AN TOÀN CHO CÔNG TRÌNH LIỀN KỀ VÀ CƯ DÂN XUNG QUANH

Một phần của tài liệu KE HOACH CHAT LUONG (Trang 86 - 90)

1. MỤC ĐÍCH:

Những đặc thù của ngành xây dựng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tai nạn cao so với các ngành khác là:

+ Số các công ty nhỏ và những lao động cá thể chiếm tỷ lệ quá cao.

+ Các công trường xây dựng rất đa dạng và có thời gian tồn tại tương đối ngắn.

+ Số công nhân thay thế, luân chuyển cao.

+ Số lượng công nhân thời vụ và công nhân tự do lớn, trong đó có rất nhiều người không thạo việc.

+ Làm trực tiếp ngoài trời.

+ Sự đa dạng về nghề nghiệp và loại hình công việc.

Việc cải thiện an toàn, vệ sinh và điều kiện lao động phụ thuộc trước hết vào sự phối hợp hành động của mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả nhà nước, người sử dụng lao động và công nhân. Quản lý an toàn lao động liên quan đến tất cả các chức năng từ lập kế hoạch, xác định khu vực có vấn đề, điều phối, kiểm soát và giám sát các hoạt động an toàn lao động tại nơi làm việc.

+ Tạo ra môi trường an toàn.

+ Tạo ra công việc an toàn.

+ Tạo ra ý thức về an toàn lao động trong công nhân.

Sức khỏe, An toàn lao động và Môi trường, một trong những quan tâm hàng đầu của công ty, khẳng định việc thực hiện hệ thống đảm bảo một sự giám sát đầy đủ về an toàn và sức khỏe của người lao động trong tổ chức, việc tuân thủ các quy trình OHSAS nhằm giảm thiểu các rủi ro:

+ Không tai nạn

+ Không nguy hại đến sức khỏe con người + Không phá hoại môi trường.

2. TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM HSE:

2.1. Tổ chức (1) Quản lý dự án

- Quản lý dự án chịu trách nhiệm chính cho việc quản lý và thực hiện HSE tại công trường xây dựng.

- Vai trò và nhiệm vụ chính của quản lý dự án là:

- Thiết lập mục tiêu thực tiễn của HSE tại công trường, lập ra một tổ chức những người tận tâm chuyên trách về HSE.

- Đảm bảo thành lập nội quy chương trình HSE tại công trình bao gồm chương trình huấn luyện toàn diện, quy trình ứng cứu khẩn cấp, hệ thống các công việc được phép làm, kế hoạch khuyến khích khen thưởng…

- Kiểm tra công trường thường xuyên để xác định tình trạng công việc và việc áp dụng theo các yêu cầu HSE để làm gương về việc ý thức HSE chủ động và rõ ràng.

- Chỉ đạo cho CHT/CT và quản lý HSE công trường thực hiện nhiệm vụ và vai trò của họ. Thiết lập và chỉ đạo đội kiểm tra tai nạn khi có tai nạn xảy ra. Liên hệ hàng ngày các vấn đề ban hành HSE cho người đại diện chủ đầu tư ở công trường.

(2) Chỉ huy trưởng công trường

- Chỉ huy trưởng công trường sẽ đảm bảo công việc thực hiện thường xuyên, an toàn trong chừng mực môi trường lành mạnh

- Vai trò và nhiệm vụ của CHT/CT:

- Lập kế hoạch và sắp xếp công việc đảm bảo không xảy ra mâu thuẫn giữa các nhà thầu phụ Hướng dẫn, kỷ luật các giám sát trong việc đảm bảo thực hiện vai trò và trách nhiệm của họ về HSE.

- Tổ chức các cuộc hộp hàng tuần với các chủ đề về HSE.

- Hướng dẫn cho các nhà thầu phụ xác định được các mối nguy hiểm liên quan trong suốt quá trình làm việc ở công trường.

- Đảm bảo các quy trình thực hiện công việc được cung cấp cho tất cả công việc và kết hợp chặt chẽ đầy đủ với quy trình HSE.

- Kiểm tra công trường thường xuyên để xác định tình trạng công việc và việc áp dụng theo các yêu cầu HSE

- Đẩy mạnh việc dọn dẹp vệ sinh và việc vứt bỏ rác thải đạt tiêu chuẩn cao nhất. Báo cáo với GĐDA bất kỳ các vấn đề về HSE cần quan tâm đến.

(3) Quản lý HSE công trường

Quản lý HSE sẽ giúp CHT/CT và GĐDA về các vấn đề HSE trong việc đẩy mạnh các chương trình HSE và đảm bảo các yêu cầu HSE được thỏa mãn. Quản lý HSE chịu trách nhiệm giám sát và quản lý việc tiên phong thực hiện các chương trình HSE cho toàn bộ dự án để cung cấp cho việc giúp nhận ra, đánh giá và sau đó là loại bỏ hoặc kiểm soát các điều kiện và công việc nguy hiểm.

Vai trò và trách nhiệm của quản lý HSE tại công trường:

- Thực hiện sơ đồ tổ chức HSE công trường, phân công người kiểm tra HSE công trường và vạch rõ trách nhiệm và vai trò của họ

- Thực hiện hệ thống HSE, quy trình và thủ tục các chương trình HSE bao gồm chương trình huấn luyện HSE, chương trình thanh kiểm tra, v.v…

- Lập ra hệ thống công việc được phép thi công, trong giai đoạn trước khi và ngay khi thi công.

- Tổ chức các hoạt động phòng chống cháy nổ.

- Tổ chức và kiểm tra thường xuyên các quy trình ứng cứu khẩn cấp.

