Các đặc điểm của CNTT

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại văn phòng tỉnh ủy quảng bình (Trang 25 - 30)

1.2. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin

1.2.2. Các đặc điểm của CNTT

Công nghệ mũi nhọn ở đây được hiểu là cái chóp của một kim tự tháp, có nghĩa là nó là ngành công nghệ được xây dựng trên thành quả của nhiều công nghệ khác và của những lý thuyết khoa học hiện đại. Do vậy, muốn xây muốn xây dựng và phát triển một công nghệ mũi nhọn hoàn chỉnh phải phát triển từng bước và phải lựa chọn thế đứng riêng của mình. Mặt khác, đặc điểm của công nghệ mũi nhọn là luôn luôn nặng về tri thức, đó cũng là đặc điểm của CNTT. Vì vậy, để phát triển CNTT luôn cần nguồn nhân lực có trình độ cao.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2018, tổng doanh thu trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đạt hơn 939 nghìn tỷ đồng, đóng góp khoảng 70% vào tổng thu của toàn ngành công nghệ thông tin và truyền thông năm 2018; nộp ngân sách khoảng 93 nghìn tỷ đồng [25].

Với những thành tựu đạt được, có thể khẳng định công nghệ thông tin là

“phương tiện chủ lực” để Việt Nam có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển, tạo khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công nghệ thông tin đã góp phần ghi tên Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. Những thế mạnh về công nghệ thông tin đã và đang mang lại vị thế cao hơn cho Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt trước ngưỡng cửa của cách mạng công nghiệp 4.0.

1.2.2.2. CNTT là ngành có tốc độ phát triển và phổ biến nhanh nhất

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chưa có ngành khoa học, công nghệ nào có tốc độ phát triển và phổ biến nhanh như CNTT. Có thể hình dung sự phát triển của CNTT qua định luật Moore, biểu tượng năng lực và sự phát triển của CNTT. Theo định luật Moore, khả năng tính toán của một bộ vi xử lý điện tử cứ sau 18 tháng lại tăng lên gấp đôi, trong khi giá cố định (hoặc thấp hơn). Điều này là cơ sở để giải thích cho việc thay đổi nhanh chóng trong ngành công nghiệp máy tính.

Hiện nay, định luật này đã được sửa lại là với thời gian là 24 tháng và hãng Intel vẫn đang tiếp tục duy trì định luật này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây định luật Moore đã có nhiều biểu hiện bị thay đổi và kéo dài dần thời gian tăng đôi số bộ vi xử lý điện tử trên một đơn vị diện tích (một inch vuông). Tại thời điểm năm 2017, khoảng thời gian để tăng đôi số bộ vi xử lý điện tử là xấp xỉ 60 tháng. Nhiều nhà phân tích cho rằng trong tương lai không xa khi mà các áp dụng kỹ thuật đã không thể rút nhỏ kích cỡ của một bộ vi xử lý điện tử xuống hơn được (cụ thể là khi kiến trúc của bộ vi xử lý điện tử đã được rút xuống đến mức độ phân tử) thì định luật Moore sẽ không còn đúng nữa [27].

Dưới sự phát triển như vũ bão của CNTT, công nghệ cứ thay đổi liên tục. Vì vậy, đối với các nước đang phát hiển, trong đó có Việt Nam, cần lưu ý khi lựa chọn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

các giải pháp về công nghệ. Nếu không, việc đầu tư hay định hướng sai công nghệ sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu từ và gây lãng phí lớn.

1.2.2.3. CNTT là công nghệ phổ biến trong mọi lĩnh vực

Ngày nay, CNTT đã tác động mạnh mẽ đến tất các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ứng dụng CNTT trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và các dịch vụ quan trọng trong đời sống hiện đại của con người như: quản lý công, quản lý sản xuất kinh doanh, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…[28].

1.2.2.4. CNTT là một công nghệ có nhiều tầng lớp

CNTT có nhiều tầng lớp và tầng lớp trên lại được xây dựng dựa trên các tầng lớp dưới [29]. Cụ thể CNTT gồm có các tầng lớp sau:

Sơ đ 1: Sơ đ về s phân t ng của CNTT

- Các chương trình ứng dụng riêng cho từng cơ quan, đơn vị. Đây có thể là chương trình ứng dụng được thành lập từ một ngôn ngữ lập trình, dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL). Tầng lớp trên cùng này thường được thiết kế tại chỗ hoặc được đặt gia công bên ngoài.

- Các chương trình ứng dụng và hệ phần mềm cơ bản. Đây là phần phức tạp nhất, bao gồm các chương trình cơ bản sau:

i) Các chương trình ứng dụng tổng quát, chuyên cho quản lý, xử lý văn bản, tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học mà người sử dụng cuối cùng có thể viết những ứng dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng ngay mà không cần viết thêm

Ứng dụng tích hợp Ứng dụng cơ bản Phát triển ứng dụng

Hệ thống Thiết bị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chương trình.

ii) Các chương trình “phần mềm trung gian”, cho phép các chương trình ứng dụng phân tán sử dụng tới mạng thông tin, thông qua hệ điều hành mạng. Đây là những chương trình có vai trò ứng dụng quan trọng nhất vào lĩnh vực quản lý hiện nay.

iii) Các chương trình gắn liền với một sản phẩm đặc biệt nào đó, với những giao diện sử dụng đặc biệt trực tiếp với người tiêu dùng như máy nghe nhạc, ti vi, máy bay…Các chương trình này thường do những hãng làm sản phẩm tự viết hoặc đặt gia công tại các công ty chuyên phát triển phần mềm.

