CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1.1. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu của du lịch Quảng Bình
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 đã đưa ra Phấn đấu đạt được các mục tiêu:
- Số lượng khách du lịch tăng trưởng từ 11 - 12%/năm, đến năm 2020 đón được hơn 2,2 triệu lượt khách.
- Chuyển dịch cơ cấu khách du lịch, trong đó, tăng dần tỷ trọng khách quốc tế đạt 8 - 10% vào năm 2020.
- Thu nhập du lịch đạt hơn 2.000 tỷ đồng vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt trên 20%/năm.
- Tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh đạt xấp xỉ 2% vào năm 2020.
Các chỉ tiêu cụ thể:
Dự báo khách du lịch đến năm 2025:
- Năm 2015, đón gần 1,3 triệu khách, trong đó có 37 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 10,1%/năm.
- Năm 2020, đón gần 2,2 triệu khách, trong đó có 74 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,1%/năm.
- Năm 2025, đón gần 3,9 triệu khách, trong đó có 162,0 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 đạt 12,2%/năm
h
78
Tỷ trọng khách quốc tế tăng dần từ 5,9% (năm 2015) lên 8,0% (năm 2020) và 10,1% (năm 2025).
Thu nhập và GDP (giá trị gia tăng) du lịch:
Dự báo thu nhập du lịch đến năm 2025
- Năm 2015 đạt 46,40 triệu USD, tương đương 905,00 tỷ đồng - Năm 2020 đạt 111,10 triệu USD, tương đương 2.166,00 tỷ đồng - Năm 2025 đạt 273,30 triệu USD, tương đương 5.329,00 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,1%/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và 19,7%/năm (giai đoạn 2021 - 2025).
Nhu cầu lao động:
Dự báo nhu cầu lao động đến năm 2025:
- Năm 2015 nhu cầu 21.400 lao động, trong đó có 6.700 lao động trực tiếp.
- Năm 2020 nhu cầu 41.900 lao động, trong đó có 13.100 lao động trực tiếp.
- Năm 2025 nhu cầu 91.500 lao động, trong đó có 28.600 lao động trực tiếp.
Nhu cầu buồng:
Dự báo nhu cầu buồng lưu trú đến 2025:
- Năm 2015 nhu cầu buồng lưu trú là 3.950 buồng.
- Năm 2020 nhu cầu buồng lưu trú là 7.730 buồng.
- Năm 2025 nhu cầu buồng lưu trú là 16.850 buồng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,4%/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và 16,9%/năm (giai đoạn 2021 - 2025).
Nhu cầu vốn đầu tư và tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP:
Dự báo tỷ trọng đóng góp của du lịch trong GDP đến năm 2025:
- Năm 2015 GTGT của ngành du lịch đạt 32,48 triệu USD, chiếm tỷ
h
79
trọng 1,9% GDP của tỉnh.
- Năm 2020 GTGT của ngành du lịch đạt 77,77 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,9% GDP của tỉnh.
- Năm 2025 GTGT của ngành du lịch đạt 191,31 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,0% GDP của tỉnh.
Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 là 105,51 triệu USD, giai đoạn 2016 - 2020 là 181,16 triệu USD và giai đoạn 2021 - 2025 là 454,16 triệuUSD.
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình
- Đưa Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
- Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển.
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình
Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh phát triển du lịch; coi trọng cả khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế;
mở rộng kinh doanh du lịch phải kết hợp chặt chẽ với đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái bền vững; đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển du lịch để đến năm 2020 trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Phát triển du lịch phải gắn liền với phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn
h
80
hóa, xã hội khác. Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, hồ, núi; du lịch văn hoá lịch sử tạo ra ưu thế vượt trội, xây dựng du lịch Quảng Bình trở thành trọng điểm du lịch quốc gia.