Quan điểm và Phương hướng phát triển ứng dụng CNTT ở Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2023

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại văn phòng tỉnh ủy quảng bình (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ TẠI VĂN PHÒNG TỈNH ỦY QUẢNG BÌNH

3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển ứng dụng CNTT ở Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình giai đoạn 2015-2018, tầm nhìn 2023

3.1.2. Quan điểm và Phương hướng phát triển ứng dụng CNTT ở Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2023

3.1.2.1 Quan điểm ứng dụng CNTT

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT, đưa chủ trương này vào các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị. Trong 15 năm qua, CNTT đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Ngày nay, CNTT vừa là một ngành kinh tế - kỹ thuật có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, vừa là hạ tầng quan trọng để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực và của cả nền kinh tế trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Với vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn được đánh giá cao trong giai đoạn vừa qua, Đảng và Nhà nước xác định CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, vǎn hoá, xã hội của đất nước, là nền tảng của phương thức phát triển mới, góp phần quan trọng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Nghị quyết số 36-NQ/TW được xây dựng trên cơ sở kế thừa một số quan điểm lớn của Chỉ thị 58-CT/TW như: “CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển; ứng dụng và phát triển CNTT nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, …”, đồng thời đã bổ sung, làm rõ thêm một số quan điểm mới về ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn mới, cụ thể như sau:

- CNTT là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Ứng dụng, phát triển CNTT là một yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thành công ba đột phá chiến lược: Thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Ứng dụng, phát triển CNTT là nội dung bắt buộc, cần được chú trọng, ưu tiên trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Ứng dụng, phát triển CNTT trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính; cung cấp dịch vụ công; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Đầu tư cho CNTT là đầu tư cho phát triển và bảo vệ đất nước, cần được đi trước một bước trên cơ sở quản lý tốt; tăng cường khả năng làm chủ, sáng tạo công nghệ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Với điều kiện hiện tại của Quảng Bình, 3 định hướng sau đây được coi là có tính chủ đạo cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng tỉnh:

- Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo cho yêu cầu ứng dụng CNTT. Tiến đến chuẩn hóa trình độ tin học cán bộ, công chức theo yêu cầu riêng của hệ thống. Đồng thời ban hành các chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT.

- Đẩy mạnh việc phát triển chương trình ứng dụng nhằm tin học hóa việc điều hành và tác nghiệp trong các cơ quan Đảng tỉnh, từng bước ứng dụng CSDL của ngành, lĩnh vực quản lý. Xây dựng mô hình kiến trúc phần mềm tổng thể cho các đơn vị để định hướng cho việc triển khai các dự án CNTT. Việc phát triển các ứng dụng CNTT phải dựa vào mô hình đã xây dựng để đảm bảo cho xu hướng tích hợp trong hệ thống cơ quan Đảng địa phương.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT với các công nghệ tiên tiến, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài. Phát triển hệ thống mạng nội bộ của các cơ quan phải nâng lên một mức theo chuẩn Gigabit và sử dụng cáp quang cho các đường trục của hệ thống mạng đường trục giữa các cơ quan Đảng. Điều này sẽ đảm bảo môi trường trao đổi thông tin giữa các đơn vị được thông suốt và đáp ứng cho yêu cầu truyền thông đa phương tiện sắp tới (như họp, hội nghị trực tuyến).

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

* Dự báo xu hướng phát triển của ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng - Xu hướng phát triển về công nghệ

Sự phát triển của CNTT ngay nay đã hình thành xu hướng hội tụ về công nghệ, cả trong phần cứng và phần mềm và các lĩnh vực có liên quan. Có 3 loại hội tụ đang được diễn ra:

+ Hội tụ công nghệ - phát triển trên một nền (platform) chung để trao đổi thông tin được thông suốt;

+ Hội tụ các dịch vụ - người dùng có thể sử dụng đa dịch vụ trên cùng một phương tiện (cùng một thiết bị, một hệ thống mạng);

+ Hội tụ điều tiết – hình thành hay thiết lập cơ quan có thẩm quyền làm mờ nhạt ranh giới giữa CNTT, viễn thông và truyền hình.

- Xu hướng đối với việc ứng dụng CNTT

Ứng dụng các công nghệ đa truyền thông, đa phương tiện để thực hiện các cuộc họp, hội thảo qua mạng. Dưới sự trợ giúp của các thiết bị CNTT và hệ thống mạng sẽ giúp cho các cơ quan trong hệ thống Đảng có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí để thực hiện cho các buổi họp, hội thảo từ xa trong hệ thống (nội bộ) và cả với bên ngoài hệ thống. Tuy nhiên, yêu cầu trước tiên của việc ứng dụng này là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống mạng phải nhanh và ổn định. Đối với các cuộc họp, hội thảo với qui mô lớn các thiết bị phục vụ thường là các công nghệ độc quyền.

Vì vậy, khi đầu tư cần chú ý đến các chuẩn kỹ thuật trong giao tiếp (giao thức kết nối và truyền dữ liệu), ưu tiên các chuẩn chung để đảm tính mở của hệ thống.

+ Xu hướng “web hóa” các ứng dụng. Sự phát triển của các công nghệ về web đã tiến đến một bước mà tất cả mọi thứ đều có thể đưa lên web, thậm chí là hệ điều hành. Ưu điểm của công nghệ này là tính mở rất cao, nó có thể dễ dàng đưa các ứng dụng, các hệ thống thông tin ra Internet, tận dụng được hạ tầng sẵn có của Internet để giao tiếp và trao đổi thông tin với các hệ thống khác; Mặt khác, công nghệ web là công nghệ có tính mở cao, ít phụ thuộc và các công nghệ độc quyền (như hệ điều hành). Do đó, khi phát triển các phần mềm phục vụ cho điều hành, tác nghiệp, các hệ thống cung cấp chủ trương, đường lối cần chú ý đến xu hướng này để có thể tiết kiệm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

được chi phí về bản quyền và chi phí cho đầu tư hạ tầng thông tin, đồng thời đảm bảo được sự tương thích cao của hệ thống. Điểm hạn chế của công nghệ này chính là bảo mật, vì vậy cần có chính sách an ninh mạng đi kèm khi triển khai.

+ Xu hướng tích hợp của các phần mềm, hay nói chính xác là sự tích hợp về tính năng và công nghệ của phần mềm. Đây là yêu cầu chung của sự phát triển, các phần mềm không thể hoạt động độc lập trong cùng một hệ thống như trước kia. Một kiến trúc phần mềm tổng thể là giải pháp chiến lược cho các hệ thống thông tin ngày nay. Trước hết là sự đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh lãng phí; Sau là đảm bảo cho sự “thông suốt” của quá trình trao đổi thông tin với các hệ thống thông tin trong và ngoài, hạn chế được các nguy cơ tiềm ẩn bên trong hệ thống.

Điểm cần lưu ý để kiến trúc phần mềm này có thể hoạt động đòi hỏi phải có sự chuẩn hóa các kỹ thuật từ phần cứng cho đến phần mềm, các chuẩn an ninh mạng, an ninh dữ liệu và sự hỗ trợ của môi trường pháp lý đi kèm.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại văn phòng tỉnh ủy quảng bình (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)