Xây dựng chương trình can thiệp và nội dung can thiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kết quả can thiệp tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh hải dương và hòa bình (Trang 69 - 75)

2.5.1. Nguyên tắc

Mô hình can thiệp được xây dựng theo theo Khung can thiệp y tế công cộng của WHO (theo các quá trình già hóa) (2) đã được mô tả trong phần tổng quan. Với nguyên tắc phát triển mô hình gắn liền với các hoạt động hiện có trong CSSK NCT tại Việt Nam nói chung và địa bàn can thiệp nói riêng như: Đề án Chăm sóc sức Giai đoạn 2:

Xây dựng, triển khai và duy trì

can thiệp (2019-2021)

- Đánh giá sự thay đổi CLCS của NCT sau can thiệp - Phân tích mức độ phù hợp của can thiệp

Giai đoạn 1:

Đánh giá trước can thiệp (năm 2018)

Theo dõi và không can thiệp

Người cao tuổi

Thành phố Chí Linh (02 phường: Văn An, An Lạc) và huyện Kim Bôi (02 xã: Hạ Bì, Vĩnh Tiến)

Xây dựng và triển khai can thiệp cộng đồng

“Tuổi già khỏe mạnh”

2 xã can thiệp (Văn An, Hạ Bì) 2 xã chứng

(An Lạc, Vĩnh Tiến)

Mô tả thực trạng sức khỏe và CLCS của 1960 NCT

Giai đoạn 3:

Đánh giá sau can thiệp (năm 2022)

khỏe NCT giai đoạn 2017 - 2025 (ban hành tại Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016); Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 – 2025 (theo Quyết định 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015). Mô

hình hướng tới sự cải thiện về CLCS của NCT thông qua 03 nhóm giải pháp được coi là hiệu quả trong CSSK dài hạn cho NCT dựa vào cộng đồng.

Chương trình can thiệp được xây dựng dựa trên tổng hợp ý kiến của chuyên gia và cộng đồng, thông qua các cán bộ y tế, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể (Hội người cao tuổi, lao động thương binh xã hội…) và tổ chức cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu về khả năng triển khai. Chương trình can thiệp được thực hiện với sự cam kết của nhóm đối tượng đích là NCT - nhóm sẽ chủ động tổ chức hoạt động và tham gia vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện CLCS của bản thân.

2.5.2. Các bước xây dựng

Can thiệp được xây dựng với 3 bước:

1- Tổng quan tài liệu: Tổng quan hệ thống các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và tại Việt Nam có liên quan đến xây dựng can thiệp “Tuổi già khỏe mạnh”, đặc biệt là can thiệp dựa vào cộng đồng và can thiệp tăng cường tự chăm sóc tại nhà cho NCT.

2- Xây dựng mô hình can thiệp CSSK cho NCT: Trên cơ sở tham khảo tài liệu đã

tổng quan được, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình can thiệp CSSK cho NCT ở Việt Nam với các hoạt động phù hợp với địa bàn can thiệp.

3- Chỉnh sửa và hoàn thiện mô hình: xin ý kiến của chuyên gia và cộng đồng gồm các bên liên quan như cán bộ y tế, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể (Hội người cao tuổi, lao động thương binh xã hội…) về khả năng triển khai, tính khả thi, tính bền vững của các hoạt động dự kiến trong mô hình can thiệp.

2.5.3. Nội dung can thiệp

Nghiên cứu triển khai mô hình “Tuổi già khoẻ mạnh” với các nội dung can thiệp được triển khai và thực hiện với sự tham gia của NCT, trung tâm mô hình là Câu lạc bộ “Người già khỏe - Gia đình vui”, các hoạt động tư vấn xung quanh 5

Chế độ ăn và dinh dưỡng

Tăng cường hoạt động thể lực

Tăng cường hoạt động xã hội

Khám sàng lọc bệnh mạn tính

Hỗ trợ NCT tự chăm sóc khi có bệnh mạn tính Câu lạc bộ “Người già khoẻ - Gia đình vui”

nội dung chính trong CSSK cho NCT là: 1) Chế độ ăn và dinh dưỡng cho NCT; 2) Tăng cường hoạt động thể lực cho NCT; 3) Tăng cường hoạt động xã hội cho NCT;

4) Hỗ trợ NCT mắc bệnh mạn tính; 5) Khám sàng lọc bệnh mạn tính (Hình 2.2).

Can thiệp tập trung vào hai giải pháp xây dựng và đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho NCT theo Đề án Chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017 - 2025 gồm: 1) Xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ CSSK NCT tại gia đình; 2) Xây dựng và duy trì các câu lạc bộ “Người già khỏe – Gia đình vui” cũng như lồng ghép các nội dung tự CSSK của NCT vào các câu lạc bộ liên thế hệ.

