1. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG THI CÔNG XÂY DỰNG:
1.1. Mục tiêu:
Chất lượng công trình được yêu cầu càng cao thì các yêu cầu đặc ra trong công tác quản lý môi trường hay vệ sinh môi trường, an toàn lao động là rất quan trọng. Trong quản lý thi công xây dựng, chúng tôi luôn kết hợp các biện pháp thi công với công tác đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Đối với công tác quản lý thi công xây dựng công trình, chúng tôi sẽ tập trung vào các vấn đề môi trường sau:
- Các nguồn phát sinh chất thải trong thi công và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Giữ gìn mỹ quan khu vực thi công và khu vực lân cận.
- An toàn giao thông trong thi công xây dựng.
- An toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân.
1.2. Hiện trạng khu vực thi công:
- Việc xây dựng công trình không xâm phạm đến các hệ sinh thái tự nhiên.
- Mặt bằng thi công trống trải, có hệ thống mương thóat nước nội bộ nối liền với hệ thống thoát nước đường giao thông hiện hữu, do đó thuận tiện cho việc thoát nước mặt. Vì vậy, việc xây dựng công trình này không tác động lớn đến môi trường và khu dân cư lân cận.
1.3. Đặc thù của công tác quản lý môi trường:
- Quản lý môi trường là hoạt động mang tính chất trách nhiệm có ý thức của con người.
- Quản lý môi trường là hoạt động mang tính liên tục theo thời gian và theo không gian.
- Quản lý môi trường là trách nhiệm của mọi người/ bộ phận có quan hệ ràng buộc lẫn nhau (Có tổ chức).
- Quản lý môi trường nhằm đạt được những mục đích cơ bản là bảo vệ môi trường, thỏa mãn yêu cầu của các cơ quan pháp lý, đảm bảo mỹ quan khu vực thi công và mang lại uy tín cho công ty.
1.4. Mối tương quan giữa môi trường và các hoạt động thi công:
- Là công tác có mối tương quan và phụ thuộc vào kế hoạch chất lượng công trình.
- Là công tác được thực hiện và đan xen trong các biện pháp thi công đặc biệt là công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
2.1. Các nguồn phát sinh chất thải trong thi công:
2.1.1. Các nguồn phát sinh và phân loại chất thải trong thi công xây dựng:
2.1.2. Bảng tóm tắt các tác nhân ô nhiễm:
Hạng mục Thông số Tác động đến môi trường
Ép cọc Bùn đất, tiếng ồn, nước
vệ sinh thiết bị
- Đất đào đưa ra ngoài dùng cho các mục đích sang lấp.
- Nước thải lẩn tạp mang theo cát khả năng gây tắc ngẳn công, sông rạch
Đào đất Đất đá, sắt, Nước rỉ,
Nước vệ sinh
Gia công thép – cốt pha Bụi vô cơ, tiếng ồn Gây ô nhiễm không khí khu vực lân cận
Bê tông Ồn, nước thải chứa tạp
chất
Gây ồn, Nước thải có tạp chất dễ gây ô nhiễm sông rạch.
Sơn nước, sơn chống rỉ và sơn dầu
Bụi, Hơi dung môi hữu cơ
Gây ô nhiễm không khí trong công trường Đập phá – tháo dỡ Bụi vô cơ, tiếng ồn, Xà
bần, kim loại phế liệu…
Gây ồn Cơ khí: Vì kèo, vách,
hộp đèn, lan can, tay vịn
…
Bụi vô cơ, tiếng ồn, kim loại phế liệu
Gây ô nhiễm không khí khu dân cư Xây tô, ốp lát Xà bần, nước vệ sinh… Không ảnh hưởng lớn đến môi trường Sinh hoạt công nhân Chất thải sinh hoạt Chất thải được phân loại và thu gom thích
hợp.
Tập trung một lượng lớn công nhân sẽ ảnh hưởng đến khu dân cư.
Các hoạt động văn phòng Giấy, mực in và chất thải sinh hoạt
2.2. Biện pháp giảm thiểu trong thi công:
- Ban An toàn và vệ sinh môi trường lao động kết hợp với CHT/CT và các đơn vị liên quan có biện pháp quản lý, thu gom phế thải, Xây dựng các công trình tạm (Khu vệ sinh tạm) cho công nhân xây dựng. Và có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên mình có kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng đến nơi quy định.
- Các công tác thi công: Sẽ có kế hoạch triển khai dứt điểm các hạng mục xây dựng với phương châm: “Làm đến đâu thu dọn vệ sinh ngay tại đó.”
