Lỗi điện trở cao tương tự với vấn đề hở mạch. Một điện trở lớn sẽ làm giảm cường độ dòng điện chạy trong mạch. Lỗi điện trở cao có nguyên lý tương tự như thêm một điện trở nối tiếp vào mạch điện làm ngăn cản dòng điện chạy qua. Sự cản trở này có thể làm các tải trong mạch:
− Làm việc thất thường.
− Chỉ làm việc một phần (bóng đèn sáng bị mờ).
− Hầu như không làm việc (không đủ dòng /điện áp).
Sử dụng đoạn dây nối tắt:
Một đoạn dây nối có thể sử dụng để nối tắt qua relay tới mass để xem mạch điện đèn đầu còn tốt không.
Đoạn dây nối có thể xác nhận phần mạ ch điện tới rơle hoạ t động tốt
Đoạn dây nối xác nhận mạch điện tốt khi đi qua tổ hợp rela y
6.3.1. Nguyên nhân gây ra điện trở cao
Ngay trong những mối nối và những vật liệu dẫn điện luôn tồn tại một điện trở nhất định. Trạng thái làm việc của các mối nối và vật dẫn điện là một trong những nguyên nhân của vấn đề điện trở cao.
− Sự ăn mòn tại mối nối: Dưới tác dụng của thời tiết, muối, hơi ẩm có thể tác dụng từ từ vào các đầu cực ở các giắc nối, ở các bó dây. Mặc dù có các gioăng cao su trên hầu hết các đầu nối làm cải thiện đáng kể nguyên nhân trên. Nhưng ăn mòn các mối nối vẫn còn có thể xảy ra.
− Dây bị cắt hoặc xước: Bất kỳ một sự giảm đường kính của một sợi dây đều làm tăng điện trở, điện trở nối tiếp cũng sẽ tăng lên. Một lỗ nhỏ trên lớp cách điện của dây cho phép hơi nước làm ăn mòn và làm tăng điện trở trong mạch. Do sự tác động vào dây dẫn, sự ăn mòn này cũng ảnh hưởng một vùng lớn của sợi dây chứ không chỉ ở vị trí hư hỏng lớp cách điện.
− Nối mass kém: Các mạch điện trên xe hầu hết sử dụng mass khung xe, mass là một điểm được gắn chặt với bất kỳ một bề mặt kim loại nào trên khung xe. Các điểm nối mass tiếp xúc với thời tiết nhiều hơn phần cực +B của mạch, có nguy cơ cao bị ăn mòn. Hầu hết điểm nối mass trên khung xe nằm tại các vị trí đã được sơn, việc xiết bu-long không đúng hay bề mặt tiếp xúc chưa được làm sạch lớp sơn sẽ làm cho mối tiếp xúc kém có thể làm ngưng hoạt động của thiết bị.
Bằng cách đo điện thế nơi có sụt áp và so sánh chúng với điện áp accu chúng ta sẽ biết độ sụt áp do điện trở của mạch. Cần lưu ý rằng hầu hết các mạch điện thân xe thì giới hạn sụt áp cho phép sẽ vào khoảng 0,2V cho một điểm nối hoặc khoảng 0,5V cho toàn bộ mạch. Với dòng điện có cường độ dòng nhỏ chạy trong mạch cảm biến hoặc bất kỳ mạch nào có liên hệ với ECU, thì độ sụt áp cho phép trong dây dẫn và các mối nối của mạch điện không vượt quá 0,1V.
6.3.2. Chẩn đoán mạch điện lỗi điện trở cao
Khi làm việc với một loạt điện trở nối tiếp, có thể sử dụng nguyên lý sụt áp trong mạch nối tiếp để nhanh chóng xác định các vấn đề về điện trở cao và định vị được vị trí có lỗi xảy ra.
Có thể xác định vấn đề nếu có dòng điện chạy qua bằng cách quan sát dấu hiệu hoạt động của các thiết bị (bóng đèn sáng yếu, mô tơ quay chậm, rơle làm việc bị “kêu”...), nó cho thấy không đủ dòng điện trong mạch.
Độ sụt áp có thể xác định được có dòng điện chạy trong mạch hay không. Khi có xuất hiện sụt áp thì có dòng điện chạy trong mạch, sự sụt áp xuất hiện tại tải, với sự xác nhận rằng có dòng điện chạy qua tải, nghĩa là có dòng điện chạy trong mạch điện. Đo độ sụt áp bằng cách nối vôn kế song song tại cực dương và cực mass của tải, khi công tắc máy ở vị trí ON.
6.3.3. Xác định vị trí lỗi
Bất kỳ một điện trở nào trong mạch nối tiếp đều có thể gây ra sụt áp. Để tách phần lỗi, chúng ta chỉ cần tìm nơi xảy ra sụt áp:
− Kiểm tra sụt áp tại phần nối mass của tải: đặt một đầu đo của vôn kế tại điểm nối mass của tải, đầu đo còn lại tại một vị trí mass trên sườn xe. Với mạch điện ON, đo sự sụt áp. Nếu sự sụt áp này vượt quá 0,5V (khoảng 0,2V cho một mối nối), như vậy có lỗi xảy ra với phần mass của mạch điện (tiếp mass kém). Nếu sự sụt áp nằm trong giới hạn cho phép, lỗi xảy ra ở phần dương của tải.
− Kiểm tra sụt áp trên phần cấp nguồn dương của mạch: nối đầu que đo của vôn kế vào cực dương của tải. Đầu que đo còn lại tới một cầu chì hoặc một sợi dây nối với cực dương của accu.
Khi biết phần nào của mạch điện có lỗi, sử dụng sơ đồ mạch điện để xác định điểm cần kiểm tra trong mạch điện (mối nối giữa hai bó dây, khối giắc cắm, khối rơle...). Đó là những nơi chúng ta tiếp tục đo sự sụt áp để phát hiện chính xác vị trí lỗi.
Lưu ý:
Cần nhớ rằng sụt áp gần như bằng 0V là bình thường nếu đoạn dây hay mối nối làm việc tốt. Sự sụt áp chỉ xảy ra khi có tồn tại điện trở.