HUẤN LUYỆN, HỌP VÀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HSE

Một phần của tài liệu KE HOACH CHAT LUONG (Trang 90 - 118)

3.1. Huấn luyện và cấp chứng chỉ:

Huấn luyện HSE bao gồm 8 phần sẽ được thực hiện ở công trường:

(1) Huấn luyện giới thiệu HSE cho người công nhân.

(2) Huấn luyện HSE cho CHT/CT và Giám sát.

(3) Huấn luyện HSE về hóa chất độc hại.

(4) Nói về giảm rủi ro, phân tích trách nhiệm an toàn.

(5) Huấn luyện hành động dựa trên an toàn.

(6) Các khóa học bồi dưỡng huấn luyện HSE.

(7) Huấn luyện sơ cấp cứu, di tản, cứu hỏa.

(8) Huấn luyện 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng).

CHT/CT và quản lý HSE thành lập chương trình huấn luyện HSE và hướng dẫn các khóa học khác cho quản lý an toàn của các nhà thầu phụ.

Các buổi huấn luyện sẽ được lưu giữ tại văn phòng HSE đến toàn bộ tiến trình thi công.

3.2. Huấn luyện an toàn cho công nhân mới vào làm việc:

Bắt buộc tất cả giám sát và công nhân của các nhà thầu tham gia khóa huấn luyện HSE khi bắt đầu vào làm việc. Không tham gia khóa học này, họ sẽ không nhận được thẻ ID vào công trường làm việc.

Trước khi huấn luyện HSE, tất cả công nhân sẽ nộp “Thông tin cá nhân” theo mẫu được thiết kế như: Họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, số CMND, địa chỉ liên lạc, tình trạng sức khỏe, kinh nghiệm …

Buổi huấn luyện bao gồm, nhưng không hạn chế theo các mục sau:

(1) Sự định hướng chung.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của HSE và trách nhiệm của mọi cá nhân.

Sự định hướng về mặt bằng tổng thể công trường và môi trường làm việc.

Nội quy làm việc (giờ làm việc, công việc tăng ca, ngày nghỉ, phương tiện vận chuyển, cấm

hút thuốc không đúng nơi quy định, cờ bạc, rượu chè…).

Nội quy công trường bao gồm kiểm soát cổng ra vào, nội quy đi lại trong công trường.

Các hành động trong trường hợp ứng cứu khẩn cấp (Phát thảo quy trình ứng cứu khẩn cấp).

Hệ thống các công việc được phép làm.

Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

Nhận diện có nguy cơ về tai nạn và biện pháp phòng ngừa. Nhấn mạnh tầm quan trọng của kho bãi.

(2) Hướng dẫn các hạng mục công việc cá nhân:

Hướng dẫn riêng lẽ cho từng công nhân thực hiện các hạng mục công việc theo mô tả bên dưới:

 Làm việc trên cao (ngăn chặn té ngã).

Mâm dàn giáo an toàn làm việc, tay vịn, bảo vệ các khu vực xung quanh, giàn giáo, sử dụng một cách chắc chắn an toàn…

 Môi trường làm việc nóng (ngăn chặn lửa và các tai nạn cháy nổ).

Công việc hàn cắt, hàn điện, bình gió đá, sử dụng bình cứu hỏa…

 Công tác nâng, hạ cẩu và hoạt động cẩu tháp.

Bằng cấp, chứng chỉ hành nghề của lái cẩu, phương thức hoạt động an toàn, sử dụng dầm công xôn, kiểm tra và duy trì thiết bị, tín hiệu, treo móc, thiết bị an toàn.

 Thiết bị và máy móc.

Thực hiện các thao tác an toàn, chứng chỉ hành nghề, bảo trì và kiểm tra, tốc độ giới hạn….

 Công tác điện:

Thực hiện công việc an toàn, cách điện, tiếp đất, cầu chì, hàn điện, sử dụng các dụng cụ an toàn, cách nhiệt, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân….

 Làm việc trong không gian bị giới hạn.

