CHẨN ĐOÁN MẠCH ĐIỆN BỊ HỞ MẠCH

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán trên ô tô (Trang 100 - 105)

Trong tất cả các lỗi của mạch điện, thì lỗi hở mạch là phổ biến nhất.

Hở mạch chủ yếu do các nguyên nhân sau:

− Hở mối nối

− Công tắc hư hỏng

− Kết nối với đầu giắc nối không tốt

− Đứt dây

− Cầu chì đứt

Có thể cho rằng lỗi hở mạch khi mà ta không quan sát được dấu hiệu hoạt động của mạch. Để tìm vị trí bị hở mạch ta có thể sử dụng một số dụng cụ. Mỗi dụng cụ đều có ưu, nhược điểm riêng. Tốt nhất, nên sử dụng phối hợp các dụng cụ với nhau, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.

6.2.1. Sử dụng Vôn kế trong mạch điện bị hở mạch

Sử dụng sơ đồ mạch điện để xác định nơi cần kiểm tra và nếu có bất kỳ một công tắc hay rơle nào thì trước khi đo kiểm cần đảm bảo công tắc hay rơle đó đang ở trạng thái đóng (ON).

Nối que đen của Vôn kế với mass và que màu đỏ tại điểm cần kiểm tra điện thế trên mạch điện, khi mạch được bật ON. Trên sơ đồ mạch điện không thể hiện điện áp của tất cả vị trí. Vì vậy, cần phải sử dụng kiến thức về mạch điện để xác định điện thế tại vị trí đo là bao nhiêu để có thể kết luận tình trạng mạch hở mạch.

Lưu ý:

Tìm vị trí mối nối dễ thao tác nhất sau đó mới kiểm tra những vị trí khó hơn nếu như thấy cần thiết.

Chú ý rằng, mặc dù nếu đồng hồ đo điện áp của chúng ta đo được một hiệu điện thế bằng điện thế của nguồn. Điều đó chỉ cho biết có một sự liên kết giữa cực +B accu và điểm kiểm tra. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa mối nối đó còn tốt và đủ khả năng truyền dòng điện lớn.

Ưu điểm và nhược điểm của Vôn kế:

− Ưu điểm: Dễ dàng sử dụng, không gây ra hư hỏng mạch điện hay cầu chì.

− Nhược điểm: Không thể phát hiện hư hỏng do tổng trở cao đối với loại mạch hở, phải ngắt mát để đo thông mạch của phía mass.

Hình 6.1: Sử dụng Vôn kế đo lỗi hở mạch 6.2.2. Sử dụng Ohm kế trong mạch điện bị hở mạch

Ohm kế có thể sử dụng để kiểm tra sự thông mạch trong bất kỳ đoạn mạch nào.

Sử dụng sơ đồ mạch điện để xác định vị trí muốn kiểm tra. Phải đảm bảo mạch đã được ngắt điện khi tiến hành đo đạc và ngắt các nhánh mạch song song nhánh mạch đang chẩn đoán.

Đặt hai đầu của Ohm kế vào hai đầu của phần mạch cần kiểm tra.

Công tắ c đèn đầ u ON

Điện thế tại đây cho thấy sự thông mạch tới điểm này Sử dụng vôn kế cho lỗi hở

mạch:

Nếu như rơle đèn đầu không làm việc, người sửa chữa có thể kiểm tra giắc nối 2E/chân 1 và chân 3 của rơle bằng cách đo điện áp. Nó sẽ xác định sự liên tục của dòng điện từ điểm +B thông qua cực 2F/chân 2 và cuộn dây rơle. Việc kiểm tra này sẽ không tìm ra được lỗi điện trở cao. Bằng cách đo hai chân 13 và 11 trong công tắc tổ hợp. Có thể kiểm tra được sự thông mạch của cả 2 phần nguồn và phần mass của công tắc chỉ sau một lần đo. Giá trị đo được sẽ xác định được lỗi xảy ra với công tắc tổ hợp.

Vôn kế được nối song song với công tắc giá trị đo được sẽ là 0V khi công tắc đóng. Giá trị 12V cho thấy công tắc bị hở. (+B nối tới chân 13 và nối mass tại chân 11)

Ưu điểm và nhược điểm của Ohm kế:

− Ưu điểm: Có thể phát hiện được lỗi hở mạch và lỗi về điện trở.

− Nhược điểm: Gặp khó khăn hơn khi kết nối vào mạch điện, yêu cầu mạch phải được ngắt điện (OFF) khi đo. Thông thường, cần ngắt nhiều nhánh mạch song song để cô lập phần mạch cần chẩn đoán. Trên mạch điện có cường độ dòng điện cao chạy qua (tức điện trở nhỏ), phương pháp sử dụng Ohm kế cho kết quả đo rất nhỏ và khó phát hiện hư hỏng. Trong trường hợp này thì đo sự sụt áp của mạch lại hiệu quả hơn.

Hình 6.2: Sử dụng Ohm kế cho lỗi hở mạch

Sử dụng Ohm kế:

Ohm kế có thể kiểm tra được lỗi điện trở cao, và sẽ thấy được điện trở cuộn dây của rơle nếu nó nằm trong giới hạn xác định.

Ohm kế sẽ xác định được công tắc bị hỏng

Ngắt mối nối này

6.2.3. Sử dụng dây nối tắt (Jump wire)

Sử dụng một đoạn dây để nối tắt những phần của mạch điện, dòng điện sẽ chạy qua dây nối mà không chạy qua nhánh mạch bị nối tắt. Việc này sẽ cho phép xác định nhánh mạch nối tắt có bị hở mạch hay không.

Sử dụng sơ đồ mạch điện để xác định phần nào của mạch điện có thể nối tắt bằng một sợi dây nối. Đầu dây nối nên nối vào phía sau của các giắc. Đặc biệt chú ý không được phép dùng dây nối tắt qua một phụ tải

Ưu điểm và nhược điểm của dây nối

− Ưu điểm: Nhanh chóng và đơn giản để loại một vài phần của mạch điện.

− Nhược điểm: Có thể sẽ gặp khó khăn khi sử dụng. Phụ thuộc vào vị trí của mối nối, các phần trên chi tiết bị nối tắt, cách gắn dây nối tắt vào mạch điện mà có thể tạo ra nguy cơ tiềm ẩn hư hỏng mạch điện.

Lưu ý:

Việc chạm mass bất ngờ khi sử dụng dây nối tắt, cần tuân thủ theo sơ đồ mạch điện và phải bố trí sợi dây một cách cẩn thận, không được nối tắt qua tải. Nếu được hãy sử dụng một dây nối có cầu chì để đảm bảo an toàn.

Không bao giờ nối tắt qua một điện trở trong mạch. Các thiết bị, như các kim phun, có thể mắc nối tiếp với điện trở. Điện trở này làm giới hạn dòng điện chạy qua cuộn dây solenoid của kim phun. Nối tắt các điện trở đó có thể là nguyên nhân gây hư hỏng kim phun.

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán trên ô tô (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)