vào Du lịch với số vốn đăng ký đầu tư gần 6.000 tỷ đồng.
Trong các năm vừa qua, hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch của Quảng Bình đã có những phát triển rõ rệt, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh đầu tư và hoạt động kinh doanh du lịch. Các hoạt động quảng bá xúc tiến đã được triển khai cho đến nay gồm có: tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ, xuất bản nhiều ấn phẩm phục vụ du lịch như, xây dựng nhiều panô quảng cáo du lịch, dựng phim tài liệu về du lịch của tỉnh. Tuy tiến hành nhiều hoạt động như vậy nhưng hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư chưa cao thể hiện qua số lượng các nhà đầu tư vào du lịch Quảng Bình và lượng du khác trong và ngoài nước tới địa phương còn ít nên hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch còn hạn chế và lãng phí.
Hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch mới chỉ xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch từng năm cho nên kế hoạch không mang tính dài hạn. Hiện nay mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn rất thấp. Chưa tổ chức chương trình xúc tiến điểm đến thông qua các hoạt động đón các đoàn khảo sát của phóng viên báo chí và hãng lữ hành đến địa phương; Hoạt động phát triển thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội chưa được tiến hành; việc tham gia hội chợ du lịch quốc tế ITE-HCM (Việt Nam) tổ chức hằng năm rất khó khăn và chưa được quan tâm chú ý.
- Thực hiện cơ chế xã hội hóa, tăng cường hợp tác, tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức trong nước và nước ngoài; có cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm hợp lý cùng doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Bình mới triển khai nhưng chưa rộng rãi còn nhiều hạn chế;
- Việc liên kết để tạo sản phẩm du lịch có tính liên vùng với các tỉnh,
h
63
thành trong vùng duyên hải Bắc trung bộ, các tỉnh Tây Nguyên gắn với hành lang kinh tế Đông – Tây với Lào, Thái Lan…mới chỉ được bàn bạc và trên kế hoạch chưa thực sự trở thành hoạt động thường xuyên của các cơ sở du lịch;
- Các sự kiện văn hóa, du lịch trong Chương trình du lịch về cội nguồn chưa được xây dựng và triển khai.
- Chưa có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các sản phẩm quà lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Quảng Bình, có chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của du khách;
đánh giá, chứng nhận, tôn vinh các thương hiệu, sản phẩm có chất lượng tốt.
- Chưa chú trọng xây dựng thương hiệu du lịch thông qua việc duy trì tổ chức các sự kiện văn hóa – du lịch lớn như: Hành trình Di sản Thế giới; kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ sở lưu trú, khu điểm du lịch; xây dựng biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch Quảng Bình thể hiện đặc trưng văn hóa địa phương.
- Thiếu một tổ chức như Hiệp hội Du lịch Quảng Bình để tập hợp các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh;
liên kết, hợp tác và hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tỉnh, tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy ngành du lịch tỉnh Quảng Bình phát triển.
- Việc thiết kế, sản xuất và phát hành các ấn phẩm quảng bá du lịch gồm tờ rơi về các sự kiện du lịch, tập gấp về các tuyến, điểm du lịch, sách giới thiệu về du lịch tỉnh Quảng Bình ; Thiết kế và xuất bản hai trang chuyên đề du lịch Quảng Bình/năm trên các báo viết và báo điện tử; bản đồ du lịch bỏ túi chưa được chú ý và thiếu kinh phí để thực hiện, phần lớn do các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh du lịch tự tiến hành nên hiệu quả chưa cao.
- Chưa sản xuất các chương trình tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng du lịch Quảng Bình phát sóng trên các Đài Truyền hình Trung ương và mà
h
64
mới chỉ chủ yếu tập trung phát sóng trên đài địa phương;