Sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người cao tuổi thông qua can thiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kết quả can thiệp tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh hải dương và hòa bình (Trang 117 - 126)

“Tuổi già khỏe mạnh” tại tỉnh Hải Dương và Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2021 Bảng 3.28. Thay đổi Sức khoẻ thể chất của người cao tuổi trước và sau can thiệp

Sức khỏe thể chất

Nhóm chứng (n=615)

Nhóm can thiệp (n=618)

So sánh 2 nhóm

Trước Sau Trước Sau CSHQ (%) P

Đau nhức/tê/mỏi cơ thể 44,9% 25,5% 39,3% 29,4% -18,0% 0,123 Khó khăn trong đi lại 21,0% 16,3% 22,7% 12,3% 23,2% 0,033 Cảm thấy mệt mỏi 29,6% 18,9% 22,0% 14,9% -3,9% 0,033 Không nghe được 44,4% 42,1% 52,1% 52,9% -6,7% <0,001

Không nhìn được 27,2% 34,8% 39,6% 39,6% 28,1% 0,098

Không nhớ được 26,0% 40,7% 43,2% 45,3% 51,4% 0,120

Mất ngủ/ khó ngủ 33,8% 18,5% 40,9% 21,5% 2,2% 0,200 Dùng thuốc để chữa bệnh 49,9% 44,6% 44,2% 46,0% -14,8% 0,712 Khám/chữa bệnh tại các

cơ sở y tế 23,3% 19,3% 16,8% 18,0% -23,5% 0,514

Bảng 3.25 trình bày các thay đổi về sức khỏe thể chất mà NCT trong nghiên cứu gặp phải tại thời điểm trước và sau can thiệp theo nhóm xã can thiệp. Có thể

thấy NCT tại xã can thiệp có cải thiện tốt về vấn đề sức khoẻ tốt hơn NCT ở xã

chứng ở các khía cạnh sức khoẻ ‘Khó khăn trong đi lại’, ‘Không nhìn được’,

‘Không nhớ được’ và ‘Mất ngủ/ khó ngủ’. Sự khác biệt rõ nét, có ý nghĩa về mặt

thống kê về các vấn đề sức khoẻ khi so sánh giữa 2 nhóm xã ở thời điểm sau can thiệp ở khía cạnh ‘Khó khăn trong đi lại’, ‘Cảm thấy mệt mỏi’ và ‘Không nghe được’ (p<0,05). Có thể nói rằng, sau khi có can thiệp, NCT ở địa bàn can thiệp có

sự cải thiện về sức khoẻ rõ rệt, tốt hơn so với địa bàn không được can thiệp, cụ thể

tại các xã can thiệp NCT gặp ‘Khó khăn trong đi lại’ có sự cải thiện tốt hơn so với nhóm NCT ở xã chứng (12,3% so với 16,3%, p=0,033) và mức độ ‘Cảm thấy mệt mỏi thấp hơn’ ở NCT tại xã can thiệp thấp hơn NCT tại xã chứng (14,9% so với 18,9%, p=0,033), về mức độ nghe, NCT tại địa bàn can thiệp có sự cải thiện rõ nét về khả năng nghe tốt hơn so với NCT ở địa bàn không được can thiệp (52,9% so với 42,1%, p=<0,001).

Trong phỏng vấn thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau can thiệp cho thấy sức khỏe thể chất ở nhóm NCT có can thiệp cũng tốt hơn: “Ở đây câu lạc bộ bóng chuyền hơi đông lắm. Ai cũng rôm rả - ai cũng thích.

Tập đều. Mà cũng cạnh tranh lắm. Thì mình tập thì mình khỏe cho mình. Chứ cứ nhìn như mấy anh hoặc mấy cụ cao tuổi yếu chả tham gia thì cũng tội. Từ ngày tham gia thường xuyên tôi cũng đỡ hẳn đau khớp đấy” (TLN 2 với Câu lạc bộ).

Bảng 3.29. Thay đổi Khả năng lao động của người cao tuổi trước và sau can thiệp Khả năng lao động

Nhóm chứng (n=615)

Nhóm can thiệp (n=618)

So sánh 2 nhóm

Trước Sau Trước Sau CSHQ (%) p

Lao động có thu nhập 14,0% 11,5% 18,3% 21,4% 34,3% <0,001 Tự mình làm được các công

việc nhà 83,3% 78,2% 76,2% 82,0% 13,7% 0,116

Cần sự giúp đỡ của người khác trong việc vệ sinh hàng ngày

2,4% 3,4% 2,9% 1,6% 84,4% 0,030

Phải giúp đỡ con cháu (không

phải về vật chất) 43,1% 34,8% 44,2% 33,3% 5,3% 0,545

Bảng 3.26 trình bày thay đổi về khả năng lao động của NCT tại thời điểm trước và sau can thiệp theo nhóm xã can thiệp. Phần lớn NCT vẫn còn khả năng lao động tốt và tốt hơn ở nhóm xã can thiệp khi chỉ số hiệu quả can thiệp đều có giá trị lớn hơn 0. Ví dụ, 82% NCT ở nhóm sau can thiệp thường xuyên tự mình làm được các công việc nhà cao hơn lúc trước can thiệp 78,2% và hiệu quả can thiệp đạt 13,7%. Số NCT cần/hiếm khi cần đến sự giúp đỡ của người khác trong việc vệ sinh

hằng ngày trong nhóm xã can thiệp cũng thấp hơn nhiều so với xã chứng (1,6% so với 3,4% với CSHQ là 84,4%).

Tương tự như phỏng vấn định lượng, thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau can thiệp cho thấy họ có khả năng lao động tốt hơn:

Mình khỏe hơn thì làm được nhiều việc hơn. Cũng nhờ dự án triển khai nhiều biện pháp, đặc biệt giai đoạn COVID - 19 thì vẫn có người nói chuyện rồi không giãn cách là vẫn tập thể dục. Mình đỡ ốm hay ít ốm thì con cái nó cũng đỡ phải lo. Chứ cứ ngày nào ở nhà hoặc vài ngày mưa không đi được hay như do dịch COVID - 19 hai tuần giãn cách là mệt mỏi lắm. Rồi cứ ốm lên ốm xuống ấy. Cứ có thời gian là phải đi tập anh/chị ạ. Tôi là tôi cũng may giờ còn tập được. Chứ vài năm nữa trên 80 thì cũng chả biết được” (TLN 3 với CLB).

Bảng 3.30. Thay đổi Sức khoẻ tinh thần của người cao tuổi trước và sau can thiệp Sức khoẻ tinh thần

Nhóm chứng (n=615)

Nhóm can thiệp (n=618)

So sánh 2 nhóm Trước Sau Trước Sau CSHQ (%) p

Cảm thấy buồn chán 9,8% 7,8% 7,8% 5,7% 7,1% 0,123

Có người chia sẻ, tâm sự, trao

đổi khi cần 70,7% 70,4% 85,9% 88,2% 3,1% <0,001

Hài lòng về quan hệ với

người thân 96,4% 89,3% 97,9% 96,1% 5,6% <0,001

Hài lòng về sự trưởng thành

của con/cháu 94,3% 86,3% 97,1% 95,8% 7,1% <0,001

Hài lòng về quan hệ với

người xung quanh 98,5% 89,4% 99,0% 97,6% 7,8% <0,001

Hài lòng về sự tôn trọng của

người xung quanh 96,9% 87,8% 97,7% 94,3% 5,9% <0,001

Lo lắng về vấn đề hậu sự của

bản thân 7,2% 13,5% 3,6% 7,3% - 15,9% <0,001

Bảng 3.27 trình bày các vấn đề về sức khỏe tinh thần của NCT tại thời điểm trước và sau can thiệp theo nhóm xã can thiệp. Kết quả cho thấy, NCT trong nghiên cứu thường ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần và nhóm NCT sau can thiệp có ít hơn các vấn đề sức khỏe tinh thần so với nhóm NCT trước can thiệp và NCT sau can thiệp. Chỉ có 5,7% NCT ở nhóm sau can thiệp và 7,8% ở nhóm chứng thường xuyên cảm thấy buồn chán. 7,3% NCT ở nhóm sau can thiệp và 13,5% ở nhóm chứng là thường xuyên cảm thấy cô đơn trong cuộc sống hàng ngày. Về các

tiểu mục khác, hầu hết đều hài lòng về mối quan hệ xã hội và có người chia sẻ, tâm sự khi cần.

Thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau can thiệp cũng cho thấy NCT được quan tâm nhiều hơn và hỗ trợ nhiều hơn về tinh thần: “Các anh/chị cùng câu lạc bộ quan tâm nhau lắm. Mà vẫn hoạt động dù COVID - 19. Điều này thực sự là rất tốt. Mình mà không đến một buổi là gọi hỏi ngay ấy. Mà cũng nhiều NCT xung quanh mà họ ốm thì mình biết là mình đến thăm rồi động viên.

Ai mà yếu thì tham gia câu lạc bộ nhẹ nhàng như thơ hay hát. Cứ đến gặp nhau là vui chứ quan trọng gì. Nhờ có chương trình mà tôi thấy UBND họ cũng quan tâm hơn hẳn. Rồi cũng kéo nhau đi giao lưu các nơi. Cũng vui lắm. Ít thời gian rảnh thì đỡ thấy buồn hơn” (TLN 4 với Câu lạc bộ)

Bảng 3.31. Thay đổi Quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của người cao tuổi trước và sau can thiệp

Quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội

Nhóm chứng (n=615)

Nhóm can thiệp (n=618)

So sánh 2 nhóm Trước Sau Trước Sau CSHQ (%) p Cảm thấy cô đơn trong cuộc

sống hàng ngày 5,2% 2,4% 7,8% 2,9% 9,4% 0,610

Cảm thấy hạnh phúc trong

mối quan hệ với người thân 92,8% 77,7% 90,1% 83,0% 8,4% 0,031 Nhận được sự quan tâm,

chăm sóc, chia sẻ, trò chuyện

của con cháu 82,6% 74,1% 87,5% 77,8% - 0,9% 0,114

Hài lòng với sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, trò chuyện của con cháu

95,4% 89,3% 96,1% 93,7% 3,9% <0,001 Hài lòng về vai trò trong

công việc trong gia đình 93,2% 82,0% 96,3% 93,2% 8,8% <0,001 Hài lòng về vai trò trong

cộng đồng 91,2% 77,9% 97,4% 85,1% 2,0% 0,001

Hài lòng với việc tham gia

các hoạt động xã hội 84,7% 74,8% 96,3% 80,1% - 5,1% 0,047 Hài lòng về đời sống vợ

chồng 89,1% 74,1% 90,0% 87,9% 14,5% <0,001

Có những thức ăn vừa miệng,

hợp ý thích hằng ngày 83,6% 78,9% 74,6% 85,0% 19,5% 0,005 Bảng 3.28 trình bày các vấn đề về quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của NCT trong nghiên cứu tại thời điểm trước và sau can thiệp theo nhóm xã can thiệp.

Kết quả cho thấy, NCT trong nghiên cứu có mối quan hệ xã hội tốt, đặc biệt sau khi có can thiệp, mối quan hệ của NCT cải thiện tốt hơn. Các chỉ số hài lòng với việc tham gia các hoạt động xã hội, Hài lòng về đời sống vợ chồng và Có những thức ăn vừa miệng đều cao hơn ở nhóm NCT tại các xã can thiệp và có CSHQ dương.

Thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau can thiệp cũng cho thấy NCT được quan tâm nhiều hơn và hỗ trợ nhiều hơn về tinh thần: “Đây là một can thiệp tốt. Rõ ràng nhờ có nó mà nhiều NCT được quan tâm hơn. Đặc biệt những NCT mắc các bệnh mạn tính trong cộng đồng. Câu lạc bộ cũng là hình thức giúp NCT được giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm sống. Và các hoạt động như bóng chuyền hơi và hội thi đều rất có ý nghĩa. Chúng tôi mong chờ can thiệp có thể mở rộng khắp ra toàn tỉnh Hoà Bình” (PVS 2 với NCT)

Bảng 3.32. Thay đổi môi trường sống của NCT tuổi trước và sau can thiệp Môi trường sống

Nhóm chứng (n=615)

Nhóm can thiệp (n=618)

So sánh 2 nhóm Trước Sau Trước Sau CSHQ (%) p Mức độ trong lành của môi

trường tự nhiên 86,0% 89,4% 78,3% 91,1% 12,4% 0,269

Điều kiện địa lý nơi đang

sống 94,1% 89,6% 97,7% 96,4% 3,5% <0,001

Điều kiện nhà ở 91,1% 90,1% 95,8% 96,6% 1,9% <0,001

Mức độ an ninh trật tự nơi

đang sinh sống 89,8% 94,6% 88,0% 95,8% 3,4% 0,390

Dịch vụ xã hội 85,9% 85,2% 95,0% 90,1% - 4,4% 0,004

Bảng 3.29 cho thấy đa số NCT đánh giá mức độ trong lành của môi trường tự

nhiên, điều kiện địa lý, điều kiện nhà ở và mức độ an ninh trật tự ở địa phương ở mức rất tốt/tốt và tỷ lệ đều trên 90%. Và nhóm NCT tại xã can thiệp có tỷ lệ đánh giá tốt cao hơn ở 2 tiểu mục là Điều kiện địa lý nơi đang sống (89,6% ở nhóm chứng so với 96,4% ở nhóm can thiệp) và Điều kiện nhà ở (90,1% ở nhóm chứng so với 96,6% ở nhóm can thiệp).

Kết quả thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau can thiệp cho thấy NCT cơ bản thấy không khí ở địa phương mình là trong lành: “Toàn vùng quê nên cũng trong lành thui. Nhưng mà đợt này An Lạc cũng phát triển mạnh rồi. Cũng bụi

nếu là nhà mặt đường. Nhưng cơ bản là chưa bằng thị trấn Sao Đỏ được. Sáng dậy vẫn thấy không khí trong lành và nước uống cũng tốt” (TLN 5 với NCT).

Nhóm chứng (n=615) Nhóm can thiệp (n=618) -

10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0

100.0 92.7

84.0 87.8

74.6 Tỷ lệ %

Trước Sau

Hình 3.7. Thay đổi thực hành tín ngưỡng, tâm linh của người cao tuổi sau can thiệp

Hình 3.6 cho thấy NCT có xu hướng giảm bớt các thực hành tín ngưỡng và tâm linh so với thời điểm trước can thiệp và nhóm NCT tại xã can thiệp có tỷ lệ giảm nhanh hơn (87,8% ở nhóm chứng so với 74,6% ở nhóm can thiệp), CSHQ (%) = - 5,9% (p<0,001). Tương tự như phỏng vấn định lượng, thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau can thiệp cho thấy NCT đã giảm bớt hơn các hoạt động thực hành tín ngưỡng và tâm linh, đặc biệt trong và sau giai đoạn dịch bệnh COVID – 19.

Thông tin thu được nghiên cứu định tính phần nào cũng minh hoạ cho vấn đề

này, cụ thể: “Giãn cách thì không đến nơi đông người nên đi chùa chiền cũng phải giảm” (TLN 5 với NCT).

Bảng 3.33. Thay đổi Kinh tế của người cao tuổi trước và sau can thiệp Tình trạng kinh tế

Nhóm chứng (n=615)

Nhóm can thiệp (n=618)

So sánh 2 nhóm Trước Sau Trước Sau CSHQ (%) p Có nguồn thu nhập đều đặn

hàng tháng 42,0% 42,4% 35,1% 40,9% 15,4% 0,593

Phụ thuộc vào con cái, người thân hoặc các nguồn khác về

kinh tế

31,1% 33,3% 30,4% 39,0% - 20,9% <0,001 Nhận hỗ trợ về kinh tế từ con

cái/ người thân 25,7% 34,8% 22,8% 33,5% - 11,4% 0,652

Hỗ trợ về kinh tế cho con cái

hay người thân 4,9% 2,9% 7,4% 4,5% 0,9% 0,142

Đủ tiền chi trả sinh hoạt hàng

ngày 66,7% 69,4% 57,9% 77,8% 30,2% 0,035

Đủ tiền chi cho mua sắm vật

dụng/ đồ đạc 44,1% 50,7% 41,7% 57,9% 23,6% 0,031

Đủ tiền chi các hoạt động

cộng đồng 68,3% 65,0% 56,8% 77,0% 40,4% 0,001

Đủ tiền chi cho khám chữa

bệnh 46,8% 45,4% 44,2% 57,8% 33,9% 0,001

Bảng 3.30 cho thấy các khía cạnh về tình trạng kinh tế ở nhóm NCT. Có

khoảng 40% NCT sau can thiệp có nguồn thu nhập khá thường xuyên/thường xuyên hàng tháng và tỷ lệ này tăng nhanh hơn ở nhóm can thiệp (40,9%) và nhóm chứng (42,4%) với CSHQ là 15,4%. Đa số NCT vẫn phải phụ thuộc kinh tế khi khoảng 30 - 40% nói rằng họ vẫn chưa đủ tiền chi trả sinh hoạt hàng ngày, tiền chi cho mua sắm vật dụng/ đồ đạc, tiền chi các hoạt động cộng đồng và tiền chi cho khám chữa bệnh.

Thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau can thiệp cũng cho thấy NCT gặp nhiều khó khăn về kinh tế: “Ở đây thì chỉ các cụ không còn khả năng lao động thì phụ thuộc hoặc già quá… Mà làm nông nên thu nhập thấp và cũng không kiếm được nhiều. Sau COVID - 19 thì tình hình còn tồi hơn do bão giá. Đa số cũng có con cái nó ở cạnh nó cũng thi thoảng mời ăn cùng hay đưa ít tiền nhưng làm sao đủ được. Nhiều cụ khó khăn lắm. Con nó khó khăn thì mình khó khăn” (TLN 5 với NCT).

Bảng 3.34. Thay đổi điểm trung bình chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trước và sau can thiệp

Chất lượng cuộc sống

Nhóm chứng (n=615)

Nhóm can thiệp (n=618)

So sánh 2 nhóm

Trước Sau Trước Sau CSHQ (%) p

Sức khỏe thể chất 6,46 6,67 6,82 7,06 0,27% <0,001

Khả năng lao động 7,00 6,87 6,91 7,29 7,34% <0,001

Cuộc sống tinh thần và quan

hệ xã hội 8,02 7,78 8,11 8,03 1,95% <0,001

Cuộc sống tinh thần 7,98 7,87 8,20 7,93 - 1,87% 0,137 Quan hệ xã hội 8,04 7,71 8,04 8,09 4,70% <0,001

Môi trường sống 7,75 7,80 7,67 8,04 4,14% <0,001

Thực hành tín ngưỡng, tâm

linh 7,62 7,52 7,34 5,96 - 17,42% <0,001

Kinh tế 6,32 6,28 5,97 6,65 11,96% <0,001

Điểm CLCS nói chung 6,91 6,87 6,96 7,20 3,93% <0,001 Bảng 3.31 cho thấy điểm CLCS thay đổi của NCT trong nghiên cứu tại thời điểm trước và sau can thiệp theo nhóm xã can thiệp. NCT có điểm CLCS dao động trong khoảng 5,96 cho tới 8,09 với điểm CLCS chung ở nhóm can thiệp (7,20) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (6,96). Khía cạnh có điểm CLCS cao nhất là Môi trường sống và Cuộc sống tinh thần và quan hệ xã hội. Bảng cũng chỉ ra NCT tại xã can thiệp có điểm CLCS thay đổi nhanh hơn khi CSHQ đều có giá trị lớn hơn 0, trừ chỉ số về khía cạnh thực hành tín ngưỡng, tâm linh. Và cả 6 khía cạnh CLCS cũng như điểm CLCS đều có mức ý nghĩa thống kê khi so sánh NCT ở nhóm chứng và nhóm can thiệp.

