Trong xu thế biến động mạnh mẽ của cuộc cách mạng thông tin, Đảng và Nhà nước ta đã xác định CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị khóa VIII đã chủ trương: “Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động theo phương châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài.
Tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo khẩn trương xây dựng các hệ thống thông tin cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của Đảng,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
quản lý của Nhà nước. Sớm hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp và sử dụng có hiệu quả mạng thông tin diện rộng của Đảng và Chính phủ”.
1. Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KT-XH, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.
2. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển.
3. Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng KT-XH quan trọng, phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phát triển CNTT, đảm bảo được tốc độ và chất lượng cao, giá cước rẻ.
4. Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT.
5. Phát triển công nghiệp CNTT thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm.
Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo CNTT của cơ quan Đảng và Chính phủ, tính từ năm 2000 đến nay, đã có rất nhiều quyết định, chỉ thị, chương trình về CNTT và phát triển CNTT. Sau đây là một số văn bản quan trọng.
- Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 của Ban Bí thư về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Quyết định số 47-QĐ/TW, ngày 06-8-2002 vủa Ban Bí thư về ban hành Đề án tin học hóa hoạt động của cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005.
- Thông báo số 06-TB/TW, ngày 15-6-2006 và Quyết định số 06-QĐ/TW, ngày 19-6-2006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc ban hành Đề án tin học hóa hoạt động của cơ quan Đảng giai đoạn 2006-2010.
- Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khoá XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
- Quyết định số 260-QĐ/TW, ngày 01/10/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc ban hành Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2015-2020.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và các văn bản khác có liên quan.
Những quyết định trên của Đảng và Nhà nước cho thấy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến CNTT, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết phát triển ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực.
1.4. Đặc điểm và s c n thiết của việc ứng dụng CNTT trong công tác văn phòng
1.4.1. Đặc điểm của việc ứng dụng CNTT trong văn phòng
Công tác văn phòng là toàn bộ những yếu tố vật chất phù hợp với yêu cầu thu thập, tổng hợp phân tích, xử lý, ra quyết định chuyển tải thông tin của các cấp quản lý đơn vị nhằm đạt mục tiêu nhất định.
Với chức năng và nhiệm vụ của công tác văn phòng, việc ứng dụng CNTT vào công tác văn phòng có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng trong việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định. Nó được thể hiện qua một số đặc điểm sau:
- Việc ứng dụng CNTT trong công tác văn phòng làm thay đổi phương thức hoạt động của văn phòng từ thủ công sang sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại là chủ yếu.
- Thông qua mạng máy tính, thông tin được tiếp nhận và chuyển tải nhanh chóng tới các bộ phận để phân tích, xử lý, thông tin đầu ra được truyền tới các bộ phận cần thiết để thực hiện công việc. Hệ thống mạng còn cho phép mọi người chia
Sơ đ 2: Kiến trúc trung tâm tích hợp dữ liệu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