Hệ thống công việc được cho phép, đo đạc, kiểm tra trước khi thực hiện công việc, kiểm soát lối vào, thông thoáng, phương tiện hô hấp, hệ thống di tản…

 Nắm bắt các chất độc hại.

Dữ liệu về các vật liệu an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên biệt, quá trình quản lý chất thải…

3.3. Huấn luyện HSE cho quản lý và giám sát:

Cùng với việc huấn luyện cho người mới vào làm.

Vai trò và trách niệm riêng biệt cho việc quản lý HSE:

- Nắm bắt nhận thức HSE.

- Hoạt động an toàn thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng).

- Các cuộc họp ban HSE.

- Huấn luyện áp dụng các nội quy an toàn.

- Thực hiện an toàn.

- Báo cáo tai nạn.

- Hậu quả các hành động không an toàn và tai nạn, sức khỏe công nhân.

3.4. Huấn luyện HSE cho những việc đặc biệt nguy hiểm Huấn luyện chuyên biệt sẽ được đưa ra bởi những người thạo việc.

- Nắm vững các kho chất độc hại.

- Làm việc ở dưới hoặc trên cao.

- Làm việc ở môi trường nóng.

- Làm việc ở hố sâu nguy hiểm.

- Làm việc ở môi trường giới hạn, chật hẹp.

- Hoạt động nâng cẩu, quay cẩu.

- Lắp ráp và tháo dỡ giàn giáo.

- An toàn điện (công nhân có bằng cấp về điện)

3.5. Huấn luyện về giảm nguy cơ rủi ro, phân tích nhiệm vụ an toàn.

Chương trình được thiết kế để huấn luyện cho Giám sát, cai lao động trong việc phân tích thực hiện nhiệm vụ, xác định các tai nạn và liên hệ với các đội nhóm lao động để làm việc an toàn.

3.6. Huấn luyện những nguyên tác cơ bản trong an toàn.

Chương trình huấn luyện nhận thức an toàn là sự tiếp cận ngăn ngừa tai nạn để đạt được các thao tác làm việc an toàn liên tục. Xem xét nhận thức của công nhân và thông tin phản hồi về các rắc rối và khó khăn của họ trong việc chấp hành theo các quy trình làm việc an toàn.

3.7. Huấn luyện bồi dưỡng HSE.

Tất cả công nhân tham gia lớp bồi dưỡng về HSE để duy trì nâng cao nhận thức HSE.

3.8. Huấn luyện sơ cấp cứu và sơ tán hỏa hoạn.

Huấn luyện sơ cấp cứu và PCCC cho tất cả Giám sát, an toàn viên cũng như tất cả những người tình nguyện tham gia đội ứng cứu khẩn cấp.

Tập luyện ứng cứu khẩn cấp sẽ được hướng dẫn định kỳ cho tất cả công nhân và đội ứng cứu 3.9. Huấn luyện nhiệm vụ.

Huấn luyện nhiệm vụ chuyên biệt cho tất cả nhân viên trên công trường khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Buổi huấn luyện sẽ bao gồm tất cả nội quy về trách nhiệm hoặc hướng dẫn về các nguy cơ mới tại công trường (giấy phép làm việc, lối đi lại bị hạn chế…).

4. KIỂM KÊ SỔ SÁCH VÀ KIỂM TRA HSE:

4.1. Kiểm tra HSE.

Kiểm tra an toàn bao gồm việc kiểm tra chung và theo kế hoạch như mô tả của chương trình hoạt động HSE ở công trường được đính kèm.

Suốt quá trình kiểm tra, đặc biệt chú ý phát hiện bất kỳ hoạt động nào không an toàn và độc hại, điều kiện làm việc nguy hiểm, các vấn đề vệ sinh, sức khỏe, môi trường và an ninh.

Bất kỳ tình huống hoặc thao tác nghĩ rằng không an toàn và không đạt tiêu chuẩn thì cần thông báo cho những người liên quan. Chi tiết cuộc điều tra không thoải mái và hướng dẫn thi công đúng phương pháp được báo cáo đến BCH/CT.