Các hoạt động thi công xây dựng
Các công tác thi công Hoạt động vệ sinh phương tiện – thiết bị và
thành phẩm
Các hoạt động
quản lý xây dựng Các hoạt động sinh hoạt của người lao động
Chất thải
Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn
Nước thải Bùn, đất trong
cống/ bể Bụi Tiếng ồn Hơi dung môi
hữu cơ Đất đào Xà bần Kim loại,
nhưa Rác thải sinh hoạt
2.2.1. Chất thải rắn:
- Ban An toàn và vệ sinh môi trường lao động kết hợp với CHT/CT liên hệ Cty Môi trường đô thị Thành phố để thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Thực hiện chương trình Phân loại chất thải tại nguồn và có các hình thức xử lý phù hợp như sau:
HẠNG MỤC LOẠI CHẤT THẢI HÌNH THỨC XỬ LÝ
Nguyên vật liệu, phụ kiện và thiết bị cung cấp lắp đặt hoàn thiện
Bao bì, vỏ - thùng chứa nhiên liệu thi công: Sơn, bao xi, Bao bì thiết bị…
- Bố trí và sắp xếp kho bãi hợp lý ( Đảm bảo các yêu cầu bảo quản vật tư, phòng chống cháy nổ )
- Tận dụng vỏ thùng phi nhựa làm thùng chứa.
- Các loại rác không sử dụng được gom về điểm tập kết rác trong công trường và phối hợp với đội gom rác của khu vực để đưa đi xử lý
Công tác đất Đất đào Mang ra ngoài công trường sử dụng cho mục
đích san lấp Công tác hoàn
thiện
Xà bần: Gạch vỡ, Vữa hồ dư, cát thừa, Bụi sơn (Xả bột) … Công tác cơ khí
xây dựng
Kim loại: Sắt vụn do cắt theo quy cách, không tận dụng được, xương thạch cao thừa…
Xuất về kho hoặc bán phế liệu
Công tác quản lý
Chất thải văn phòng: Giấy, bình mực in, linh kiện máy vi tính, …
Giấy sẽ tận dụng giấy một mặt A4 và A3.
Giấy bỏ bình mực in và các linh kiện máy tính hư sẽ thu gom trả về công ty hoặc bán phế liệu
Sinh hoạt của công nhân viên
Chất thải sinh hoạt: Bao nilông, vỏ hộp cơm nước uống …
Gom về điểm tập kết rác trong công trường và phối hợp với đội gom rác của khu vực để đưa đi xử lý
2.2.2. Nước thải:
Nguồn phát sinh nước thải
HẠNG MỤC NGUỒN PHÁT SINH
Công tác đất Nước ngầm tại khu vực thi công.
Nước mưa ứ đọng trong các hố đào.
Nước thải do vệ sinh thiết bị.
Công tác cốt pha, cốt thép, bêtông
Xây tô hoàn thiện
Nước thải từ việc chứa đất và bụi từ việc vệ sinh cốt pha thép trước khi đổ bê tông.
Nước tưới lên bề mặt bê tông trong công tác bảo dưỡng.
Nước thừa trong cắt gạch trộn hồ và cát.
Nước thải vệ sinh xe và thiết bị thi công…
Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh ra trong các hoạt động vệ sinh của công nhân.
Khác Nước triều cường sẽ được bơm và đưa ra khỏi khu vực thi công.
Bể thu kết hợp lắng Sludge tank Nước thải bên trong
Internal drainge
Phương thức xử lý nước thải
Hình ảnh: Sơ đồ xử lý nước thải tại công trình
- Nước thải bên trong công trình: Nước thải sinh ra từ các hoạt động thi công xây dựng được tự chảy hoặc dùng máy bơm di động bơm nước từ các hố móng vào bể thu. Chúng tôi xây dựng hố ga và các mương thoát nước theo sơ đồ thoát nước.
- Bể thu kết hợp lắng: Bố trí 2 bể thu nằm gần cổng, trên có đặt khung thép để chắn rác kết hợp rửa xe. Nước được thu gom vào bể sẽ có thời gian lưu nước để có thể lắng cát và các tạp chất. Đặt một máy bơm cố định để bơm nước đến bể thăm. Bể còn có nhiệm vụ điều hòa nước cho máy bơm.
BUỉN NƯỚC
MÁY BƠM
Hình ảnh: Bể thu kết hợp lắng
- Bể thăm: Nước được đưa từ bể thu đến tại đây sẽ được kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới thải ra hệ thống cống rãnh bên ngoài.
