Bước 1: Xác minh lời phàn nàn của khách hàng

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán trên ô tô (Trang 79 - 82)

5.2. QUY TRÌNH 6 BƯỚC SỬA CHỮA HƯ HỎNG

5.2.1. Bước 1: Xác minh lời phàn nàn của khách hàng

Đây là bước đầu tiên trong bất kỳ một quy trình chẩn đoán, khi nhận được yêu cầu sửa chữa cùng với lời phàn nàn của khách hàng về các “lỗi”. Sẽ có 3 việc cần phải làm:

− Xác định lỗi mà khách hàng đề cập tới.

− Xác định được đó có phải là hư hỏng hay không?

− Xác định hư hỏng xảy ra liên tục hay gián đoạn?

Xác định lỗi

Hầu hết khách hàng không phải là người am hiểu kỹ thuật; Khi diễn tả một sự cố kỹ thuật, họ không phải lúc nào cũng hiểu chính xác được những điều mà họ nói. Kiến thức của người sửa chữa về cách thức hoạt động của mỗi hệ thống sẽ rất quan trọng trong việc

Xác định các triệu chứng có liên quan

Xác minh lời phàn nàn

Phân tích các triệu chứng

Phân vùng hư hỏng

Sửa chữa chư hỏng

Kiểm tra sự hoạt động chính xác

1

2

3

4

5

6

nhận ra những gì mà khách hàng đang đề cập tới. Nếu không biết được hệ thống cần những gì để nó hoạt động bình thường, ta sẽ không thể biết được vì sao nó hư hỏng. Số lượng của các hệ thống hoặc các mạch điện trên xe rất nhiều và sự gia tăng việc sử dụng ECU điều khiển trên các hệ thống. Do đó, việc hiểu biết một cách chi tiết các hệ thống hoạt động như thế nào trên các mẫu xe khác nhau sẽ trở nên khó khăn hơn.

Những nơi tốt nhất để tìm kiếm thông tin về sự hoạt động của hệ thống đó là lời chỉ dẫn trong sơ đồ mạch điện và sách hướng dẫn sửa chữa.

Hình 5.2: Câu hỏi xác minh lời phàn nàn Xác định có tồn tại hư hỏng hay không?

Đôi khi một vấn đề mà khách hàng cho là hư hỏng thực ra lại là một chức năng bình thường của mạch điện. Ví dụ: Khách hàng phàn nàn về khóa cửa bằng điện: “Khi chìa khóa còn nằm trong khóa điện hay có bất kỳ cửa nào không được đóng hoàn toàn thì cơ cấu khóa cửa băng remote sẽ không làm việc (không khóa)”.

Với trường hợp như vậy thì không phải là lỗi mà đó là chức năng thông thường của ECU khóa cửa và vấn đề ở đây chính là đặc điểm đã được thiết kế để tránh việc người điều khiển xe để quên chìa khóa trong xe. Đối với người sử dụng xe, thông tin về sự hoạt động của tất cả các hệ thống điện trong xe có thể tìm thấy trong sổ tay hướng dẫn sửa chữa. Đối với kỹ thuật viên sửa chữa, những thông tin chi tiết về sự hoạt động của các hệ thống khác nhau có thể được tìm thấy trong sơ đồ mạch điện cũng như trong phần hướng dẫn sửa chữa điện thân xe.

Xác minh lời phàn nàn

1. Xác định xem khách hành đang diễn tả điều gì

2. Nó có phải lỗi hay không?

3 Lỗi xảy ra ngắt quãng hay liên tục

Ví dụ khách hàng phàn nàn:

Đèn phanh xe không hoạt động

1. Đạp bàn đạp phanh và quan sát đèn phanh xe.

2. Lỗi xảy ra với tất cả các lần đạp phanh.

Trong một vài trường hợp, những vấn đề mà khách hàng nêu ra lại là một thuộc tính của xe. Không thể có cách “sửa” nếu như đó không phải lỗi. Cách tốt nhất để nhận ra các trường hợp này là so sánh xe của khách hàng với một chiếc xe hoạt động trong tình trạng tốt.

Hình 5.3: Sách hướng dẫn dành cho người sử dụng xe Xác định lỗi xảy ra liên tục hay ngắt quãng?

Khi kiểm tra hư hỏng, phải xác định xem lỗi đó xảy ra liên tục hay ngắt quãng. Nếu lỗi xảy ra liên tục, khá dễ nhận ra khi người sửa chữa kích hoạt hệ thống bị nghi ngờ hư hỏng.

Lỗi ngắt quãng có thể sẽ khó xác định hơn. Nếu có sự cố ngắt quãng, người sửa chữa cần thu thập càng nhiều thông tin càng tốt (từ nơi quản lý thông tin hoặc trực tiếp từ khách hàng) về điều kiện hoạt động của xe khi sự cố xảy ra.

Ví dụ: Vấn đề của mạch điện có thể xuất phát từ nhiệt độ của môi trường, rung động do mặt đường xấu, thời tiết, hay là cách lái xe (lúc vào cua hoặc lên dốc….) cách khách hàng sử dụng các hệ thống cũng có thể là một lý do.

Nếu các điều kiện đã được lặp đi lặp lại mà sự cố không xảy ra nữa thì tiến hành kiểm tra bằng cách xem xét các bó dây, các đầu nối, các đầu cực.

Lưu ý tới các đầu giắc nối thiết bị, các rung động trong lúc lái xe cũng có thể là nguyên nhân xảy ra sự cố do rung động các bó dây và các đầu nối bị hỏng hay tiếp xúc kém.

Chú ý:

Khi rung lắc các bó dây hay các mối nối nó có thể là nguyên nhân làm cho các lỗi tạm thời tự khắc phục. Khi tiến hành chẩn đoán, cố gắng giảm thiểu những thay đổi đối với mạch điện. Phải giữ đúng vị trí những bó dây hoặc mối nối đã tháo ra.

Đừng bao giờ coi hư hỏng đã được giải quyết nếu như nó tự xảy ra và tự mất đi.

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán trên ô tô (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)