Nếu có nguy hiểm nào thiệt hại về người và của, phải ngừng thi công ngay lập tức, hoặc các thiết bị máy móc bị cấm sử dụng cho đến khi các sai sót được sửa chữa.

4.2

. Kiểm tra máy móc thiết bị.

Các thiết bị máy móc, dụng cụ cầm tay sẽ được kiểm tra bởi thợ máy hoặc thợ điện rành nghề một cách định kỳ theo các quy trình được áp dụng, và thực hiện theo các các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc gia, để xác định điều kiện làm việc an toàn.

Tem kiểm định sẽ được gắn trên các máy móc được cho phép sử dụng, và chi tiết đăng ký của giấy kiểm định được giữ và cập nhật ở ban HSE.

Người sử dụng hoặc người hoạt động thực hiện kiểm tra hàng ngày bằng bảng checklists theo chi tiết trong “quy trình kiểm tra thiết bị” trước khi dụng cụ cầm tay hoặc thiết bị thi công được sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng checklist kiểm tra hằng ngày được cấp cho người sử dụng hoặc người thi công trước khi bắt đầu làm việc.

Quản lý HSE công trường sẽ chuẩn bị các form mẫu cho mỗi loại thiết bị thi công để lưu lại kết quả kiểm tra, bất kỳ điều kiện không đạt tiêu chuẩn nào và bảo trì hoặc sửa chữa.

Kiểm tra các thiết bị thi công theo nội quy và tiêu chuẩn, nhà cung cấp thiết bị thi công sẽ sắp xếp người chuyên trách kiểm tra theo từng loại và công suất của thiết bị thi công.

Giấy chứng nhận của máy móc thi công sẽ được cấp bởi người kiểm tra trên và nộp cho ban HSE xem xét và lưu trữ.

4.3. Đo lường và hướng dẫn HSE.

Mục đích của việc hướng dẫn kiểm tra công trường là để xác định việc quản lý và hoạt động HSE của dự án cùng với các yêu cầu HSE để nâng cao nhận thức HSE của mọi người tại công trường.

Việc hướng dẫn nội bộ cho các nhà thầu sẽ tổng quát hoặc riêng biệt về AT&MT.

Hòa Bình sẽ giám sát thường xuyên các thông báo về an toàn để kiểm soát việc thực hiện theo đúng nội quy quy định và các yêu cầu của dự án đề ra.

Kết quả của việc giám sát này sẽ được báo cáo trong bảng báo cáo HSE hàng tháng.

4.4. Giám sát việc ứng xử an toàn.

An toàn viên và các công nhân được lựa chọn sẽ được huấn luyện việc quan sát và sau đó sẽ giám sát hàng ngày để báo cáo các tình huống an toàn hoặc không an toàn về thái độ của các đội thi công đối với việc tuân thủ các nội quy an toàn.

Kết quả của việc giám sát này sẽ được củng cố, phân tích và thảo luận trong các cuộc họp HSE hàng tuần để đạt mục tiêu.

4.5. Chú ý các điều kiện và thao tác không an toàn.

Khi các thao tác điều kiện làm việc không an toàn hoặc các thiết bị không đạt tiêu chuẩn được phát hiện thì không được bỏ qua các tình huống đó. Người phát hiện nên có hành động xử

lý, cảnh cáo ngay lập tức đến những người công nhân, cai lao động và giám sát biết đồng thời ghi nhận lại tình huống trên.

Nhận ra những mối nguy, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản các công việc liên quan sẽ ngừng thi công ngay lập tức và cấm sử dụng các máy móc thiết bị thi công cho đến khi các sai sót được kiểm soát.

Việc ngừng thi công hoặc cấm sử dụng thiết bị sẽ được báo các bằng các form mẫu liên quan được ban hành bởi chỉ huy trưởng và quản lý HSE công trường.

Quản lý của thầu phụ hoặc những người đại diện HSE sẽ hướng dẫn cho cấp dưới sửa chữa lại các hư hỏng ngay lập tức và sẽ báo cáo nhanh đến quản lý HSE công trường.

Việc báo cáo về các hành động sửa chữa an toàn sẽ được lưu trữ lại trong suốt quá trình thi

công.