Hình 2.2. Can thiệp dựa vào cộng đồng “Tuổi già khỏe mạnh”

Các hoạt động can thiệp nổi bật bao gồm:

- Tại mỗi xã can thiệp xây dựng 02 câu lạc bộ lồng ghép trong Chi hội NCT để thành lập và triển khai câu lạc bộ “Người già khỏe – Gia đình vui”. Mỗi CLB gồm 9 - 10 thành viên gồm: 1 tổ trưởng là NCT tiêu biểu, 5 - 6 cán bộ đại diện cho các Chi hội NCT ở thôn (có sức khỏe và nhiệt tình tham gia hoạt động), 1 đại diện Trạm Y tế xã và 1 đại diện của Ủy ban nhân dân xã. CLB được thành lập để huy động sự tham gia, hỗ trợ của các bên liên quan. Định kỳ hàng tháng các CLB tiến hành họp để rà soát các hoạt động trong tháng và dự kiến các hoạt động tháng tới

của CLB. Tại các cuộc họp định kỳ của các CLB, nhóm nghiên cứu hướng dẫn, hỗ trợ các thành viên CLB triển khai áp dụng chu trình cải tiến chất lượng Lập kế

hoạch – Thực hiện – Đánh giá – Hành động vào các hoạt động của CLB.

- Dự phòng hoặc bảo đảm phát hiện sớm và kiểm soát bệnh mạn tính ở NCT: hỗ trợ tăng cường tự chăm sóc cho NCT đang mắc bệnh mạn tính tại gia đình. Hoạt động này được thực hiện thông qua việc lập danh sách NCT có nguy cơ cao hoặc đang mắc bệnh mạn tính (thông qua hoạt động khám bệnh mạn tính). Tiếp đó, thành viên câu lạc bộ và trạm y tế phối hợp để tổ chức triển khai khám sức khỏe định kỳ hàng tháng và đo huyết áp định kỳ tại các thôn với trung bình 100 lượt NCT/ tháng.

- Hỗ trợ chăm sóc dài hạn: thông qua hoạt động của câu lạc bộ “Người già khỏe – Gia đình vui”, hơn 200 NCT và người thân đã được tập huấn/hướng dẫn về

cách tự chăm sóc hay hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho NCT. Trong cuộc họp hàng tháng, câu lạc bộ đều đánh giá và lập kế hoạch tăng cường các hoạt động CSSK cho NCT và quản lý NCT mắc bệnh mạn tính dựa trên các hoạt động khám sàng lọc và hồ sơ bệnh hiện có tại trạm y tế.

- Thúc đẩy các hành vi giúp cải thiện năng lực: thông qua hỗ trợ các hoạt động ở các câu lạc bộ “Người già khỏe – Gia đình vui”, các hoạt động của Hội NCT và các hoạt động xã hội khác để thúc đẩy NCT thực hiện và duy trì các hành vi giúp cải thiện năng lực như tham gia câu lạc bộ bóng chuyền hơi, tham gia câu lạc bộ

văn nghệ. Các hoạt động can thiệp hỗ trợ gồm có cung cấp bóng hơi, mua lưới hay hỗ trợ trà nước cho các buổi sinh hoạt hay tập luyện định kỳ của các câu lạc bộ này.

- Thực hiện truyền thông - giáo dục sức khỏe: các hoạt động TT-GDSK với hình thức đa dạng như xây dựng và phát tay các tài liệu TT-GDSK về các chủ

đề chính trong CSSK NCT; tổ chức hội thảo tuyên truyền chuyên đề; truyền thông trên loa phát thanh của xã; truyền thông qua các hoạt động của các câu lạc bộ; tuyên truyền qua các cuộc họp của Chi hội NCT thôn.

Can thiệp được xây dựng hướng tới nhóm đối tượng đích là NCT, các bên liên quan (trạm y tế, UBND, hội NCT) và người thân của NCT. Trong thời gian can

thiệp, tại các xã đối chứng không có hoạt động can thiệp nào khác (do giai đoạn dịch COVID-19) mà chỉ có một số hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, y tế. Những hoạt động này cũng được tổ chức ở các xã can thiệp. Bảng 2.3 dưới đây tổng hợp chi tiết các hoạt động can thiệp đã triển khai.

Bảng 2.3. Các hoạt động can thiệp đã triển khai

STT Hoạt động Số lượng/

Tần xuất

Đối tượng thụ hưởng I Xây dựng các tài liệu TT-GDSK cho NCT

1. Xây dựng các tài liệu TT-GDSK phát tay

theo 6 chủ đề chính trong CSSK NCT 6 bộ tài liệu

NCT; hội viên các CLB tư vấn CSSK NCT tại 02 xã can thiệp

II Xây dựng câu lạc bộ “Người già khỏe - Gia đình vui” lồng ghép trong chi hội NCT tại 02 xã can thiệp

2.

