Bước 4: Phân vùng hư hỏng

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán trên ô tô (Trang 93 - 96)

5.2. QUY TRÌNH 6 BƯỚC SỬA CHỮA HƯ HỎNG

5.2.4. Bước 4: Phân vùng hư hỏng

Để phân vùng hư hỏng cần phải làm theo ba mục sau:

1. Trên sơ đồ mạch điện, tìm những vùng mà có khả năng xảy ra hư hỏng.

2. Xác định vị trí bắt đầu để tiến hành kiểm tra.

3. Tiến hành kiểm tra.

Xác định những vùng có khả năng hư hỏng

Khi phân tích các triệu chứng trong bước 3, người sửa chữa đã “đánh dấu” được đường đi của dòng điện chạy trong những phần mạch còn tốt.

Bây giờ ta sẽ xem xét phần còn lại của mạch không bị “đánh dấu” đó là vị trí mà đã xác định là không có dòng điện chạy qua. Bất kỳ vị trí nào không được “đánh dấu” là nơi đó có khả năng xảy ra hư hỏng. Khoanh tròn tất cả các vị trí nơi mà lỗi có thể xảy ra. Điều này giúp người sửa chữa có cái nhìn toàn diện hơn về những vùng có khả năng cần kiểm tra.

Xác định vị trí bắt đầu kiểm tra

Khi đã xác định được bất kỳ một vùng nào có những vị trí đã khoanh tròn, đều có thể là nguyên nhân gây ra hư hỏng, người sửa chữa cần tìm một nơi để bắt đầu. Thông thường nên chẩn đoán khả năng hư hỏng dựa trên các cở sở sau:

− Vị trí dễ tiếp cận.

− Nếu như việc kiểm tra có thể làm thông qua trực quan.

− Nếu như biết được lỗi trước đó qua vài điểm đặc biệt.

− Nếu có nhiều thiết bị, mạch điện không làm việc: bắt đầu với những phần của mạch thường được dùng chung.

Quá trình xử lý lỗi có liên quan đến việc sử dụng tất cả những công cụ đã đề cập tới trong chương 2 (thiết bị hiển thị, đồng hồ VOM, dây nối tắt). Hình thành kế hoạch chẩn đoán trong đầu bao gồm ít nhất hai bước kiểm tra đầu tiên cần phải làm. Nếu những kiểm tra ban đầu đó không tìm ra nguyên hư hỏng thì ít nhất nó cũng sẽ dẫn tới những kiểm tra thêm để có thể khoanh vùng được hư hỏng. Lưu ý rằng vị trí xảy ra lỗi sẽ là một trong những vị trí mà người sửa chữa đã khoanh vùng (đánh dấu tròn) trong mạch điện.

Sử dụng phương pháp chia đôi

Trong một mạch điện có thể phân đoạn mạch điện ra thành nhiều phần để cách ly sự hư hỏng.

Sử dụng phương pháp chia đôi với sơ đồ mạch điện người sửa chữa có thể xác định được phần giữa của phần bị hư trong mạch điện. Sau khi tìm được vị trí giắc nối gần điểm đó nhất, người sửa chữa cần xác định phần nào (phần nguồn dương hay phần nối mass) của mạch bị hỏng, bằng cách kiểm tra điện thế khi mạch hở hay kiểm tra điện thế khi thông mạch.

Điểm hư hỏng tiếp tục được xác định bằng cách tìm tới phần giữa của phần hỏng hóc của mạch, và tiếp tục kiểm tra. Cứ tiếp tục phân nửa vùng bị lỗi của mạch như vậy cho tới khi tách biệt được phần thực sự bị hỏng.

Chú ý:

Khi sử dụng phương pháp phân đoạn mạch điện để phân vùng hư hỏng hoặc đơn giản là làm theo hệ thống sơ đồ mạch điện, nên kiểm tra những thiết bị dễ tiếp cận nhất trước, người sửa chữa vẫn sử dụng phương pháp loại trừ. Nó chính là trọng tâm của quá trình chẩn đoán này.

Có một vài kỹ thuật để kiểm tra mà người thực hiện sửa chữa có thể sử dụng để phân biệt sự hở mạch, chạm mass, tải phát sinh và vấn đề điện trở cao. Những kỹ thuật này sẽ được trình bày trong chương 6.

Hình 5.11: Đánh dấu vùng có khả năng xảy ra lỗi

Đánh dấu những vùng có khả năng xảy ra lỗi:

Khi lỗi tác động đến cả hai đèn, người sửa chữa phải tập trung vào phần nối song song của cả 2 đèn. Có thể gặp phải nhiều lỗi tác động độc lập vào mỗi đèn nhưng trường hợp đó ít xảy ra.

Hầu hết những vị trí như vậy sẽ tác động đến cả hai

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán trên ô tô (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)