2.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu giai đoạn trước can thiệp
* Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ:
n=z1−α2 /2p(1−p) d2 Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cho 1 huyện nghiên cứu
p: ước lượng tỷ lệ NCT có CLCS tốt trước can thiệp. Ở đây chọn p = 0,26 theo đánh giá Hoàng Văn Minh và cộng sự về số NCT có CLCS tốt tại Ba Vì
(20)
d: sai số tuyệt đối có thể chấp nhận. Ở đây chọn d = 3%
Z1-α/2 = 1,96 với hệ số tin cậy 95% và mức ý nghĩa thống kê α = 0,05
Thay các giá trị vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu cho 1 huyện n = 822. Tổng số mẫu tối thiểu cần thu thập là 822 NCT/huyện x 2 huyện = 1644 NCT.
Dự phòng khoảng 15% số NCT từ chối tham gia nghiên cứu thì với 2 huyện và làm tròn, cỡ mẫu cần có là khoảng 1900 NCT. Thực tế, cỡ mẫu thu được của nghiên cứu trước can thiệp là 1960 NCT, trong đó 996 NCT ở thành phố Chí Linh;
964 NCT ở huyện Kim Bôi đã đồng ý tham gia.
* Phương pháp chọn mẫu:
Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm (chùm) 02 giai đoạn với quần thể chọn mẫu là tổng số NCT của 04 xã: phường An Lạc và phường Văn An của thành phố
Chí Linh, tỉnh Hải Dương; xã Hạ Bì và xã Vĩnh Tiến của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình:
- Giai đoạn 1: Chọn thôn. Trong mỗi xã, mỗi thôn được coi là một cụm
(chùm). Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên đơn để chọn 05 thôn tại mỗi xã. Tổng số
20 thôn đã được chọn.
- Giai đoạn 2: Chọn NCT tham gia nghiên cứu. Tại mỗi thôn đã được chọn ở giai đoạn 1, chọn toàn bộ NCT đáp ứng các tiêu chí lựa chọn tham gia nghiên cứu.
Kết quả đã có 1960 NCT tại 20 thôn được chọn đã tham gia nghiên cứu.
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu giai đoạn can thiệp
Nghiên cứu tiến hành can thiệp cộng đồng. Toàn bộ NCT tại 02 địa bàn can thiệp là phường Văn An (thành phố Chí Linh) và xã Hạ Bì (huyện Kim Bôi) được tiếp cận các can thiệp của nghiên cứu.
Nghiên cứu không triển khai hoạt động gì tại 02 xã đối chứng là phường An Lạc (thành phố Chí Linh) và xã Vĩnh Tiến (huyện Kim Bôi).
2.4.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu giai đoạn sau can thiệp
2.4.3.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng để đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người cao tuổi sau can thiệp
* Cỡ mẫu:
Với từng xã can thiệp, áp dụng công thức tính cỡ mẫu so sánh hai tỷ lệ:
Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu cần chọn (tổng số NCT cần chọn từ xã can thiệp).
p1:ước lượng tỷ lệ NCT có CLCS tốt trước can thiệp. Chọn p1 = 26% theo đánh giá của Hoàng Văn Minh và cộng sự về số NCT có CLCS tốt tại Ba Vì
(19).
p2: ước lượng tỷ lệ NCT có CLCS tốt sau can thiệp. Nghiên cứu ước tính can thiệp có thể làm tăng từ 10% đến 20% tỷ lệ NCT có CLCS tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu mong muốn đo được khác biệt có ý nghĩa ở mức khoảng 10%- 12% thay đổi. Vì vậy, chọn p2 = 37%.
p = (p1+p2)/2
Zα/2 = 1,96 với hệ số tin cậy 95% và α = 0,05
Zβ = 0,842 với xác suất sai lầm loại II (β) = 0,2 (hay lực mẫu = 0,8)
∆ = p1 - p2
Thay các giá trị vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu cần cho mỗi nhóm can thiệp và đối chứng là n = 279. Ước lượng 10% NCT từ chối tham gia và phiếu thu về không đạt yêu cầu. Như vậy, số NCT cần chọn tham gia nghiên cứu đánh giá
sau can thiệp tại mỗi xã can thiệp là 307 người, lấy tròn lên thành 310 người.
Như vậy, với cỡ mẫu nhóm can thiệp bằng cỡ mẫu nhóm đối chứng, cỡ mẫu cần thiết để đánh giá hiệu quả của can thiệp tại 4 xã (2 xã can thiệp và 2 xã chứng) là: 310 x 4 = 1240 NCT.
* Phương pháp chọn mẫu:
Từ danh sách 1960 NCT trong điều tra tại giai đoạn trước can thiệp, nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn (sử dụng bảng số ngẫu nhiên) để chọn ra 1240 NCT mời tham gia nghiên cứu giai đoạn sau can thiệp. Thực tế, tại thời điểm nghiên cứu sau can thiệp có 1233 NCT tham gia, trong đó, nhóm chứng có 615 người; nhóm can thiệp có 618 người.
2.4.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định tính để phân tích mức độ phù hợp của can thiệp
Đối tượng tham gia nghiên cứu định tính đã được trình bày tại mục 2.1.2.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích để chọn các đối tượng tham gia nghiên cứu định tính đáp ứng các tiêu chí lựa chọn của nghiên cứu. Số
lượng mẫu được chọn phụ thuộc vào nguồn lực nghiên cứu, cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính
Đối tượng Cỡ mẫu đã
thu thập
Phương pháp Trạm trưởng Trạm y tế tại 2 xã can
thiệp 02 người Chọn chủ đích mời tham gia
phỏng vấn sâu (PVS) Cán bộ phụ trách chương trình
CSSK NCT tại Trạm y tế của 2 xã
can thiệp
02 người
Chọn chủ đích mời tham gia PVS
Đại diện CLB “Người già khoẻ - Gia đình vui”
30 người Chọn chủ đích mời tham gia thảo luận nhóm (TLN): 05
Đối tượng Cỡ mẫu đã thu thập
Phương pháp
người/nhóm x 3 nhóm/xã x 2 xã
Đại diện nhóm người cao tuổi được
can thiệp 32 người
Chọn chủ đích mời tham gia TLN: 08 người/nhóm x 2 nhóm/xã x 2 xã
Tổng số 66 người
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu