THỜI GIAN LÀM VIỆC

Một phần của tài liệu KE HOACH CHAT LUONG (Trang 50 - 53)

PHẦN 6: ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI TIẾN

7. THỜI GIAN LÀM VIỆC

7.1 Công ty bảo đảm thực hiện thời gian làm việc phù hợp với Điều 68 Bộ Luật lao động và các tiêu chuẩn công nghiệp. Người lao động làm việc không quá 8 giờ mỗi ngày hoặc 48 giờ mỗi tuần, và cứ 01 tuần người lao động thì có ít nhất 1 ngày nghỉ.

7.2 Bảo đảm giờ làm thêm đúng theo quy định với Điều 69, 70 Bộ Luật lao động, việc trả lương ngoài giờ sẽ theo quy định của luật pháp.

7.3 Làm việc ngoài giờ: Trưởng các bộ phận, Ban chỉ huy công trường chú ý tập trung cải tiến công tác quản lý, sắp xếp công tác, nâng cao năng suất lao động, tiến tới giảm việc làm thêm ngoài giờ của Người lao động.

4.3.2. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý chất lượng (QLCL) tại hiện trường.

Nhà thầu triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ dựa trên cơ sở xây dựng và kiểm soát chặt chẽ các công đoạn của qui trình sản xuất. Cụ thể như sau:

a) Trách nhiệm lãnh đạo:

Giám đốc công ty chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ các nguồn lực để thực hiện triển khai các công việc tại công trường. Các chức danh liên quan đến hoạt động của công trường đều được mô tả rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.

Giám đốc điều hành dự án giữ quyền điều hành giám sát dự án thông qua các buổi họp giao ban sản xuất của Công ty, các buổỉ họp với Chủ đầu tư và kiểm tra định kỳ tại công trường.

b) Lập kế hoạch chất lượng:

Các hoạt động của công trường đều được thiết lập các kế hoạch chất lượng trong đó bao gồm từ kế hoạch chất lượng tổng thể của cả công trường cho đến kế hoạch chất lượng của các tổ đội nghiệp vụ. Các kế hoạch chất lượng đều chỉ rõ người chịu trách nhiệm chính, người và bộ phận phối thuộc, thời gian bắt đầu thực hiện và kết thức từng phần công việc, lịch trình tổ chức kiểm tra xem xét khớp nối giữa các bộ phận, các văn bản và tài liệu liên quan. Đây chính là cơ sở chủ yếu để đảm bảo tính khả thi của công tác triển khai thực hiện theo các biện pháp kỹ thuật ban đầu đồng thời cho phép điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu cuối cùng là công trình được huy chương vàng của ngành Xây dựng và kịp thời đưa công trình vào sử dụng theo đúng thời gian yêu cầu của Chủ đầu tư. Mỗi công việc giao cho các tổ đội đều có phiếu giao việc và các yêu cầu cụ thể về chất lượng và tiến độ (Xem biểu mẫu 4 - Phiếu giao việc).

c) Lập biện pháp thi công (theo TCXDVN 4252-1988):

Công tác lập biện pháp thi công phải lập đồng thời với các phần của thiết kế kỹ thuật để phối hợp chặt chẽ giữa các giải pháp thiết kế và các điều kiện tổ chức thi công.

Những tài liệu làm căn cứ để lập biện pháp thi công gồm có:

- Những giải pháp sử dụng vật liệu và kết cấu, các phương pháp tổ chức xây dựng, các thiết bị cơ giới sẽ sử dụng để xây lắp các hạng mục công trình.

- Khả năng phối hợp giữa các đơn vị nhận thầu xây lắp về các mặt: vật tư, nhân lực, xe máy và thiết bị thi công để phục vụ các yêu cầu về xây dựng công trình.

- Các tài liệu có liên quan về nguồn cung cấp: điện, nước, khí nén, hơi hàn, đường liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, đường vận chuyển nội bộ.

- Các tài liệu có liên quan đến khả năng cung cấp nhân lực và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trên công trường.

- Các tài liệu có liên quan đến khả năng cung cấp các chi tiết, cấu kiện và vật liệu xây dựng của các Nhà cung cấp trong vùng.

Thành phần nội dung của biện pháp thi công gồm có:

- Kế hoạch tiến độ xây dựng phải căn cứ vào sơ đồ tổ chức công nghệ xây dựng để xác định:

- Trình tự và thời hạn xây dựng các nhà, công trình chính và công trình phụ trợ.

- Trình tự và thời hạn tiến hành các công tác ở giai đoạn chuẩn bị xây lắp.

- Phân bổ vốn đầu tư và khối lượng xây lắp tính bằng tiền theo các giai đoạn xây lắp và thời gian.

- Tổng mặt bằng xây dựng, trong đó xác định rõ:

+ Vị trí xây dựng các loại nhà và công trình vĩnh cửa và tạm thời.

+ Vị trí đường sá vĩnh cửu và tạm thời.

+ Vị trí các công trình phải để lại và những công trình phải phá bỏ trong từng giai đoạn tổ chức thi công.

Sơ đồ tổ chức công nghệ để xây dựng các hạng mục công trình chính và mô tả biện pháp thi công những công việc đặc biệt.

Biểu thống kê khối lượng công việc kể cả phần việc lắp đặt các thiết bị công nghệ (nếu có), trong đó phải tách riêng biệt khối lượng các công việc theo hạng mục công trình riêng biệt và theo giai đoạn xây dựng.

Biểu tổng hợp nhu cầu về các chi tiết, cấu kiện thành phẩm, bán thành phẩm, vật liệu xây dựng và thiết bị theo từng hạng mục công trình và giai đoạn xây dựng.

Biểu nhu cầu về nhân lực, xe máy và thiết bị thi công chủ yếu.

Sơ đồ bố trí mạng lưới cọc mốc cơ sở, độ chính xác, phương pháp và trình tự xác định mạng lưới cọc mốc.

Bản thuyết minh, trong đó nêu:

+ Tóm tắt các đặc điểm xây dựng công trình.

+ Nêu rõ biện pháp thi công tổng thể và các biện pháp thi công chi tiết cho các hạng mục công trình.

+ Căn cứ vào năng lực của Nhà thầu và đặc điểm của công trình để chọn phương tiện vận chuyển, bốc xếp, tính toán nhu cầu về kho bãi cũng như các công trình phụ trợ phục vụ thi công.

+ Chỉ dẫn tổ chức bộ máy công trường, các đơn vị tham gia xây dựng (trong đó có đơn vị xây dựng chuyên ngành cũng như thời gian và mức độ tham gia của các đơn vị này)

+ Những biện pháp bảo đảm an toàn, bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp, biện pháp phòng chống cháy nổ.

d) Kiểm soát tài liệu:

Các tài liệu như: hồ sơ thiết kế, văn bản pháp lý, hồ sơ hợp đồng, thuyết minh về các giải pháp thi công, an toàn lao động, hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, qui trình, qui phạm và các văn bản phát sinh khác của công trình được kiểm soát chặt chẽ thông qua sổ theo dõi danh mục tài liệu hiện hành, sổ tay phân phối tài liệu và dấu kiểm soát tài liệu. Điều này cho phép loại bỏ hoàn toàn các sai sót do sử dụng các tài liệu lỗi thời vào công trình đồng thời đảm bảo cho mọi người liên quan đến các hoạt động sản xuất đều sẵn có các tài liệu cần thiết để thực thi nhiệm vụ. Cụ thể như sau:

+ Phân công cán bộ chuyên trách quản lý tài liệu, hồ sơ.

+ Lập biểu mẫu theo các hướng dẫn hiện hành và quy định của Chủ đầu tư và được đưa vào các cặp File kèm theo phụ lục quản lý.

+ Thực hiện chế độ cập nhật, lưu giữ theo quy định khép kín.

+ Tất cả các hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án khi tiếp nhận từ Chủ đầu tư đều được đóng dấu

"Tài liệu kiểm soát" màu đỏ và được lập trong danh mục Tài liệu hiện hành (Xem biểu mẫu 1 - Quản lý tài liệu hiện hành ).

+ Các bản vẽ và dự toán được đóng dấu "Tài liệu kiểm soát" trên tất cả các trang.

+ Khi cần thiết phân phối thêm các bản khác cho các bộ phận kỹ thuật có liên quan thì sẽ tiến hành photocopy từ bản gốc đã nêu tại mục 1. và 2. và được đóng dấu "Tài liệu kiểm soát" có số thứ tự của bản ban hành.

+ Việc bàn giao tài liệu được ký xác nhận giữ bên giao và bên nhận. (Xem biểu mẫu 2 - Sổ tay phân phối tài liệu)

+ Các tài liệu đã lỗi thời được Chỉ huy trưởng công trình thu hồi ngay khi ban hành bản mới thay thế và đóng dấu "Tài liệu lỗi thời", chỉ lưu giữ 01 bản tài liệu lỗi thời gốc do Chỉ huy trưởng công trình quản lý để đảm bảo không có sai sót ngẫu nhiên do sử dụng tài liệu lỗi thời gây ra.

+ Toàn bộ các tài liệu nội bộ trên công trình đều được đóng dấu giáp lai hoặc dấu treo và được cập nhật trong danh mục Tài liệu hiện hành.

+ Toàn bộ các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sử dụng là bản gốc có đóng dấu Tài liệu kiểm soát.

e) Kiểm soát quá trình xây dựng:

Các công tác liên quan đến quá trình xây dựng đều được kiểm soát từ các khâu: Khảo sát hiện trường; quản lý chất lượng vật liệu nhập vào công trường, lập và phê duyệt biện pháp thi công các thành phần công việc, triển khai thực hiện và nghiệm thu các công việc sản xuất từ nội bộ Nhà thầu đến hội đồng nghiệm thu cơ sở; Nghiên cứu tổng thể và chi tiết toàn bộ đồ án thiết kế cụ thể đối với từng hạng mục, chi tiết để phát hiện các điều tồn tại bất hợp lý trong đồ án cũng như sự thiếu hợp lý liên quan giữa các bộ phận, công việc và tổng thể đồ án để kịp thời đề xuất với Chủ đầu tư và các cơ quan liên quan như tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng, qui định hình thức tổ chức thực hiện các cuộc họp giao ban, cụ thể như: Thực hiện giao ban hàng ngày giữa Chỉ huy trưởng công trình, cán bộ kỹ thuật và các tổ đội, giao ban hàng tuần trong nội bộ công trình với cán bộ giám sát của chủ đầu tư, giao ban hàng tháng giữa Công ty và Ban chỉ huy Công trường, giữa Chủ đầu tư và Công ty để xác định khối lượng các công việc đã hoàn thành, giải quyết các vướng mắc tồn đọng trong qúa trình thực hiện, kiểm điểm tiến độ và đề xuất giải pháp dự phòng. Việc kiểm tra được thực hiện theo sơ đồ bảo đảm chất lượng thi công bộ phận công trình, sơ đồ bảo đảm chất lượng thi công giai đoạn xây lắp.

f) Quản lý máy móc thiết bị:

Toàn bộ các máy móc thiết bị liên quan đến hoạt động thi công đều được lập danh mục theo dõi (Xem biểu mẫu 3 - Danh mục máy móc thiết bị) và tổ chức bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo phục vụ kịp thời cho thi công. Việc quản lý và điều phối máy trên công trường đuợc thực hiện bởi chuyên viên quản lý máy móc thiết bị, các cán bộ thao tác vận hành máy đều phải tuân thủ nghiệm túc các qui định về vận hành đối với từng loại máy móc thiết bị cụ thể.

Các loại máy móc thiết bị sử dụng đều có các giải pháp dự phòng thay thế để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công khi có sự cố. Việc kiểm tra được thực hiện theo sơ đồ sơ đồ quản lý chất lượng máy móc thiết bị.

g) Kiểm soát công tác mua hàng:

Tất cả các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công trình không loại trừ là doanh nghiệp bên ngoài hay nội bộ Tổng công ty đều được lập thành danh sách trên cở sở kiểm tra và cân đối về chất lượng và giá thành sản phẩm cung cấp cũng như uy tín và cách thức phục vụ nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cũng như hạn chế đến mức thấp nhất khả năng chờ đợi do nguyên vật liệu không được cung ứng kịp thời và phù hợp với tiến độ thi công trên công trình. Việc kiểm tra được thực hiện theo sơ đồ sơ đồ kiểm tra chất lượng vật liệu đưa vào thi công công trình.

h) Các hành động khắc phục, phòng ngừa:

Công ty có văn bản qui định rõ việc thực hiện các hoạt động khắc phục đối với bất kỳ một lỗi không phù hợp nào nảy sinh trong quá trình thi công, không hạn chế là các lỗi kỹ thuật đơn thuần hay các sai lỗi từ việc quản lý tài liệu, tiến độ cung ứng và chất lượng nguyên vật liệu đồng thời qui định cách thức tiến hành các hoạt động phòng ngừa để trách lặp lại hay nảy sinh mới các lỗi không phù hợp đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa đối với công tác an toàn lao động.

i) Công tác đào tạo:

Quan tâm và tuân thủ nghiêm túc các qui định của Công ty về công tác đào tạo nhằm đảm bảo cho mọi tác nhân hiểu rõ được chức năng nhiệm vụ được giao, bố trí nhân lực cho các công việc theo đúng tiêu chuẩn chức danh đảm bảo cho mỗi người được bố trí công việc phù hợp với năng lực và trình độ. Đối với các hoạt động nghiệp vụ trước khi tổ chức triển khai đều thực hiện tập huấn cho toàn thể cán bộ về công tác an toàn lao động.

4.3.3. Quy trình QLCL trong cung ứng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.

Một phần của tài liệu KE HOACH CHAT LUONG (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(241 trang)
w