Tình hình nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 55 - 61)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.3. Tình hình nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực du lịch Quảng Bình đã có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề, trình độ ngoại ngữ ngày càng tăng. Tính đến năm 2011, toàn ngành du lịch có 2.500 lao động trực tiếp. Trong đó, có 1.800 lao động làm việc trong lịch vực lưu trú, 139 lao động làm việc trong lĩnh vực lữ hành. Bên cạnh lao động trực tiếp, ngành du lịch tỉnh còn thu hút khoảng 7.500 lao động gián tiếp, góp phần đáng kể trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho một phận dân cư trên địa bàn.

Độ tuổi nguồn nhân lực du lịch của tỉnh đa phần còn rất trẻ, dưới 30 tuổi

h

47

chiếm hơn 51%, trình độ đại học và trên đại học chiếm 30%, trình độ cao đẳng chiếm 35%, trình độ trung cấp chiếm 25%, số còn lại là sơ cấp và dưới sơ cấp (chỉ qua đào tạo tại chỗ). Về trình độ ngoại ngữ, ngoại trừ một số lao động tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ, phần lớn còn lại có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng A, B tiếng Anh.

Nhìn chung, đội ngũ nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có sự chuyển biến rõ rệt, đổi mới, nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường và từng bước chuyên nghiệp hóa. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực. Một số đơn vị như: Sunspa Resort, Khách sạn Sài Gòn – Quảng Bình, Hải Âu, Chi nhánh Viettravel… có đội ngũ lao động có chất lượng khá, được đào tạo bài bản, có ý thức, thái độ nghề nghiệp nghiêm túc, chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.

2.2.4. Các loại hình và sản phẩm du lịch

Từ năm 2006 – 2012, trên địa bàn tỉnh đã thu hút 31 dự án đầu tư phát triển du lịch, với số vốn đăng ký khoảng 27.000 tỷ đồng, quy mô diện tích khoảng 2.500ha. Trong số 27 dự án có hiệu lực, 13 dự án đã được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, trong đó có 03 dự án đầu tư nước ngoài, 01 dự án đã hoàn thành và thu hồi chủ trương 03 dự án. Các loại hình và sản phẩm du lịch Quảng Bình thời gian qua chủ yếu tập trung đầu tư phát triển 02 loại hình, sản phẩm mà Quảng Bình có thế mạnh là du lịch biển và du lịch văn hóa – lịch sử và bước đầu đã hình thành các tuyến du lịch trọng điểm là:

Đồng Hới - Phong Nha - Kẻ Bàng: Bao gồm hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, Bảo tàng Đường Trường Sơn tại km 12, đường 20 Quyết Thắng; Đền các anh hựng liệt sĩ đường 20 Quyết Thắng gắn với Hang Tám

h

48

cô; Ngầm Trạ Ang; Suối nước Mọoc; Phà Xuân Sơn; Phà Nguyễn Văn Trổi.

Đồng Hới - Biển Nhật lệ gắn với các điểm di tích Bác Hồ về thăm Quảng Bình; Thành Đồng Hới; Di chỉ khảo cổ học Bàu Tró; di tích lũy Đào Duy Từ; bến đò Mẹ Suốt...

Di tích danh thắng phía nam tỉnh Quảng Bình: bao gồm Di tích lịch sử và danh thắng Núi Thần Đinh; Khu lăng mộ và đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh; nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Khu di tích lịch sử Bộ tư lệnh 559 Hiền Ninh; phà Long Đại; phà Quán Hàu

Di tích danh thắng phía nam tỉnh Quảng Bình bao gồm: Di tích Đền Liễu Hạnh Công chúa gắn với danh thắng Hoành Sơn Quan; danh thắng Vũng Chùa - Đảo Yến và Khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp; khu danh thắng Đá nhảy

Nhằm khai thác các loại hình du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch biển, dọc bãi biển thành phố đã hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, chỉnh trang đô thị toàn tuyến, hoàn thành đường ven biển. Các cơ sở lưu trú du lịch dọc tuyến được đầu tư, nâng cấp ….đã góp phần tạo nên diện mới cho ngành du lịch tỉnh. Trên địa bàn thành phố Đồng Hới, hiện đang triển khai một số dự án đầu tư du lịch quy mô lớn với các loại hình sản phẩm du lịch hấp dẫn

2.2.5. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Du lịch Về giao thông, trong những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến đường mang tính chiến lược, đem lại lợi ích nhiều mặt cho kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng như: Tuyến Đồng Hới – Phong Nha, Đường 12A, Đường Hồ Chí Minh, Bảo Ninh…

Trong giai đoạn 2006 – 2012, tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các loại phương tiện giao thông quan trọng như: Đầu tư xây dựng mới Sân bay Đồng Hới, mở đường bay thẳng Hà Nội – Đồng Hới – TP Hồ Chí Minh; nâng cấp ga Đồng Hới trên tuyến đường Bắc – Nam và đưa vào

h

49

khai thác đoàn tàu du lịch đến Quảng Bình….góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách đến với tỉnh.