Thành lập CLB và tổ chức Hội thảo tập huấn và triển khai hoạt động của CLB

“Người già khỏe – gia đình vui” lồng ghép trong chi hội NCT. Mỗi xã thành lập 02 CLB, mỗi CLB gồm 9-10 thành viên

04 CLB;

02 hội thảo

NCT; hội viên các CLB tư vấn CSSK NCT tại 02 xã can thiệp

3.

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các thành viên CLB “Người già khỏe – Gia đình vui” về các kỹ năng về lập kế

hoạch, đánh giá hoạt động và nội dung chuyên môn trong tư vấn CSSK NCT

4 khóa/ xã

Thành viên các CLB

“Người già khỏe – Gia đình vui” tại 2 xã

can thiệp

III Truyền thông - Giáo dục sức khỏe về các kiến thức và kỹ năng về CSSK NCT 4. Tổ chức hội thảo chuyên đề 4 hội thảo

NCT, người nhà NCT, thành viên CLB, đại diện các bên liên quan tại 2 xã can thiệp 5. Truyền thông trên loa phát thanh của xã Hàng tuần

(1 lần/tuần) 6. Truyền thông qua hoạt động của các CLB

“Người già khỏe – Gia đình vui”

Hàng ngày, hàng tuần 7. Truyền thông qua các cuộc họp của thôn,

xã

20 cuộc họp của thôn/xã

IV Dự phòng và bảo đảm phát hiện sớm BKLN cho NCT 8. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NCT

thông qua hoạt động của Trạm Y tế

Hàng tháng cho hơn 100

NCT/ tháng

NCT tại 2 xã can thiệp

9.

Tư vấn, hướng dẫn đo huyết áp hàng ngày cho NCT thông qua hoạt động của CLB và Trạm Y tế

Hàng tháng cho hơn 100

NCT/ tháng

NCT bị THA, người nhà NCT bị THA tại 2 xã can thiệp

V Hỗ trợ và chăm sóc dài hạn

10. Thăm và tư vấn tại nhà cho NCT thông qua hoạt động của CLB và Trạm Y tế

200 lượt thăm khám/

xã

NCT và người nhà có

nguy cơ cao hoặc đang mắc BKLN tại 2 xã can thiệp

VI Thúc đẩy các hành vi giúp cải thiện năng lực 11. Hỗ trợ các hoạt động ở các CLB của Hội

NCT và các hoạt động xã hội khác (cung cấp bóng hơi, lưới, hỗ trợ trà, nước…)

Hỗ trợ hằng tháng cho hoạt động

Các CLB (bóng chuyền hơi và văn nghệ) được hỗ trợ để tăng cường

STT Hoạt động Số lượng/

Tần xuất

Đối tượng thụ hưởng 02 CLB/xã các hoạt động

2.5.4. Giám sát thực hiện chương trình can thiệp

Có 03 hình thức giám sát được áp dụng trong quá trình can thiệp: giám sát hỗ trợ thường kỳ, giám sát hỗ trợ đột xuấtgiám sát hỗ trợ gián tiếp.

- Giám sát hỗ trợ thường kỳ: Trong suốt quá trình triển khai, mỗi xã can thiệp được giám sát hỗ trợ định kỳ mỗi quý/lần. Trong các lần giám sát hỗ trợ này, nhóm giám sát hỗ trợ sẽ cùng trao đổi, thảo luận với tất cả các thành viên của CLB

“Người già khỏe – gia đình vui”, lắng nghe các ý kiến, cùng bàn giải pháp và các nội dung can thiệp phù hợp và hiệu quả. Hoạt động giám sát này được lên kế hoạch và thông báo trước cho các CLB về thời gian giám sát để phối hợp thực hiện.

- Giám sát hỗ trợ đột xuất: Mỗi xã can thiệp được giám sát hỗ trợ đột xuất 1 lần/ năm trong thời gian can thiệp. Tại lần giám sát hỗ trợ này, nhóm giám sát không thông báo trước về thời gian và chú trọng quan sát và ghi nhận quá trình tự

triển khai các hoạt động can thiệp của các CLB “Người già khỏe – Gia đình vui” tại xã, từ đó, trao đổi, thảo luận với các bên liên quan để duy trì và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp thực tiễn.

- Giám sát hỗ trợ gián tiếp: Trong suốt quá trình thực hiện, trạm y tế xã gửi thông tin báo cáo hằng tháng về các hoạt động tại xã cho nhóm nghiên cứu, tổ trưởng các CLB “Người già khỏe – Gia đình vui” thường xuyên giữ liên lạc qua điện thoại, nhóm Zalo, thư điện tử với nhóm nghiên cứu và liên hệ trực tiếp với nghiên cứu sinh khi cần được hỗ trợ trong triển khai các hoạt động tại địa phương.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kết quả can thiệp tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh hải dương và hòa bình (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)