- Thực hiện hệ thống đo lường kiểm soát môi trường để bảo vệ môi trường. Tư vấn cho CHT/CT các vấn đề HSE.

- Hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn.

- Kiểm tra công trường hàng ngày và và kiểm tra các hoạt động của nhà thầu phụ để xem xét họ có thực hiện các nội quy HSE.

- Tổ chức các cuộc họp HSE hàng tuần cùng với nhân viên an toàn và quản lý của các nhà thầu chính và phụ.

- Báo cáo các chủ đề và hoạt động chính về HSE với chỉ huy trưởng và các báo cáo HSE hàng tháng cho chỉ huy trưởng.

- Nộp các báo cáo tai nạn cho Chủ đầu tư và Cơ quan quản lý lao động địa phương.

- Đánh giá một cách liên tục điều kiện làm việc và thực hiện công việc an toàn.

- Giám sát nhận thức của mọi người và cung cấp thông tin huấn luyện làm việc an toàn hàng ngày trên các HSE ban hành bởi quản lý HSE công trường.

Kiểm tra, giám sát HSE có trách nhiệm đảm bảo thi hành công việc an toàn và thực hiện các máy móc thiết bị nghiêm ngặt ở những nơi được chỉ định.

- Tuần tra công trường thường xuyên khi có thể, kiểm tra điều kiện làm việc và các hoạt động hiện thời.

- Tư vấn cho CHT/CT về các điều kiện làm việc không an toàn hoặc chỉ ra các vi phạm và hoạt động yếu kém không an toàn.

- Báo cáo an toàn hàng ngày cho chỉ huy trưởng công trường các vấn đề HSE.

(4) Giám sát HSE của thầu phụ.

(5) Nhân viên giám sát HSE của thầu phụ chịu trách nhiệm duy trì an toàn tại công trường hàng ngày. Nhiệm vụ bao gồm:

- Lập kế hoạch, hướng dẫn và huấn luyện an toàn.

- Họp an toàn.

- Giám sát và kiểm tra.

2.2. Quản lý thầu phụ:

Để duy trì mối liên hệ chặt chẽ với nhà thầu phụ, nhà thầu chính sẽ tổ chức các cuộc họp HSE, các buổi huấn luyện HSE theo các phần sau.

2.2.1. Trách nhiệm của cấp quản lý:

Quản lý hay đội trưởng thầu phụ chịu hoàn toàn trách nhiệm đảm bảo việc quản lý và thực hiện HSE theo chức danh công việc khu vực được phân công.

Vai trò và trách nhiệm chính của người quản lý nhà thầu phụ:

- Trình sơ đồ tổ chức và kế hoạch quản lý HSE cho nhà thầu Hòa Bình xem xét.

- Tham gia các cuộc họp HSE công trường thường trực và các cuộc họp HSE hàng tuần, và thông báo cho cấp dưới các vấn đề quan trọng được thảo luận trong cuôc họp.

- Tham gia các khóa huấn luyện an toàn được tổ chức bởi Trưởng ban An toàn . - Cung cấp thông tin về vật tư thiết bị mới và được bảo trì tốt để sử dụng cho thi công.

- Cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân cho tất cả công nhân và bắt buộc họ mang và sử dụng nó trong suốt thới gian làm việc.

- Chỉ định số lượng giám sát đủ và thạo việc, nhân công và công nhân làm việc theo các nội quy công trường và thực hiện theo các quy trình.

- Chỉ định đủ số lượng nhân viên an toàn để thực hiện chương trình HSE.

- Chuẩn bị quy trình phổ biến thực hiện công việc về các mối nguy hiểm và các công việc rủi ro.

2.2.2. Trách nhiệm của nhà thầu phụ:

Nhân lực của thầu phụ bao gồm các lao động và công nhân sẽ thực hiện vai trò và trách nhiệm của họ về các nội quy HSE theo từng hạng mục công việc và vị trí của họ.

Vai trò và nhiệm vụ chính của các nhà thầu phụ là:

- Hợp nhất các hướng dẫn an toàn theo thứ tự hàng ngày.

- Ngăn ngừa cho công nhân phòng trách các rủi ro.

- Đảm bảo tất cả công nhân hiểu rỏ các nội quy HSE và tiêu chuẩn công việc.

- Khiển trách những người có nhận thức sai lệch về việc thực hiện trách nhiệm vai trò của họ.

- Báo cáo một cách nhanh chóng với các giám sát tất cả sai sót ở các thiết bị máy móc.

- Đảm bảo nhận thức nghiêm túc các thủ tục và kế hoạch HSE.

- Đảm bảo việc phân công nhiệm vụ cho công nhân phù hợp với khả năng và năng lực của họ.

- Đảm bảo tất cả các công việc cần thiết được làm tại công trường.

- Hướng dẫn các cuộc họp “Nói về giảm rủi ro, phân tích trách nhiệm an toàn” với các đội.

- Đảm bảo trang bị các phương tiện bảo hộ lao động.

Vai trò và trách nhiệm của công nhân:

- Nhận thức về trách nhiệm của mọi người về HSE.

- Tham gia các khóa huấn luyện thực hiện HSE trước khi bắt đầu công việc, và bất kỳ các khóa huấn luyện chuyên biệt theo yêu cầu của dự án.

- Thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của giám sát và nhân viên an toàn.

- Tham gia các buổi huấn luyện về “Nói về giảm rủi ro, phân tích trách nhiệm an toàn” được tổ chức mỗi buổi sáng.

- Mặc quần áo, trang thiết bị bảo hộ lao động, các thiết bị và dụng cụ cầm tay an toàn. Luôn luôn giữ môi trường làm việc ngăn nắp gọn gàng.

Một phần của tài liệu KE HOACH CHAT LUONG (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(241 trang)
w