Các tình huống không an toàn, không đạt tiêu chuẩn sẽ được họp phân tích và cân nhắc tại các cuộc họp HSE bởi những người có liên quan để ngăn chặn các sai sót tái diễn.

Việc giám sát chính trong suốt quá trình kiểm tra HSE nên được phát triển, thay đổi hoặc cải thiện kế hoạch, quy trình làm việc, các nội quy và quy trình HSE.

4.6. Hệ thống thẻ an toàn.

Quản lý HSE công trường sẽ thiết lập hệ thống thẻ an toàn cho các thiết bị thi công như giàn giáo, thiết bị nâng, dụng cụ nâng, dụng cụ điện và dụng cụ cầm tay để gắn thẻ cho phép sử dụng trước khi dùng

Sau kiểm tra, người kiểm tra sẽ gắn thẻ xanh cho các thiết bị được phép sử dụng.

Ngày được sử dụng, ngày kiểm tra, chữ ký người kiểm tra và bất kỳ thông tin quan trọng sẽ được ghi vào sổ thiết bị thi công, được lưu giữ ở văn phòng ban an toàn.

Ví dụ: Thẻ giàn giáo

Khi máy móc thiết bị thi công có hư hỏng gì, hoặc thiết bị bị trục trặc trong quá trình kiểm tra, sẽ gắn thẻ đỏ lên thiết bị hư hỏng đó để không được phép sử dụng và biết lý do vì sao không được sử dụng.

Nhà thầu sẽ sửa chữa thay thế các thiết bị máy móc hoặc các bộ phận liên quan bị hư hỏng. Về sau, các nhà thầu phụ sẽ liên hệ với người kiểm tra để kiểm tra lại các thiết bị hư hỏng đó.

4.7. Các phương tiện Bảo hộ lao động.

An toàn khi sử dụng dụng cụ BHLĐ:

Trang bị thích hợp với công việc.

Phương tiện BHLĐ phải vừa vặn

và trong tình trạng sử dụng tốt.

Bảo quản kỹ lưỡng khi sử dụng xong.

TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Y phục:

Áo bảo hộ lao động tay dài có cổ, quần dài.

Y phục màu sắc phải sáng, dễ thấy (Áo phản quang).

Giày:

Mũi thép.

Ủng cao su có mũi thép.

Bảo vệ đầu:

Phải đội mũ an toàn trong công trường trừ khi trong văn phòng, trong những khu vực nghỉ ngơi, ăn uống hay trong buồng lái của xe.

Không được phép đội bất kỳ các loại nón khác thay thế nón bảo hộ lao động.

Nón phải có quai khi làm việc trên cao.

Tất cả mọi người phải đội nón an toàn trong công trường, không ngoại trừ công việc nào.

Bảo vệ mắt:

Công nhân phải đeo kính an toàn trong suốt thời gian làm việc – kể cả khi làm công việc giám sát hay kiểm tra.

Tất cả mọi người phải đeo kính an toàn trong công trường, không ngoại trừ công việc nào.

Bảo vệ toàn bộ khuôn mặt cho công việc có nguy cơ tổn thương do tia lửa, bụi, chất lỏng nguy hiểm hoặc axít và bức xạ có hại cho sức khỏe.

Ví dụ: Hàn/Cắt, hàn/cắt gió đá, đục bêtông…

Bảo vệ tay:

Găng tay bảo vệ khi làm việc bốc dỡ hàng, tiếp xúc với

các vật liệu có tính ăn mòn hay độc hại,

thô ráp và/ hoặc sắc bén, thiết bị điện sống…sử dụng các công cụ hàn, mài, cắt…

Làm việc trên cao/phòng chống ngã cao:

Tất cả những người làm việc trên cao 2m trở lên bắt buộc phải mang dây an toàn.

Bảo vệ hô hấp:

Bảo vệ hô hấp và mặt nạ cho bụi bẩn, và các khí và hơi xông lên gây hại cho sức khỏe của người lao động.

Bảo vệ thính giác:

Sử dụng nút hoặc đồ chụp lỗ tai khi làm việc ở khu vực có độ ồn lớn hơn 85dbA, đặc biệt khi đóng cọc và đục bê tông.

