Bước 2: Xác định triệu chứng có liên quan

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán trên ô tô (Trang 82 - 90)

5.2. QUY TRÌNH 6 BƯỚC SỬA CHỮA HƯ HỎNG

5.2.2. Bước 2: Xác định triệu chứng có liên quan

Sau khi thực hiện bước 1, người sửa chữa đã xác định được là có hư hỏng, vì vậy cần phải xem xét các triệu chứng của hư hỏng một cách tỉ mỉ hơn. Kiểm tra các triệu chứng

Mô phỏng lỗi ngắt quãng: Thử rung lắc để kiểm tra hư hỏng GIẮC NỐI

Lắc nhẹ giắc cắm theo phương dọc và ngang.

BÓ DÂY

Xoay nhẹ bó dây theo phương dọc và ngang. Các giắc cắm, chụp bảo vệ là những khu vực chính cần kiểm tra kỹ lưỡng.

CÁC BỘ PHẬN VÀ CẢM BIẾN

Dùng một ngón tay rung nhẹ lên một phần của cảm biến được nghi ngờ là nguyên nhân gây ra lỗi và kiểm tra xem có xảy ra sự cố hay không

Chú ý: Rung mạnh các relay có thể dẫn đến hở mạch.

Lắc nhẹ

Xoay nhẹ

Rung nhẹ

liên quan về cơ bản là kiểm tra sự hoạt động chính xác của hệ thống. Trong bước này người sửa chữa cần sử dụng sơ đồ mạch điện thích hợp của hệ thống đó.

Mục tiêu chính của việc kiểm tra này là đi xác định:

1. Mức độ bị ảnh hưởng của mạch điện.

2. Tìm ra manh mối vị trí xảy ra lỗi bằng sự hoạt động của các mạch có liên quan hoặc có liên kết với “vùng” xảy ra hư hỏng.

Trong bước này, cần phải kích hoạt mạch điện có lỗi một cách cẩn thận, ghi chú lại những gì hoạt động và những gì không hoạt động. Căn cứ vào sự quan sát, kiểm tra mạch liên quan. Các mạch điện sẽ liên quan với nhau bởi vì chúng được kết nối song song:

− Hầu hết các mạch điện đều bao gồm 2 (hoặc nhiều hơn) số tải được nối song song với nhau.

− Các mạch điện đều liên hệ với mạch điện khác bằng việc sử dụng nguồn chung (cầu chì) hay chung điểm nối mass.

− Các thiết bị dùng cho nhiều chức năng, ví dụ: các cảm biến dùng chung hoặc công tắc nhiều chức năng (như công tắc đèn hậu điều khiển cho cả van VSV, relay dùng chung cho các đèn tín hiệu và dèn báo khẩn cấp).

Hình 5.5: Quan hệ giữa các mạch điện

Các mạch điện có quan hệ với nhau:

Các mạch điện có liên quan với nhau qua việc sử dụng chung cầu chì/ các điểm nối chung với nguồn, thông qua các mối hàn và ở phần +B hay mass của thiết bị

Mạch nối tiếp với đèn báo phanh

Mạch song song nhưng sử dụng chung cầu chì đèn phanh 1.5A

Xác định mức độ ảnh hưởng của mạch điện

Trong trường hợp cần biết các tải hoặc các mạch có liên quan với nhau. Người sửa chữa cần phải tìm trong hệ thống sơ đồ mạch điện. Sơ đồ mạch sẽ cho biết những tải được nối trong mạch điện, và sẽ giải thích chúng hoạt động như thế nào. Phần đường đi của dòng điện, cũng như sơ đồ hệ thống nguồn điện sẽ cho người sửa chữa biết thông tin về nguồn cung cấp cho mạch điện. Để tìm thông tin về điểm tiếp mát, có thể xem phần sơ đồ các điểm tiếp mass.

Bằng cách kiểm tra sự hoạt động của các mạch điện liên quan, có thể xác định được phần nào của mạch điện hay thiết bị nào có khả năng là nguyên nhân của việc hư hỏng.

Trong lúc kích hoạt mạch điện hoạt động, cần phải xác định xem hư hỏng tác động vào cả mạch hay chỉ một phần của mạch, dựa vào sự hoạt động của mạch điện có thể đưa ra các giả thiết như sau:

Nếu mạch điện không hoạt động

Nếu một mạch điện hay một hệ thống không hoạt động điều đó có thể:

− Có khả năng hư hỏng nằm ở nguồn (cầu chì) hoặc mạch nối mass.

− Tải hoặc thiết bị hỏng.

Có rất nhiều hư hỏng là nguyên nhân khiến các thiết bị không làm việc. Có thể hở mạch nguồn hay tiếp mass không tốt, hoặc đơn giản chỉ là một thiết bị trong mạch ở trong tình trạng xấu. Vì vậy, người sửa chữa cần một nơi để bắt đầu kiểm tra.

Đầu tiên không có gì dễ hơn là người sửa chữa kiểm tra nguồn cung cấp và các vị trí nối mass của thiết bị bằng việc kích hoạt mạch có liên quan. Bằng việc sử dụng sơ đồ mạch điện sẽ làm cho công việc kiểm tra nguồn và mass của mạch trở nên đơn giản:

Kiểm tra nguồn điện: Quan sát sơ đồ hệ thống mạch điện và sơ đồ đường đi của dòng điện để xác định những mạch dùng chung cầu chì và kiểm tra sự hoạt động của chúng.