- Hệ điều hành và hệ điều hành mạng là môi trường thiết yếu cho các ứng dụng hoạt động.

- Tầng tiếp theo bao gồm tất cả các hệ máy và mạng đang hoạt động trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ: làm ra các bảng tích hợp trong đó gắn các linh kiện điện tử; lắp ráp với phần điện, cơ khí và các thiết bị ngoại vi… để trở thành một máy tính hoàn hảo, hay một bộ phận của một thiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiêu dùng.

- Tầng cuối cùng là việc sản xuất các linh kiện điện tử.

Thông thường, khi xét đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, người ta thường tập trung xét ở 2 lớp trên cùng. Để đơn giản, ta có thể chia mức độ ứng dụng CNTT thành 4 cấp độ tăng dần theo thứ tự sau: (1) ứng dụng mức cơ bản; (2) ứng dụng mức chuyên dùng trong lĩnh vực, ngành nghề; (3) ứng dụng mức có sử dụng hệ quản trị CSDL; (4) ứng dụng tích họp cho cả hệ thống.

Do công nghệ của các tầng lóp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi lựa chọn công nghệ ứng dụng cần lưu ý các điều kiện sẵn có và xu hướng công nghệ của các tầng có liên quan.

1.2.2.5. Khả năng số hóa thông tin, tổ chức, lưu trữ thông tin trên diện tích nhỏ;

truy xuất và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác

Đây là một đặc trưng của máy tính điện tử nói riêng và CNTT nói chung. Có thể hiểu sổ hóa thông tin là khả năng biểu diễn thông tin dưới dạng số 0 và 1, và lưu lại trên các thiết bị lưu trữ của máy tính. Các thông tin được lưu trữ dưới dạng này

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

gọi là thông tin số. Ưu điểm của thông tin số chính là có thể mô tả chính xác thông tin, truy xuất nhanh và lưu trữ được trên diện tích nhỏ.

Ngày nay, khả năng lưu trữ và tốc độ xử lý thông tin của các thiết bị CNTT ngày càng tăng, trong khi kích thước của thiết bị ngày càng nhỏ. Khả năng lưu trữ của các thiết bị lưu trữ đã lên đến TB (TegaByte) và tốc độ tính toán đã đạt hàng tỉ phép tính trên giây.

Và chỉ mất vài giây, thậm chí là vài mili giây, chúng ta đã có thể truy xuất hay xử lý các thông tin số trên. Bởi lẽ, hàng tỉ phép tính trên giây chính là tốc độ tính toán của các máy tính ngày nay; Còn 1 triệu tỉ phép tính trên giây chính là tốc độ của siêu máy tính Roadruner của hãng IBM. Chỉ 1 ngày làm việc của máy tính này đã bằng 6 tỉ người sử dụng máy tính 24 giờ mỗi ngày trong suốt 365 ngày mỗi năm và liên tục 46 năm [30].

Nếu bỏ qua khả năng trao đổi và xử lý thông tin tự động thì ứng dụng CNTT cũng đã giúp con người tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong tính toán, tìm kiếm thông tin và không gian lưu trữ thông tin mà không công nghệ nào có thể thay thế được.

Trong xu thế của sự phát triển, số hóa thông tin cũng là một tất yếu, là cơ sở cho việc tái tạo, phổ biến thông tin và tri thức, ứng dụng CNTT càng nhanh, càng hiệu quả thì lượng thông tin được số hóa cũng tăng theo tương ứng. Trong thực tiễn, lượng hóa thông tin số có thể coi là một trong các tiêu chí cho việc đánh giá mức độ hiệu quả của một dự án CNTT nhưng thường bị bỏ qua.

1.2.2.6. Đầu vào là thông tin, đầu ra là thông tin hoặc tri thức

Như đã trình bày phần khái niệm, thông tin chính là đối tượng xử lý chủ yếu của CNTT. Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm không còn là công việc của riêng người lao động, mà của cả một bộ phận ngày càng tăng lên những người trực tiếp quản lý quá trình sản xuất, những kỹ sư, những nhà công nghệ. Các sản phẩm được tạo ra từ CNTT có hàm lượng trí tuệ cao ngày càng tăng.

Trong lĩnh vực phần mềm của CNTT, sản phẩm tạo ra có hàm lượng giá trị do trí tuệ kết tinh bên trong sản phẩm có thể đạt tới 80 - 90% tổng giá trị sản phẩm.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại văn phòng tỉnh ủy quảng bình (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)