CHẨN ĐOÁN TẢI KÝ SINH

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán trên ô tô (Trang 108 - 112)

Một tải ký sinh sẽ tiếp tục sử dụng dòng điện từ accu ngay khi công tắc máy đã tắt. Các ECU trên ô tô thường có một nhớ cần duy trì cấp điện liên tục. Hay các hệ thống chống trộm, hệ thống định vị… cũng luôn duy trì hoạt động khi công tắc máy đã tắt. Chính vì vậy, tải ký sinh tiêu thụ dòng điện có thể chỉ nhỏ khoảng 50mA được xem xét là có thể chấp nhận được. Cường độ dòng trung bình của tải ký sinh xấp xỉ 20mA hoặc nhỏ hơn phụ thuộc vào từng loại xe.

Tình trạng người lái xe mô tả về chuyện accu bị “chết” sau khi đậu xe 1 đến 2 ngày (tất nhiên là hệ thống sạc và accu đều tốt) thì nguyên nhân có thể là tải ký sinh. Tải ký sinh xuất hiện thông thường do một trường hợp ngắn mạch, thường ở phần điều khiển của mạch điện (ví dụ như một công tắc) bị nối tắt, là lý do khiến tải luôn ở trạng thái làm việc.

Tách biệt phần hư hỏng do điện trở cao:

Sử dụng một vôn kế kiểm tra độ sụt áp với phần nối mass bị hư hỏng. từ điểm này, tiếp tục sử dụng quá trình phân vùng lỗi.

Không có điện trở - Sụt áp 0V

Đèn mờ - Điện áp thấp tại các bóng đèn Công tắc ON

Sụt á p nga ng qua phầ n nối ma ss xá c định sự tồn tạ i của điện trở ca o (sụt á p tạ i đâ y phả i là 0V)

6.4.1 Chẩn đoán mạch điện có tải ký sinh

Phát hiện chính xác khu vực lỗi điện trở ký sinh là một vấn đề phức tạp khi phải ngắt liên kết của rất nhiều cầu chì, khối giắc cắm, mối nối dây hoặc các chân giắc (áp dụng các phương thức của tiến trình loại trừ). Trình tự của bước này có thể chia làm 2 phần:

− Ngắt cầu chì cung cấp điện cho tải ký sinh.

− Xác định phần mạch xảy ra lỗi bằng cách tháo giắc nối được cấp điện thông qua cầu chì.

6.4.2. Xác định lỗi và xác định cầu chì

− Xác định rằng tất cả các đèn và hệ thống phụ trên xe đều đã được tắt (đây là một bước rất quan trọng).

− Dùng Ampe kế mắc nối tiếp vào giữa cực âm của bình và cực âm của tải và xác định dòng điện chạy trong mạch. Nếu trên 50mA thì vấn đề điện trở kí sinh đã tồn tại.

− Ngắt lần lượt từng cầu chì cho tới khi tải ký sinh quay trở lại với mức cho phép.

Chú ý:

Một vài hệ thống cảnh báo trên thị trường làm còi xe hoạt động hoặc tạo ra một báo động khi accu được gắn trở lại. Dòng điện có cường độ cao này có thể gây ra nguy cơ làm đứt dây cầu chì trong Ampe kế. Để tránh vấn đề này:

Nối một sợi dây nối giữa cực của accu và dây accu để dòng biến thiên ban đầu chạy qua.

Vẫn nối sợi dây đó và nối Ampe kế vào giữa cực accu và dây accu.

Tháo dây nối ra và đo dòng qua tải ký sinh. Việc phải làm bây giờ chính là quá trình tách biệt lỗi. Từ khi người sửa chữa biết được cầu chì nào có liên quan tới lỗi cần phải tìm, xem những mạch điện nào được nối với cầu chì đó để ngắt từng mạch một cho tới khi giá trị điện trở ký sinh không còn nữa.

Hình 6.5: Đo tải ký sinh 6.4.3. Xác định vị trí gây ra tải ký sinh

Ngắt những thiết bị được cung cấp điện bởi cầu chì liên quan. Nhìn vào phần cấp nguồn trên sơ đồ mạch điện để tìm thiết bị sử dụng cầu chì này và ngắt từng thiết bị một cho tới khi không còn tải ký sinh nữa. Việc làm đơn giản này giúp cho quá trình kiểm tra được rõ ràng hơn, tiết kiệm thời gian nếu như không có quá nhiều thiết bị cùng được kết nối với cầu chì đó.