4.8. Các loại biển báo.

5. QUY TRÌNH AN TOÀN:

Thi công bao gồm tất cả công việc trên công trình từ khi bắt đầu và đến khi kết thúc việc xây dựng, bảo trì và phá dỡ. Các công việc như thế được nhận biết một cách tổng thể khi có nguy hiểm và nhiều nước có các quy chế chi tiết về hình phạt công nghiệp liên quan đặc biệt. Tổ chức lao động thế giới đã lập ra tiêu chuẩn quốc tế về nội quy an toàn trên lĩnh vực công nghiệp xây dựng và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5308:1991 “Bộ luật thi hành kỹ thuật an toàn xây dựng”

Quản lý dự án và quản lý HSE thiết lập HSE công trường, tổ chức An Toàn, và các chương trình An Toàn để nâng cao ý thức HSE của mọi người và cải thiện văn hóa HSE của họ. Các mục tiêu HSE hàng tháng và chỉ tiêu được thành lập phản ánh tiến độ xây dựng.

5.1. An toàn khi làm việc trong hố khoan.

5.1.1. Các yêu tố nguy hiểm khi làm việc trong hố khoan:

- Nguy cơ ngạt, ngộ độc trong hố khoan.

- Nguy cơ bị điện giật.

5.1.2. Các quy tắc và biện pháp an toàn:

- Chỉ những người đã được huấn luyện phương pháp làm việc an toàn và có sức khỏe tốt, mới được làm việc trong hố khoan.

- Trước khi xuống hố khoan công nhân phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động.

- Lúc đầu, tuyệt đối cấm nhiều người cùng xuống một lúc, phải chờ người xuống đầu tiên an toàn mới cho người sau tiếp tục xuống. Người xuống trước phải buộc dây bảo hiểm vào người, một đầu dây do công nhân phía trên giữ.

- Trong quá trình bơm cạn nước ngầm, tuyệt đối không có công nhân làm việc dưới hố khoan.

- Phải đủ ánh sáng và nồng độ oxy làm việc trong hố khoan.

- Phân công người trực cảnh giới trên miệng hố khoan để sẵn sàng cấp cứu, khi thấy người dưới bị ngạt phải báo động và kéo dây lên ngay. Trường hợp người bên dưới bị điện giật, người cảnh giới phải cắt điện ngay rồi mới kéo dây lên.

5.2. An toàn trong công tác nền móng.

5.2.1. Các yêu tố nguy hiểm khi làm việc trong hố móng:

- Nguy cơ ngộ độc, cháy nổ: do hơi khí độc hại, cháy nổ tích tụ trong hố móng.

- Nguy cơ sập thành hố móng: do ta-luy hố móng không ổn định hoặc công tác chắn đất không tốt.

- Nguy cơ điện giật: do tiếp xúc nguồn điện chiếu sáng hoặc nguồn điện công cụ máy móc.

5.2.2. Các quy tắc và biện pháp an toàn:

- Phải bố trí những lối lên xuống dễ dàng trong hố móng.

- Nếu không có lối thoát nước ở đáy hố móng thì trong quá trình bơm cạn nước ngầm, tuyệt đối không có công nhân làm việc dưới hố móng.

- Khi gặp thời tiết xấu (mưa, bão) thì phải ngừng thi công và cho công nhân nhanh chóng rời hố móng.

- Trên miệng hố móng phải có hàng rào bảo vệ xung quanh và các biển báo hố sâu.

- Các thiết bị điện phải được kê, treo cao hơn đáy hố móng tối thiểu 0,5m để tránh chạm điện do nước ngầm dưới đáy hố móng.

5.3. An toàn khi làm việc trên cao.

5.3.1. Các yêu tố nguy hiểm khi làm việc trên cao:

- Ngã cao khi làm việc trên mái do bị bể tole nhựa, tole firô-xi măng cũ khi di chuyển trực tiếp trên chúng.

Một phần của tài liệu KE HOACH CHAT LUONG (Trang 90 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(241 trang)
w