Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia, thực hiện hoạt động xúc tiến du lịch cho địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 97 - 100)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.4. Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia, thực hiện hoạt động xúc tiến du lịch cho địa phương

Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các sở, ngành khác trong QLNN đối với HĐDL cũng như trong việc tham mưu cho UBND Tỉnh về QLNN đối với HĐDL trên địa bàn.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải luôn gắn với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của Tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của Trung ương và tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và môi trường đầu tư của Tỉnh... Chính vì vậy, QLNN về du lịch không thể thiếu sự phối hợp của các cơ quan QLNN về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của tỉnh. Theo đó, tập trung chỉ đạo xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và

h

89

Du lịch với các sở, ngành khác trong Tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND Tỉnh về QLNN đối với HĐDL. Cụ thể như sau: Quy chế phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Giao thông vận tải và UBND huyện, thị, thành phố trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, kế hoạch đầu tư KCHT, CSVC-KT du lịch tại các khu, điểm du lịch, đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển phục vụ du khách, kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch (khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khách sạn...).

Quy chế phối hợp với Sở Công thương trong phát triển hệ thống cửa hàng dịch vụ đạt chuẩn để khuyến khích hoạt động mua sắm, tăng chi tiêu của du khách khi đến tỉnh Quảng Bình.

Quy chế phối hợp với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ đội biên phòng, Cục Hải quan trong việc xây dựng đề án nâng cao chất lượng phục vụ tại các đầu mối tiếp xúc với du khách.

Quy chế phối hợp với Công an tỉnh trong việc quy hoạch mở các tuyến du lịch mới, các loại hình du lịch mới; xây dựng các nội quy, chế độ chung cho HĐDL, các khách sạn, cơ sở phục vụ du lịch và xử lý những vi phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh đối với các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước) trong HĐDL...

Ngoài ra, thường xuyên kết hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương, các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm nâng cao nhận thức xã hội về du lịch.

Phát triển du lịch nội địa gắn liền với phát triển du lịch quốc tế, đặc biệt chú trọng liên kết với các nước trong khu vực ASEAN, xây dựng các tour du lịch liên tuyến, nối tuyến trong nước và nước ngoài bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ đi các nước ASEAN và ngược lại.

Đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch,

h

90

từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Bình. Tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

- Xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch dài hạn cho giai đoạn 5 năm và kế hoạch từng năm. Nâng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Tổ chức chương trình xúc tiến điểm đến thông qua các hoạt động đón các đoàn khảo sát của phóng viên báo chí và hãng lữ hành đến địa phương; tổ chức phát động thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội; tham gia hội chợ du lịch quốc tế ITE-HCM (Việt Nam) tổ chức hằng năm;

- Thực hiện cơ chế xã hội hóa, tăng cường hợp tác, tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức trong nước và nước ngoài; có cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm hợp lý cùng doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Bình.

- Liên kết để tạo sản phẩm du lịch có tính liên vùng với các tỉnh, thành trong vùng duyên hải Bắc trung bộ, các tỉnh phía Nam gắn với hành lang kinh tế Đông - Tây với Lào, Thái Lan, … Tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch trong Chương trình du lịch về cội nguồn. Xây dựng Đề án tổ chức năm du lịch quốc gia 2017 trình Chính phủ và Bộ VHTT và Du lịch phê duyệt;

- Xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các sản phẩm quà lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Quảng Bình có chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của du khách; đánh giá, chứng nhận, tôn vinh các thương hiệu, sản phẩm có chất lượng tốt.

- Chú trọng xây dựng thương hiệu du lịch thông qua việc duy trì tổ chức các sự kiện văn hóa – du lịch lớn như: Hành trình Di sản thiên nhiên Thế giới; kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ sở lưu trú, khu điểm du lịch;

xây dựng biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) du lịch Quảng Bình thể

h

91

hiện đặc trưng văn hóa địa phương.

- Thành lập Hiệp hội Du lịch Quảng Bình nhằm tập hợp các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; liên kết, hợp tác và hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tỉnh, tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà phát triển.

- Thiết kế, sản xuất và phát hành các ấn phẩm quảng bá du lịch gồm tờ rơi về các sự kiện du lịch, tập gấp về các tuyến, điểm du lịch, sách giới thiệu về du lịch tỉnh Quảng Bình; Thiết kế và xuất bản hai trang chuyên đề du lịch Quảng Bình /năm trên các báo viết và báo điện tử; bản đồ du lịch bỏ túi.

- Tổ chức sản xuất các chương trình tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng du lịch Quảng Bình phát sóng trên các Đài Truyền hình Trung ương và địa phương;

- Xây dựng các ki-ốt điện tử tra cứu thông tin du lịch tại các điểm đầu nút tập trung nhiều khách du lịch. Xây dựng mới các biển quảng cáo tấm lớn dọc Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh;

- Xây dựng trang web du lịch Quảng Bình riêng và thực hiện quảng bá trên các trang web quốc tế để mở rộng mạng lưới đối tác; tham gia vào các diễn đàn du lịch điện tử danh tiếng.

Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)