- Hệ thống thoát nước bên ngoài: Hồ cá trước công trình, nước thải ra sẽ không ảnh hưởng lớn đến sinh thái của hồ.
- Nước thải sinh hoạt: Sinh ra từ các khu vệ sinh tập trung của công nhân và khối văn phòng sẽ được chảy vào bể tự hoại. Công trình xây dựng các bể tự hoại bên dưới các toilet tạm và khu vệ sinh chung của công nhân.
Bể thăm/ Hố ga Manhole Hệ thống thoát nước bên ngoài
Outernal drainge
2.2.3. Ô nhiễm không khí:
HẠNG MỤC NGUỒN PHÁT SINH HÌNH THỨC XỬ LÝ
Công tác đất – Đập đầu
cọc Tiếng ồn của động cơ và va đập của
thiết bị với bê tông hiện hữu - Tường rào bảo vệ và bạt bao che: Có nhiệm vụ bao che và giảm ồn.
- Lưới an toàn, phun nước và Máy hút bụi công nghiệp.
- Sử dụng nhiên liệu sạch.
- Đặt thiết bị nơi thông thoáng, có công nhân bảo trì thường xuyên nhằm giảm khói thải.
Công tác cốp pha, cốt thép, bêtông, Xây tô hoàn thiện
Tiếng ồn của động cơ, các thao tác gia công thép và cốt pha
Công tác sơn nước
Bụi do xả bột trét, Hơi dung môi hưu cơ trong sơn
3. GIỮ GÌN MỸ QUAN KHU VỰC THI CÔNG VÀ KHU DÂN CƯ LÂN CẬN:
- Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng dễ gây bụi và làm bẩn môi trường phải được bọc kín, tránh rơi vãi, tránh mang bùn, bẩn trong công trường ra đường phố và hệ thống đường giao thông công cộng.
- Bảo vệ cây xanh và xung quanh công trường, việc chặt hạ phải được phép cơ quan quản lý cây xanh, việc chiếu sáng bên ngoài phải tuân theo tiêu chuẩn, các công trình vệ sinh tạm thời phải được xử lý triệt để và không gây ảnh hưởng đến môi trường lâu dài sau khi hoàn thành công trình.
- Phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ cảnh quan, giá trị thẩm mỹ, không gian kiến trúc và các yêu cầu khác cuả khu vực xung quanh trong quá trình thi công xây dựng. Tốc độ tối đa của ôtô vận chuyển vật liệu khi chạy trong công trường là 5 km/h.
- Khi xe chở nguyên vật liệu ra vào công trình có rơi vãi đất đá, bê tông… Chúng tôi sẽ có một đội công nhân làm vệ sinh. Công tác làm vệ sinh được tiến hành sau khi xe vận chuyển vật tư xong hoặc sau khi kết thúc các công việc.
Hình ảnh vệ sinh đường
Biện pháp an toàn khi đổ bêtông và bốc dỡ hàng hóa từ nhà cung ứng
- Dùng Barrier cảnh báo 2 đầu khi xe dừng bốc hàng: Barrier đặt cách hai đầu xe là 1m đối với hàng hóa bốc ngang xe hay cách sau xe là 3 m với hàng hóa từ phía sau.
- Có Giám sát an toàn hoặc bảo vệ kiểm tra khi bốc dỡ hàng.
- Có Giám sát an toàn hoặc bảo vệ phân luồng giao thông trong thi công.
Biện pháp an toàn khi đổ bêtông và lên xuống hàng hóa từ điểm tập kết đến vị trí thi công - Khi nâng, cẩu vật tư: Sẽ có công nhân phụ cẩu (được đào tạo) hoặc Giám sát an toàn kiểm soát - Khi đổ bê tông: Sẽ có các An toàn viên đặc trách phối hợp với Giám sát an toàn kiểm soát.
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CÔNG NHÂN.
- Xây dựng khu nhà ở cho công nhân hợp vệ sinh.
- Tiến hành làm hợp đồng lao động và mua bảo hiểm cho công nhân viên.
- Thiết lập mạng lưới an toàn viên: Nhân viên sơ cấp cứu, bố trí tủ thuốc công trình.
- Xây dựng khu căn tin để nghỉ ngơi và sinh hoạt của công nhân.
- Có chế độ trợ cấp thích hợp (Trợ cấp độc hại, phụ cấp đi xa…)
- Kết hợp với các công tác an toàn lao động trong thi công, các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và tuyên truyền (Tập huấn an toàn và vệ sinh môi trường) để nâng cao ý thức của công nhân.
Hình ảnh: Huấn luyện và tuyên truyền an toàn lao động và vệ sinh môi trường