Tương tự như phỏng vấn định lượng, thông tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau can thiệp cho thấy CLCS cao hơn theo đánh giá tự

thân của NCT và người xung quanh: “Ai cũng tham gia vì được mời tham gia suốt mà ở nhà thì họ cũng buồn. Ddù là người giàu hay người nghèo thì đều cần có quan hệ cộng đồng. Chỉ khi nào ốm thì mới không tham gia. Nhiều người chỉ đợi đến giờ là

ra tập bóng chuyền hơi. Thậm chí còn đến sớm 1 - 2 tiếng đó. Hôm nào mưa là anh em buồn lắm . Mà đúng là nhờ có chương trình nên chúng tôi hoạt động tích cực. Ai tham gia là khỏe hơn vui hơn. Cả con cái cũng mong bố mẹ tham gia chứ” (TLN 1 với Câu lạc bộ)

Nhà nào cũng thích NCT tham gia các hoạt động cộng đồng. Nhưng nhiều nhà mà còn nghèo thì khó mời vì họ còn bận đi làm. Trông thế chứ 70 vẫn cầy cấy hết ! Tuyên truyền mãi đấy, lúc đầu thấy thông nhưng sau lại thôi. Thực tế nhà ai cũng phấn đấu kinh tế phải là đầu tiên. Nói thẳng ra là nhà nào quá nghèo là khó, còn phải có tý kinh tế một tý – thì họ tham gia ngay” (TLN 05 với NCT)

Bảng 3.35. Thay đổi Chất lượng cuộc sống của NCT trước và sau can thiệp

Khía cạnh

Nhóm chứng (n=615)

Nhóm can thiệp (n=618)

So sánh 2 nhóm

Trước Sau Trước Sau CSHQ

(%) P

Sức khỏe thể chất 13,5% 11,9% 24,8% 24,1% 9,4% <0,001 Khả năng lao động 9,4% 7,5% 10,0% 15,0% 70,7% <0,001 Cuộc sống tinh thần

và quan hệ xã hội 55,9% 43,1% 59,5% 49,7% 6,4% 0,021

Cuộc sống tinh thần 49,4% 40,7% 59,2% 42,2% - 10,9% 0,867 Quan hệ xã hội 58,9% 44,1% 56,3% 51,8% 17,1% 0,011 Môi trường sống 12,8% 8,0% 6,0% 31,1% 456,9% <0,001 Thực hành tín

ngưỡng, tâm linh 18,7% 11,9% 5,8% 7,1% 58,7% <0,001

Kinh tế 15,9% 11,2% 17,0% 11,2% - 4,7% <0,001

Điểm CLCS nói

chung 6,3% 5,0% 9,9% 9,9% 20,5% 0,004

Bảng 3.32 cho thấy xếp hạng CLCS đạt loại tốt của NCT trong nghiên cứu tại thời điểm trước và sau can thiệp theo nhóm xã can thiệp. Theo số liệu ở bảng trên, NCT ở nhóm can thiệp có CLCS đạt tốt cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (9,9% so với 5,0%) và xếp hạng CLCS tốt cũng tăng nhanh hơn với CSHQ là 20,5%. Khía cạnh thực trạng kinh tế là khía cạnh duy nhất có CSHQ là - 4,7% (nhỏ hơn 0).

Bảng 3.36. Phân tích khác biệt kép (DID) để kiểm soát tương tác của biến xã dự án và tỉnh dự án với tác động của can thiệp tới chất lượng cuộc sống của Người cao

tuổi

Biến đánh giá B SE 95%CI P

Tỉnh dự án (Hải Dương/Chí Linh) 0,498 0,078 0,35 - 0,65 <0,001 Xã can thiệp (Can thiệp/Đối

chứng) 0,25 0,04 0,17 - 0,33 <0,001

Bảng 3.33 trình bày phân tích khác biệt kép (DID) trong đánh giá nhằm đánh giá liệu can thiệp có thực sự có tác động tới thay đổi chất lượng cuộc sống trong xem xét tương tác với biến tỉnh và xã tham gia dự án. Trong thời gian can thiệp, tại các xã đối chứng không có hoạt động can thiệp nào khác (do giai đoạn dịch COVID-19) mà chỉ có một số hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về

dân số, y tế. Những hoạt động này cũng được tổ chức ở các xã can thiệp. Kết hợp với kết quả phân tích DID, can thiệp có tác động làm dương tính (làm tăng) tới CLCS ở các xã can thiệp ở mức thống kê 5% (p<0,05).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kết quả can thiệp tuổi già khỏe mạnh tại tỉnh hải dương và hòa bình (Trang 117 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)