Lưu ý:

Chọn ngắt những thiết bị dễ dàng chạm tới nhất hoặc là những thiết bị mà đã từng bị hư hỏng (là nguyên nhân của sự sụt áp). Vùng tiến hành kiểm tra đầu tiên bao gồm mạch chiếu sáng (đèn khoang hành lý, đèn trang trí, đèn trần,...) và các thiết bị phụ khác được lắp thêm sau này.

Nếu có một số lượng lớn các thiết bị cùng sử dụng cầu chì đó, phải tách biệt các khối giắc cắm được sử dụng cho các mạch bị lỗi. Bằng cách sử dụng hộp nối dây tìm đến những giắc nối, ta có thể thu hẹp được số lượng thiết bị mà chúng ta cần ngắt điện.

Lưu ý:

Quá trình này tốn thời gian và chỉ nên sử dụng nếu có quá nhiều thiết bị cần ngắt nguồn, hoặc mối nối của thiết bị nằm ở vị trí khó tiếp cận được.

6.4.4. Vẽ lại mạch điện chạy trong khối giắc cắm

− Để xác định giắc cắm nào ở hộp nối dây được cấp điện bởi cầu chì cần tìm trong sơ đồ mạch điện để xác định chính xác vị trí cầu chì tại phía trên đầu trang của từng sơ đồ.

Ghi chú lại hộp giắc nối (Junction blocks) hay giắc nối giữa dây (Junction connectors) nào

Đo tải ký sinh:

Nếu như có một hệ thống báo động được lắp thêm sau này, nối một sợi dây điện giữa cực âm của accu vào đầu màu đỏ của đồng hồ. Chạm que đo màu đen của đồng hồ đo vào cực âm của accu.

Nâng đầu cực lên trên đầu que đo và đo tải ký sinh.

được sử dụng, ghi chú lại các giắc nối (connectors) và tên chân trên giắc, đây là công việc tốn thời gian nhưng cần phải thực hiện.

− Ngắt từng giắc cắm ở hộp nối dây cho tới khi sụt áp do tải ký sinh gây ra trở lại mức bình thường. Bằng cách làm như vậy, chúng ta xác định được giắc nào cung cấp điện cho mạch điện bị lỗi.

− Nếu khối giắc cắm ở hộp nối dây có 2 hoặc nhiều chân chia cho những mạch điện khác nhau. Người sửa chữa có thể tách biệt từng mạch điện bằng cách cẩn thận gỡ bỏ từng chân, mỗi lần một chân. Nếu chúng ta sử dụng Ampe kế cảm ứng (Ampe kềm) có đủ độ nhạy để đo được cường độ dòng điện do tải ký sinh sinh ra thì đơn giản chúng ta chỉ cần kẹp vào sợi dây nhất định nào đó để xác định sợi dây đó có quan hệ tới mạch bị lỗi hay không?

− Nhìn vào bảng liệt kê các giắc cắm trên hộp nối dây và tên các các cực đã viết ở trên. Tìm xem những mạch nào sử dụng giắc và các chân của giắc.

− Tách biệt từng thiết bị riêng biệt trong các mạch. Ngắt các mối nối tại các tải hoặc tại giắc nối giữa dây. Quan sát chỉ số về sự sụt áp do tải ký sinh trên Ampe kế trở lại mức bình thường chưa? Khi điều đó xảy ra thì chúng ta biết được mình đã ngắt được đúng mạch lỗi. Tương tự như trên chúng ta có thể sử dụng Ampe kềm (nếu như dòng ký sinh đủ cao) để xác định chính xác sợi dây bị lỗi.

− Nối lại các mối nối và tiếp tục ngắt những mối nối khác cho tới khi cô lập được lỗi.

− Khi định vị được vị trí bị ngắn mạch là nguyên nhân gây ra tải ký sinh đã bị cô lập, chúng ta tiến hành sửa chữa lỗi.

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán trên ô tô (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)