Trong giai đoạn 2006 – 2012, tổng số dự án cơ sở hạ tầng du lịch được hỗ trợ đầu tư là 16 công trình, với tổng vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng, trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ là 53 tỷ đồng. Hầu hết các dự án này chủ yếu là các công trình đường giao thông vào các điểm di tích, danh thắng nên ngay sau khi hoàn thành đã phát huy hiệu quả

2.2.6. Đánh giá chung về hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Bình Những mặt tích cực:

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH của Nhà nước, HĐDL ở tỉnh Quảng Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể, điều này thể hiện trên một số mặt cụ thể như sau:

Một là, HĐDL ở tỉnh bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, một số doanh nghiệp trong tỉnh đã tạo được mối quan hệ hợp tác với các công ty lữ hành trong nước và nước ngoài. Một số khu, điểm du lịch văn hóa – lịch sử và du lịch sinh thái ở đã được đưa vào khai thácđem lại kết quả rất khả quan.

Hai là, thị trường du lịch đã có những bước phát triển cơ bản, phong phú hơn, đa dạng hơn, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.

Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm du lịch và việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch không ngừng tăng lên, các loại hình du lịch được du khách đánh giá cao, như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá rừng, biển, hang động;

du lịch mạo hiểm; du lịch tham quan, tìm hiểu lịch sử - văn hóa; các loại hình vui chơi giải trí bờ biển, ven biển,... Do đó, khách du lịch đến Quảng Bình ngày một nhiều hơn, doanh thu du lịch tăng lên qua các năm. HĐDL đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Những nhu cầu cơ bản về hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho khách du lịch đến tỉnh đã được đáp ứng khá

h

50

đầy đủ, giá cả tương đối ổn định.

Ba là, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia HĐDL đã phát triển theo hướng đa dạng hơn. HĐDL thuộc thành phần kinh tế nhà nước đã được tổ chức lại và đã từng bước thể hiện vai trò nòng cốt trên các phương diện, phục vụ có hiệu quả các chương trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Bốn là, KCHT, CSVC-KT phát triển du lịch từng bước được nâng lên.

Các dự án đầu tư phát triển hệ thống giao thông, điện, nước và thông tin liên lạc; các dự án đầu tư khách sạn, nhà hàng đạt chuẩn quốc tế... đang được Nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp gấp rút thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách,đặc biệt là du khách quốc tế.

Những vấn đề đặt ra:

Mặc dù Quảng Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, nhưng trong phát triển du lịch ở tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục:

Một là, chưa tạo được thương hiệu du lịch của Tỉnh; chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao; loại hình du lịch chưa phong phú, đa dạng, chưa có loại hình du lịch độc đáo, đặc thù; cước phí vận chuyển đường hàng không, đường thủy và đường bộ, giá cả dịch vụ có phần cao hơn so với các tỉnh, thành phố khác trong nước và các nước trong khu vực, làm cho khả năng cạnh tranh, khả năng thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư du lịch vào tỉnh không cao.

Hai là, hiện nay, các khu du lịch, các cơ sở du lịch mới được xây dựng ở dạng sơ khai, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức trong khi KCHT và CSVC- KT của ngành du lịch ở nhiều nơi còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng. Tính riêng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, toàn tỉnh hiện chỉ có 02 khách sạn 4 sao, 05 khách sạn 2 sao và 18 khách sạn 1 sao, không đủ để đáp

h

51

ứng nhu cầu của khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Do vậy, HĐDL của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Ba là, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay chỉ mới chú ý đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thu lợi trước mắt, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ để phát triển bền vững. Việc bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch trong các dự án đầu tư chưa được quy định cụ thể, chưa được kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ. Nhiều cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ: núi bị phá để san lắp mặt bằng, chặt phá cây rừng, xây dựng kiên cố ở một số bãi tắm... gây không ít khó khăn cho việc phát triển du lịch của tỉnh ở hiện tại cũng như thời gian sau này.

Bốn là, các di tích văn hóa, lịch sử là nguồn tài nguyên không kém gì nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch nhưng ít được quan tâm trùng tu, tôn tạo. Vẫn còn tình trạng lấn chiếm khu vực khoanh vùng bảo vệ của các di tích, người dân và chính quyền địa phương chưa thật sự ý thức được việc bảo vệ các giá trị di sản văn hóa phải mất thời gian hàng trăm năm tích tụ mới có được. Các di sản văn hóa mới chỉ được khai thác phục vụ du lịch nhằm lợi ích kinh tế trước mắt chứ chưa được quan tâm bảo tồn để phục vụ cho việc phát triển lâu dài. Do chưa có sự hiểu biết về giá trị của các khu di tích văn hóa – lịch sử nên người khai thác đã đưa ra những thông tin khiến cho khách tham quan có phần nhận thức sai lệch về giá trị văn hóa – lịch sử của các khu di tích ở tỉnh. Mặt khác, việc xử lý rác thải, chất thải, vấn đề an ninh trật tự, bảo vệ môi trường văn hóa truyền thống của địa phương, sức khỏe cộng đồng dân cư vùng du lịch chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường và sự bất ổn cho trật tự xã hội khi du lịch ngày càng phát triển. Đây là những vấn đề có tính cấp bách cần được ưu tiên khắc phục sớm.

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)