Nếu cầu chì chỉ dùng cho mạch điện cần kiểm tra, việc xác định vị trí và kiểm tra cầu chì ấy sẽ trở nên nhanh chóng.

Kiểm tra việc nối mass: Bằng cách sử dụng thông tin về các vị trí nối mass trong mạch điện, có thể tìm thấy các mạch điện sử dụng chung điểm nối mass. Nếu các mạch

điện sử dụng chung vị trí nối mass hoạt động bình thường, có thể xác định rằng điểm nối mass đó vẫn bình thường.

Những kiểm tra trên có thể không định vị chính xác hư hỏng trong mạch điện. Nhưng nó sẽ giúp nhanh chóng chỉ ra vùng cần phải kiểm tra và bỏ qua vùng không cần thiết.

Hình 5.6: Kiểm tra xác định phần hư hỏng

Kiểm tra để xác định hư hỏng do cầu chì hay phần nối mass:

Nếu toàn bộ mạch điện không hoạt động, kích hoạt một mạch điện khác sử dụng chung cầu chì. Sau đó kích hoạt một mạch khác sử dụng chung điểm mass.

Nếu không có một đèn nào hoạt động, trước hết kiểm tra lỗi do cầu chì hoặc điểm nối mass

Nhìn vào đường đi của dòng điện trong sơ đồ mạch điện để kích hoạ t cá c mạ ch khá c

Sử dụng sơ đồ điểm nối mass để biết vị trí điểm nối mass sau đó kích hoạt các mạch điện sử dụng chung điểm nối mass đó

Nếu một phần của mạch điện vẫn làm việc

Nếu bất kỳ một phần của mạch điện vẫn làm việc, điều này cho thấy:

− Mạch cấp nguồn tới và điểm nối mass chính trong mạch có khả năng làm việc tốt.

− Cần phải tìm chính xác những tải nào hoạt động và tải nào không hoạt động. Bằng cách tìm những dây chung hoặc các mối nối nằm giữa những phần của mạch điện.

Ví dụ: Khách hàng phàn nàn là đèn phanh không hoạt động. Người thợ đạp chân lên bàn đạp phanh và quan sát sự hoạt động của đèn báo phanh bố trí trên kính sau hoạt động.

Như vậy, phần lớn mạch điện đèn phanh vẫn hoạt động bình thường, bằng cách khoanh vùng những phần trong mạch vẫn còn hoạt động tốt, số lượng vị trí cần phải kiểm tra sẽ giảm xuống. Đó chính là bước kiểm tra tất cả triệu chứng có liên quan đến hư hỏng.

Hình 5.7: Phân vùng hư hỏng

Phân vùng mạch điện:

Nếu có một hay nhiều đèn phanh hoạt động, người sửa chữa biết rằng cầu chì, những điểm nối mass và phần mạch điện đó hoạt động tốt.

Cầu chì tốt

Công tắc ON

Đèn báo hoạt động

Đèn báo phanh vẫn hiển thị

Cả 2 đèn phanh không làm việc

Điểm mass tốt

Những mạch điện có khả năng tự chẩn đoán

Khi làm việc với những hệ thống có khả năng tự chẩn đoán hư hỏng. Tài liệu về những đặc điểm của xe và tài liệu hướng dẫn sửa chữa là nơi để tìm kiếm thông tin về các lỗi chẩn đoán và ý nghĩa của các mã lỗi đó. Tài liệu hướng dẫn sửa chữa cũng cung cấp quy trình kiểm tra cho từng mạch điện. Bao gồm một bảng để hướng dẫn cho người sửa chữa chẩn đoán các sự cố, tuy nhiên các hư hỏng này không phải lúc nào cũng thể hiện một mã lỗi. Cách xuất lỗi hư hỏng có thể sẽ khác nhau cho từng hệ thống. Các thông tin về thủ tục xuất lỗi hư hỏng có thể xem ở tài liệu hướng dẫn sửa chữa.

Sơ đồ mạch điện là tài liệu tốt nhất được dùng chung với tài liệu hướng dẫn sửa chữa và tài liệu đặc điểm của xe. Các thông tin về vị trí, màu sắc dây trên sơ đồ sẽ bổ sung thông tin trong tài liệu hướng dẫn sửa chữa.

Hình 5.8: Sách hướng dẫn sửa chữa

Chẩn đoán với mã lỗi

Nếu mạch điện có ECU có khả năng tự chẩn đoán lỗi thì cách thức chẩn đoán thông thường là:

1. Kiểm tra mã chẩn đoán và ghi lại các mã lỗi đó.

2. Xóa mã lỗi và khởi động lại hệ thống hoặc xe để quan sát xem lỗi xảy ra ngắt quãng hay liên tục.

3. Nếu như mã lỗi lại tiếp tục xuất hiện, làm theo bảng chẩn đoán trong tài liệu hướng dẫn sửa chữa.

4. Nếu không có mã lỗi nhưng vẫn tồn tại hư hỏng, sử dụng bảng các triệu chứng hư hỏng trong sổ tay sửa chữa để kiểm tra.

5. Trong chẩn đoán mạch điện, sử dụng sơ đồ mạch điện để giúp người sửa chữa xác định vị trí của thiết bị, các chân, các đầu nối hoặc các mối nối.

Có một vài kỹ thuật khác thợ sửa chữa có thể sử dụng nó phụ thuộc vào hệ thống mà người thợ đang chẩn đoán.

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán trên ô tô (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)